2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khối lượng riêng của không khí ẩm là:
A. 4.186 kg/m3 ở 25°C, 760 mmHg
B. 1,013 kg/m3 ở 20°C, ở mực nước biến
C. 1.205 kg/m3 ở 20°C, 760 mmHg
D. 0,803 m3/kg
-
Câu 2:
Trong cùng điều kiện áp suất, khối lượng riêng của nước lớn nhất tại:
A. 0°C
B. 4°C
C. 20°C
D. 100°C
-
Câu 3:
Mục đích sử dụng biểu đồ I-d trong tính toàn thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí?
A. Biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ khí truyền qua tường
B. Tính toán nhu cầu nhiệt ẩn
C. Tính toàn nhu cầu nhiệt hiện
D. Biểu diễn các thông số vật lý của không khí ẩm
-
Câu 4:
Chỉ số hiệu quả COP tối thiểu của máy chiller xoắn ốc hoặc trục vít chạy điện giải nhiệt bằng nước có năng suất lạnh ≥ 1055 kW là:
A. 4,45
B. 4,9
C. 5,5
D. 6,0
-
Câu 5:
Chỉ số hiệu quả COP tối thiểu của máy chiller ly tâm chạy điện giải nhiệt bằng nước có năng suất lạnh ≥ 1055 kW là:
A. 5,0
B. 5,55
C. 6,1
D. 6,5
-
Câu 6:
Nhận định nào dưới đây mô tả đúng qui trình nghiệm thu đường ống gió?
A. Hệ thống các ống gió không cần phải kiểm tra trong quá trình nghiệm thu
B. Tất cả các đường ống gió cần được nghiệm thu bên trong bằng quan sát và ghi hình
C. Tất cả các ống gió cần được làm kín từng phần và thử kín theo qui định
D. Tất cả các nhận định trên
-
Câu 7:
Biện pháp phù hợp nhất để giảm tiếng ồn liên quan đến đường ống gió?
A. Các đường ống gió được lắp đặt trên các lò xo giảm chấn
B. Quạt và động cơ được lắp chặt cứng trên bệ máy bê tông
C. Quạt được nối mền với các đường ống gió
D. Tất cả biện pháp trên
-
Câu 8:
Điều gì xảy ra khi tháp giải nhiệt vận hành:
A. Không cần sử dụng năng lượng
B. Luôn sạch sẽ vì nước giải nhiệt được bơm tuần hoàn
C. Là nơi hứng nhận bụi bẩn từ không khí xung quanh
D. Là nơi lọc rửa nước giải nhiệt
-
Câu 9:
Những phòng nào sau đây không yêu cầu thông gió hút khói:
A. Các hành lang và sảnh của các nhà ở, công trình công cộng, các nhà hành chính – sinh hoạt, các nhà đa năng có chiều cao lớn hơn 28 m
B. Các hành lang của tầng hầm không có chiếu sáng tự nhiên của các nhà dân dụng khi các hành lang này thường xuyên có người
C. Các gian phòng có diện tích tới 200 m2, được trang bị các thiết bị chữa cháy tự động bằng nước hoặc bọt (trừ các gian phòng hạng A và B)
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 10:
Độ ẩm tương đối của không khí trong phòng dùng để thiết kế điều hòa không khí cho phân xưởng in nhiều màu là:
A. 50 – 55%
B. 55 – 60%
C. 60 – 65%
D. 65 – 70%
-
Câu 11:
Độ ẩm tương đối của không khí trong phòng dùng để thiết kế điều hòa không khí cho phân xưởng in thông thường là:
A. 50 – 55%
B. 55 – 60%
C. 60 – 65%
D. 65 – 70%
-
Câu 12:
Thông số tính toán của không khí trong phòng dùng để thiết kế điều hòa khôn khí về mùa đông có nhiệt độ từ 21 – 23°C, độ ẩm tương đối từ 60 – 70%, vận tốc gió từ 0,4 – 0,5 m/s tương ứng với trạng thái lao động nào dưới đây:
A. Nghỉ ngơi tĩnh tại
B. Lao động nhẹ
C. Lao động vừa
D. Lao động nặng
-
Câu 13:
Thông số tính toán của không khí trong phòng dùng để thiết kế điều hòa không khí về mùa hè có nhiệt độ từ 22 – 25°C, độ ẩm tương đối từ 60 – 70%, vận tốc gió từ 1,2 – 1,5 m/s tương ứng với trạng thái lao động nào dưới đây:
A. Nghỉ ngơi tĩnh tại
B. Lao động nhẹ
C. Lao động vừa
D. Lao động nặng
-
Câu 14:
Hai dạng nhiệt nào tham gia trong quá trình điều tiết – xử lý không khí trong công trình?
A. Nhiệt hiện và nhiệt bức xạ
B. Nhiệt hiện và nhiệt đối lưu
C. Nhiệt ẩn và nhiệt bức xạ
D. Nhiệt hiện và nhiệt ẩn
-
Câu 15:
Theo QCVN 06:2010/BXD, chiều cao nhà là khoảng cách tính từ mặt đường cho xe chữa cháy tiếp cận tới:
A. cao độ mặt sàn tầng trên cùng
B. mép dưới cửa sổ mở trên tường ngoài của tầng trên cùng (không phải là tầng kỹ thuật)
C. mép trên của tường chắn mái trên
D. mép dưới của diềm mái
-
Câu 16:
Đâu là mục tiêu được ưu tiên số 1 khi lựa chọn và áp dụng các giải pháp kết cấu, quy hoạch không gian và kỹ thuật công trình cho thiết kế nhà?
A. Hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản và kết cấu công trình
B. Không cản trở sự tiếp cận của lực lượng phương tiện chữa cháy
C. Mọi người trong nhà thoát được ra bên ngoài trước khi tính mạng bị đe dọa
D. Đảm bảo khả năng cứu người
-
Câu 17:
Khả năng chịu lửa của gạch đất sét nung có thể được xác định bằng cách nào dưới đây?
A. Thử nghiệm chịu lửa
B. Tính toán lý thuyết
C. Sử dụng số liệu tra bảng
D. Cả ba phương án trên đều sai
-
Câu 18:
Yêu cầu về bậc chịu lửa tối thiểu của một công trình được xác định từ yếu tố nào dưới đây?
A. Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng
B. Loại và cấp công trình
C. Diện tích khoang cháy lớn nhất trong công trình đó
D. Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà
-
Câu 19:
Cấu kiện thép không được bọc bảo vệ có thể được sử dụng cho nhà với yêu cầu về khả năng chịu lửa của bộ phận chịu lực là bao nhiêu?
A. R 30
B. R 45
C. R 15
D. R 60
-
Câu 20:
Có mấy loại buồng thang bộ không nhiễm khói?
A. Không có loại nào
B. 2 loại
C. 3 loại
D. Cả bả phương án trên đều sai
-
Câu 21:
“Thoát nạn là quá trình tự di chuyển có tổ chức của người ra bên ngoài từ các gian phòng, nơi các yếu tố nguy hiểm của đám cháy có thể tác động lên họ”. Đối với người bình thường, tự di chuyển có tổ chức có nghĩa là:
A. Theo sự hướng dẫn của ban quản lý tòa nhà
B. Theo những lối đi được tính toán, bố trí, bảo vệ và theo kế hoạch định trước
C. Theo sự hướng dẫn của lực lượng chữa cháy
D. Theo mọi lối đi sẵn có trong nhà
-
Câu 22:
Khi bố trí đường thoát nạn trong phạm vi một gian phòng vì sao không tính đến phương tiện bảo vệ chống khói và chữa cháy có trong gian phòng đó?
A. Việc thoát nạn không được phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài
B. Chiều dài khoảng di chuyển thoát nạn không lớn
C. Không được phép bố trí phương tiện bảo vệ chống khói hoặc chữa cháy
D. Các phương tiện đó có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng
-
Câu 23:
Khả năng thoát nạn của các lối ra trong một gian phòng, trên một tầng hoặc trong ngôi nhà có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải được tính toán đủ để thoát toàn bộ số người cần thoát và yêu cầu nào dưới đây?
A. cộng thêm 15% số người đó
B. khi tính toán phải giảm bớt một trong số các lối ra đó
C. cộng thêm 30% số người đó
D. không nhỏ hơn 1,2 m
-
Câu 24:
Đường cho xe chữa cháy tiếp cận và các vị trí đậu xe phải đảm bảo chịu được tải trọng xe như thế nào?
A. Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải
B. Phù hợp với thông báo của cơ quan cảnh sát PCCC và CNCH ở địa phương
C. Theo quy định về tải trọng thiết kế giao thông đường bộ
D. Theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động hiện hành
-
Câu 25:
Về mặt an toàn cháy, vật liệu xây dựng không được phận loại theo đặc tính kỹ thuật cháy nào dưới đây?
A. Tính cháy
B. Tính bắt cháy
C. Tính chịu lửa
D. Tính lan truyền lửa trên bề mặt
-
Câu 26:
Trên tường ngăn giữa hành lang thoát nạn chung với các căn hộ ở hai bên hành lang có yêu cầu về giới hạn chịu lửa là REI 150, được phép lắp loại cửa sổ với yêu cầu kỹ thuật về cháy như thế nào?
A. Có khả năng chịu lửa không nhỏ hơn E 45
B. Không mở được và có khả năng chịu lửa không nhỏ hơn EI 70
C. Cửa sổ loại 2
D. Cả ba phương án trên đều sai
-
Câu 27:
Về mặt an toàn cháy, cấu kiện xây dựng được đặc trưng bởi đặc tính nào dưới đây?
A. Tính lan truyền lửa trên bề mặt và tính nguy hiểm cháy
B. Tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy
C. Tính bắt cháy và tính chịu lửa
D. Tính toàn vẹn và tính bắt cháy
-
Câu 28:
Có thể sử dụng dầm với khả năng chịu lửa như thế nào để đỡ một bộ phận vách ngăn cháy có yêu cầu phải đảm bảo khả năng chịu lửa bằng EI 60?
A. R 60
B. EI 30
C. EI 45
D. EI 90
-
Câu 29:
Bậc chịu lửa của nhà được xác định theo yếu tố nào dưới đây?
A. Cấp và loại nhà
B. Diện tích khoang cháy lớn nhất trong nhà
C. Cấp nguy hiểm cháy của kết cấu nhà
D. Giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng của nhà
-
Câu 30:
Trong các tầng hầm và tầng nửa hầm cho phép bố trí gian phòng nhóm nào dưới đây?
A. F 1.1
B. F 1.2
C. F 1.3
D. F 1.4
-
Câu 31:
Lối ra thoát nạn từ tầng hầm được phép bố trí đi qua buồng thang bộ chung song phải đảm bảo có lối đi riêng ra bên ngoài và yêu cầu nào dưới đây?
A. được ngăn cách với phần còn lại bằng vách ngăn cháy loại 2
B. được ngăn cách với phần còn lại bằng vách đặc ngăn cháy loại 1
C. trên lối đi riêng đó không được lắp cửa
D. cả ba phương án trên đều sai
-
Câu 32:
Khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để đảm bảo trong mọi trường hợp
A. không cản trở sự qua lại của lực lượng chữa cháy có mang thiết bị
B. không cản trở sự qua lại của lực lượng cứu hộ có mang theo thiết bị
C. không cản trở sự qua lại của người thoát nạn chạy ngược chiều nhau
D. không cản trở việc vận chuyển cáng tải thương có người nằm trên
-
Câu 33:
Trường hợp nào không quy định chiều mở của các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn?
A. Các gian phòng nhóm F 1.1 và F 1.2
B. Các gian phòng kho không có chỗ cho người làm việc thường xuyên
C. Các gian phòng nhóm F 1.3 và F 1.4
D. Các lối ra dẫn vào các chiếu thang thang của cầu thang bộ loại 1
-
Câu 34:
Trường hợp nào không quy định chiều mở của các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn?
A. Các lối ra dẫn vào các chiếu thang của cầu thang bộ loại 3
B. Các gian phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2
C. Các gian phòng nhóm F 1.1 và F 1.2
D. Các gian phòng kho không có chỗ cho người làm việc thường xuyên
-
Câu 35:
Ngoại trừ nhà có bậc chịu lửa V và nhà có cấp nguy hiểm cháy kết cấu S3, việc lựa chọn và sử dụng các vật liệu hoàn thiện bề mặt bộ phận bao bọc đường thoát nạn trong công trình nhà nói chung như thế nào là đúng?
A. Đảm bảo giới hạn chịu lửa theo yêu cầu
B. Có tính nguy hiểm cháy thấp hơn các quy định cụ thể cho từng khu vực
C. Có tính nguy hiểm cháy cao hơn các quy định cụ thể cho từng khu vực
D. Có giới hạn chịu lửa cao hơn các quy định cụ thể cho từng khu vực
-
Câu 36:
Trên đường thoát nạn không cho phép bố trí bộ phận nào sau đây?
A. Cửa đối diện nhau mở ra từ các gian phòng ở hai bên
B. Ô cửa có ngưỡng cửa
C. Đường dốc có độ dốc không lớn hơn 1:6
D. Gương soi gây nhầm lẫn về đường thoát nạn
-
Câu 37:
Chiếu thang của cầu thang bộ loại 3 phải có lan can cao 1,2 m, bố trí ngang bằng với lối ra thoát nạn và cách lỗ cửa sổ gần nhất trên tường ngoài một khoảng như thế nào thì mới đảm bảo phục vụ thoát nạn?
A. không lớn hơn 1,0 m
B. không lớn hơn 0,8 m
C. không nhỏ hơn 1,0 m
D. không nhỏ hơn 0,8 m
-
Câu 38:
Để được sử dụng làm cầu thang bộ phục vụ thoát nạn thì các chiếu nghỉ trung gian nằm trong bản thang bộ thẳng phải có chiều dài nhỏ nhất là bao nhiêu?
A. 0,8 m
B. 0,9 m
C. 0,95 m
D. 1,0 m
-
Câu 39:
Trong các buồng thang bộ trên đường thoát nạn, không cho phép bố trí bộ phận nào dưới đây?
A. Tủ thông tin liên lạc
B. Cáp và dây điện cho đèn chiếu sáng buồng thang đi trong ống kín
C. Ống cấp nước sinh hoạt đặt cách mặt các bậc và chiếu thang không quá 2,1 m
D. Ống dẫn khí Ni-tơ
-
Câu 40:
Lối ra từ buồng thang bộ không nhiễm khói N1 phải cho phép người sử dụng thoát thế nào là đúng?
A. Qua sảnh được ngăn cách với các hành lang tiếp giáp bằng vách ngăn cháy loại 1
B. Qua một hành lang riêng được bao bọc bằng vách ngăn cháy loại 1
C. Trực tiếp ra khu đất liền kề tòa nhà
D. Trực tiếp qua sảnh chung ở tầng 1 rồi đi ra ngoài
-
Câu 41:
Các cửa sổ trong buồng thang bộ không nhiễm khói N2 phải đảm bảo
A. Mở được khi có cháy để thoát khói
B. Cấu tạo dưới dạng vách cố định
C. Mở được và dùng kính dễ vỡ để lực lượng chữa cháy tiếp cận
D. Mở được khi có cháy và dùng kính cường lực
-
Câu 42:
Để ngăn chặn đám cháy lan truyền trong công trình, phải thực hiện giải pháp cơ bản nào dưới đây
A. Hạn chế diện tích cháy
B. Hạn chế cường độ đám cháy
C. Hạn chế thời gian kéo dài của đám cháy
D. Đồng thời cả ba giải pháp nêu trong các phương án trên
-
Câu 43:
Việc bảo vệ lối vào các thang máy trong tầng nửa hầm phải được thực hiện bằng giải pháp nào dưới đây?
A. Khoang đệm được lắp vách kính cố định trong suốt xung quanh
B. Khoang đệm ngăn cháy loại 2 có áp suất không khí dương khi cháy
C. Khoang đệm ngăn cháy loại 2 thường xuyên có áp suất không khí dương
D. Khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy
-
Câu 44:
Nguyên tắc thiết kế đường dành cho xe chữa cháy tiếp cận đến khối nhà văn phòng của cơ sở công nghiệp có thể áp dụng tương tự với nguyên tắc áp dụng cho những dạng nhà nào dưới đây:
A. Nhà ở
B. Công trình công nghiệp
C. Nhà công nghiệp
D. Cả ba phương án trên đều đúng
-
Câu 45:
Ký hiệu nào dưới đây là cách thể hiện cho giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với một cấu kiện xây dựng phải đảm bảo tính toàn vẹn và khả chịu lực trong thời gian 60 phút?
A. R 60
B. EI 60
C. RE 60
D. RI 60
-
Câu 46:
Ký hiệu nào dưới đây là cách thể hiện cho giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với một cấu kiện xây dựng phải đảm bảo tính toàn vẹn và tính cách nhiệt trong thời gian 90 phút?
A. RE 90
B. EI 90
C. RI 90
D. E 90
-
Câu 47:
Ký hiệu nào dưới đây là cách thể hiện cho giới hạn chịu lửa yêu cầu đối với một cấu kiện xây dựng phải đảm bảo khả năng chịu lửa theo tính toàn vẹn và tính cách nhiệt trong thời gian 60 phút?
A. RE 60
B. REI 60
C. EI 60
D. RI 60
-
Câu 48:
Cấu kiện xây dựng nào dưới đây có thể sử dụng cho vị trí vách ngăn với yêu cầu về giới hạn chịu lửa là EI 90?
A. Tường xây có khả năng chịu lửa là REI 60
B. Hệ vách thạch cao xương thép có khả năng chịu lửa E 90, I 60
C. Hệ vách ngăn bằng tấm sandwich dày 150 mm có khả năng chịu lửa E 120
D. Hệ vách thạch cao xương thép có khả năng chịu lửa EI 120
-
Câu 49:
Trên một cấu kiện tường ngăn cháy loại 1 (có giới hạn chịu lửa yêu cầu REI 150), được phép lắp loại cửa đi có yêu cầu về khả năng chịu lửa yêu cầu bằng bao nhiêu?
A. Có khả năng chịu lửa không nhỏ hơn EI 45
B. Cửa đi loại 2
C. Có khả năng chịu lửa không nhỏ hơn EI 70
D. Cửa bọc tôn dày 1,6 mm, bên trong có lõi bằng bông khoáng
-
Câu 50:
Tính nguy hiểm cháy của vật liệu xây dựng không được xác định dựa theo các đặc tính kỹ thuật về cháy nào dưới đây?
A. Tính cháy, tính bắt cháy, độc tính của sản phẩm cháy
B. Tính cách nhiệt, tính toàn vẹn
C. Tính cháy, tính bắt cháy, khả năng sinh khói
D. Tính cháy, tính lan truyền lửa trên bề mặt, khả năng sinh khói