2330 câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng
Bộ 2330 câu hỏi trắc nghiệm Sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng được tracnghiem.net chia sẻ dưới đây sẽ là cơ sở tốt nhất để bạn ôn tập trước khi bước vào kì kiểm tra sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (50 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đánh gía mức độ nguy hiểm của kết cấu xây gạch bao gồm các nội dung:
A. Khả năng chịu lực
B. Cấu tạo và liên kết
C. Vết nứt và biến dạng
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 2:
Kết cấu xây gạch được đánh giá là nguy hiểm khi:
A. Trụ tường do chịu nén lệch tâm xuất hiện vết nứt ngang, bề rộng vết nứt lớn hơn 0.5mm
B. Trụ tường do chịu nén lệch tâm xuất hiện vết nứt ngang, bề rộng vết nứt lớn hơn 0.75mm
C. Trụ tường do chịu nén lệch tâm xuất hiện vết nứt ngang, bề rộng vết nứt lớn hơn 1.0mm
D. Các câu a, b, c đều sai
-
Câu 3:
Đánh gía mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu gỗ bao gồm các nội dung:
A. Khả năng chịu lực
B. Cấu tạo và liên kết
C. Vết nứt và biến dạng
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 4:
Cấu kiện kết cấu gỗ được đánh giá là nguy hiểm khi:
A. Tất cả các cấu kiện gỗ bị mục
B. Khả năng chịu lực của cấu kiện kết cấu gỗ nhỏ hơn 90% hiệu ứng tác động vào nó
C. Độ võng của dầm chính lớn hơn Lo/150, hoặc gỗ có khuyết tật nghiêm trọng trong vùng chịu kéo
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 5:
Đánh gía mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép bao gồm các nội dung:
A. Khả năng chịu lực
B. Cấu tạo và liên kết
C. Vết nứt và biến dạng
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 6:
Cấu kiện kết cấu bê tông cốt thép được đánh giá là nguy hiểm khi:
A. Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 85% hiệu ứng tác động vào nó
B. Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 90% hiệu ứng tác động vào nó
C. Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 95% hiệu ứng tác động vào nó
D. Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 97% hiệu ứng tác động vào nó
-
Câu 7:
Đánh gía mức độ nguy hiểm của cấu kiện kết cấu thép bao gồm các nội dung:
A. Khả năng chịu lực
B. Cấu tạo và liên kết
C. Vết nứt và biến dạng
D. Các câu a, b, c đều đúng
-
Câu 8:
Cấu kiện kết cấu thép được đánh giá là nguy hiểm khi:
A. Khả năng chịu lực của cấu kiện nhỏ hơn 95% hiệu ứng tác động vào nó
B. Ở cấu kiện chịu kéo do bị rỉ, tiết diện giảm hơn 10% tiết diện ban đầu
C. Độ võng của cấu kiện dầm, sàn… lớn hơn Lo/200
D. Hệ thống giằng vì kèo bị dão gây mất ổn định, làm cho vì kèo bị nghiêng quá h/120
-
Câu 9:
Khi đánh giá mức độ nguy hiểm của nhà, nhà được chia làm các bộ phận sau:
A. Nền móng – Cột – Dầm sàn – Mái – Tường
B. Móng – Hệ khung chịu lực – Tường
C. Nền móng – Kết cấu chịu lực bên trên – Kết cấu bao che
D. Tùy thuộc theo kết cấu chịu lực của nhà
-
Câu 10:
Đánh giá mức độ nguy hiểm của các bộ phận của nhà được phân theo các cấp:
A. Không nguy hiểm – Nguy hiểm không đáng kể - Nguy hiểm – Rất nguy hiểm.
B. Không nguy hiểm – Nguy hiểm cục bộ - Nguy hiểm – Tổng thể nguy hiểm.
C. Không có cấu kiện nguy hiểm – Có cấu kiện nguy hiểm – Nguy hiểm cục bộ - Tổng thể nguy hiểm.
D. Các câu a, b, c đều sai.
-
Câu 11:
Khả năng chịu lực của kết cấu công trình có thể thỏa mãn yêu cầu sử dụng bình thường, chưa có nguy hiểm, kết cấu nhà an toàn.Vậy mức độ nguy hiểm của nhà được đánh giá đạt:
A. Cấp A
B. Cấp B
C. Cấp C
D. Cấp D
-
Câu 12:
Khả năng chịu lực của kết cấu công trình cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, cá biệt có cấu kiện ở trạng thái nguy hiểm, nhưng không ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, công trình đáp ứng được yêu cầu sử dụng bình thường. Vậy mức độ nguy hiểm của nhà được đánh giá đạt:
A. Cấp A
B. Cấp B
C. Cấp C
D. Cấp D
-
Câu 13:
Khả năng chịu lực của một bộ phận kết cấu công trình không thể đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, xuất hiện tình trạng nguy hiểm cục bộ. Vậy mức độ nguy hiểm của nhà được đánh giá đạt:
A. Cấp A
B. Cấp B
C. Cấp C
D. Cấp D
-
Câu 14:
Khả năng chịu lực của kết cấu chịu lực của công trình không thể đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường, nhà xuất hiện tình trạng nguy hiểm tổng thể. Vậy mức độ nguy hiểm của nhà được đánh giá đạt:
A. Cấp A
B. Cấp B
C. Cấp C
D. Cấp D
-
Câu 15:
Xác định cường độ nén của bê tông bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảy không được áp dụng trong trường hợp sau:
A. Bê tông có cường độ nén nhỏ hơn 10Mpa hoặc lớn hơn 35Mpa
B. Bê tông có chiều dày theo phương thí nghiệm nhỏ hơn 100mm
C. Các câu a, b đều đúng
D. Các câu a, b đều sai
-
Câu 16:
Để xác định cường độ nén của bê tông cần thử bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảy, phải có các thông số sau:
A. Vận tốc xuyên (v) của siêu âm và độ cứng bề mặt của bê tông (n) đo được trên súng bật nảy
B. Thành phần bê tông: loại và hàm lượng xi măng, loại và đường kính lớn nhất của cốt liệu lớn
C. Các câu a, b đều sai
D. Bao gồm cả đáp án a và b
-
Câu 17:
Bề mặt bê tông cần thử bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảy phải đáp ứng các yêu cầu sau:
A. Phẳng, nhẵn, không ướt, không có khuyết tật, nứt, rỗ
B. Đập bỏ các lớp vữa trát, trang trí và mài phẳng vùng kiểm tra
C. Có diện tích không nhỏ hơn 400cm2
D. Bao gồm các đáp án a, b và c
-
Câu 18:
Trong mỗi vùng kiểm tra trên bề mặt bê tông cần thử bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảy, số lượng và thứ tự điểm đo tối thiểu như sau:
A. 3 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng; thứ tự đo siêu âm trước, đo bằng súng sau
B. 4 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng; thứ tự đo siêu âm trước, đo bằng súng sau
C. 3 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng; thứ tự đo bằng súng trước, đo siêu âm sau
D. 4 điểm siêu âm và 10 điểm bằng súng; thứ tự đo bằng súng trước, đo siêu âm sau
-
Câu 19:
Trình tự xác định cường độ nén của bê tông bằng phương pháp sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng thử bê tông loại bật nảyđược tiến hành theo:
A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước
-
Câu 20:
Phương pháp thử không phá hủy đánh giá chất lượng bê tông bằng vận tốc xung siêu âm được áp dụng trong trường hợp sau:
A. Xác định cường độ bê tông
B. Xác định bề rộng vết nứt trong bê tông
C. Xác định mô đun đàn hồi tĩnh và hệ số Poisson động của bê tông
D. Xác định cốt thép trong bê tông
-
Câu 21:
Khi đánh giá tình trạng của công trình xây gạch đá, phát hiện thấy các vết nứt trên tường gạch chịu lực với số lượng ít, bề rộng lớn nhất của vết nứt nhỏ hơn 1mm, chiều dài trong khoảng từ 2 đến 3 hàng gạch trở lại, có thể kết luận như sau:
A. Kết cấu ở trạng thái bị phá hủy, buộc phải thay thế
B. Kết cấu cần được gia cường hoặc thay mới
C. Kết cấu nên được gia cường
D. Kết cấu có thể sử dụng bình thường
-
Câu 22:
Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công, sai số cho phép về vị trí trục tim tuyến của đường cấp I, II, III là bao nhiêu.
A. Không quá 50 mm
B. Không quá 75 mm
C. Không quá 100 mm
D. Không quá 125 mm
-
Câu 23:
Khi kiểm tra nghiệm thu kích thước hình học của nền đường sau thi công, sai số cho phép về vị trí trục tim tuyến của đường cấp IV, V, VI là bao nhiêu.
A. Không quá 50 mm
B. Không quá 75 mm
C. Không quá 100 mm
D. Không quá 125 mm
-
Câu 24:
Mật độ kiểm tra độ chặt của mỗi lớp đất đắp sau khi đầm nén xong được quy định như thế nào.
A. Tối thiểu 3 vị trí trên 1000 m2
B. Tối thiểu 2 vị trí trên 1000 m2
C. Tối thiểu 2 vị trí trên 1500 m2
D. Tối thiểu 3 vị trí trên 1500 m2
-
Câu 25:
Khi nghiệm thu độ bằng phẳng của mặt trên cùng nền đường ô tô cấp III sau khi thi công (cả với nền đào và nền đắp) bằng thước dài 3 m, phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây.
A. 100% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm
B. 70% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 7 mm, còn lại không vượt quá 15 mm
C. 70% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 15 mm, còn lại không vượt quá 20 mm
D. 100% số khe hở dưới thước dài 3 m không vượt quá 20 mm
-
Câu 26:
Mật độ kiểm tra độ chặt lu lèn để phục vụ công tác nghiệm cho lớp móng cấp phối đá dăm được rải bằng máy rải chuyên dụng được quy định như thế nào.
A. 7000 m2 kiểm tra tại 2 vị trí ngẫu nhiên
B. 9000 m2 kiểm tra tại 2 vị trí ngẫu nhiên
C. 7000 m2 kiểm tra tại 3 vị trí ngẫu nhiên
D. 9000 m2 kiểm tra tại 3 vị trí ngẫu nhiên
-
Câu 27:
Sai số cho phép về cao độ của lớp móng trên cấp phối đá dăm được quy định bằng bao nhiêu
A. ± 5 mm
B. ± 10 mm
C. – 5 mm
D. + 5 mm
-
Câu 28:
Sai số về chiều dày của lớp kết cấu đá dăm nước được quy định như thế nào.
A. Sai lệch không quá ± 10 % chiều dày thiết kế, nhưng không lớn hơn 10 mm
B. Sai lệch không quá ± 10 % chiều dày thiết kế, nhưng không lớn hơn 20 mm
C. Sai lệch không quá ± 5 % chiều dày thiết kế, nhưng không lớn hơn 10 mm
D. Sai lệch không quá ± 5 % chiều dày thiết kế, nhưng không lớn hơn 20 mm
-
Câu 29:
Sai số về chiều dày của lớp mặt trên bê tông nhựa rải nóng được quy định như thế nào
A. ± 5 % chiều dày trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo, 5 % còn lại không quá 10 mm
B. ± 5 % chiều dày trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo, 5 % còn lại không quá 15 mm
C. ± 10 % chiều dày trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo, 5 % còn lại không quá 10 mm
D. ± 10 % chiều dày trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo, 5 % còn lại khống quá 15 mm
-
Câu 30:
Sai số về cao độ của lớp mặt trên bê tông nhựa rải nóng được quy định như thế nào.
A. ± 5 mm trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo, 5 % còn lại không vượt quá ± 7 mm
B. ± 5 mm trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo, 5 % còn lại không vượt quá ± 10 mm
C. ± 7 mm trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo, 5 % còn lại không vượt quá ± 10 mm
D. ± 7 mm trong tổng số ≥ 95 % số điểm đo, 5 % còn lại không vượt quá ± 15 mm
-
Câu 31:
Sai số cho phép về vị trí tim rãnh xây cho phép đối với đường cao tốc, cấp I, II và III là bao nhiêu
A. 10 mm
B. 50 mm
C. 70 mm
D. 100 mm
-
Câu 32:
Xếp một xe tải ba trục lên nhịp thử tải là dầm giản đơn, có cách nào tạo được mô men lớn nhất.
A. Đặt trục giữa vào vị trí giữa nhịp
B. Đặt trục sau vào vị trí giữa nhịp
C. Đặt sao cho hợp lực của các tải trọng trục đối xứng với trục giữa qua vị trí giữa nhịp
D. Hợp lực của hai trục sau trùng với vị trí giữa nhịp
-
Câu 33:
Nếu chỉ tiến hành thử tải sau đó làm báo cáo thì dự án có được coi là dự án kiểm định cầu không? Vì sao?
A. Cũng có thể gọi là kiểm định cầu vì thử tải là một trong những nội dung kiểm định
B. Cũng có thể gọi là kiểm định, vì đây là công tác kiểm định
C. Nếu trong báo cáo có yêu cầu kiểm toán đánh giá năng lực chịu tải của cầu thì dự án được gọi là Báo cáo kiểm định
D. Nếu trong báo cáo chỉ nêu kết quả thử tải thì gọi là Báo cáo thử tải
-
Câu 34:
Kết quả đo dao động của kết cấu nhịp thu được như sau:
Hãy kết cho nhận xét về trạng thái làm việc đối với nguồn kích thích dao động của hoạt tải.
A. Bình thường, an toàn đối với dao động.
B. Yếu, hệ số xung kích >1,25.
C. Bình thường theo dao động đứng, không bình thường theo phương ngang.
D. Không bình thường, có nguy cơ xảy ra cộng hưởng.
-
Câu 35:
Kết quả đo dao động của trụ cầu cho kết quả như sau:
Hãy nhận xét về trạng thái làm việc của trụ và móng trụ
A. Trạng thái làm việc của trụ là tốt
B. Khả năng chịu lực của móng yếu
C. Móng yếu hoặc nền đất yếu
D. Móng và nền không đủ khả năng chịu lực
-
Câu 36:
Khi đo độ võng của dầm hộp người ta đo hai điểm ở hai bên dầm, nếu thay bằng đo một điểm ở tim dầm có được không? Tại sao?
A. Không được vì đo ở hai bên còn xem xét khả năng dầm bị xoắn
B. Không được vì đo ở hai bên để còn xét hệ số phân bố ngang của mỗi sườn dầm
C. Được, vì độ võng của dầm bằng giá trị trung bình của độ võng đo ở hai bên dầm nên đo ở điểm giữa thì chỉ cần đo 1 điểm
D. Không được vì không khả thi
-
Câu 37:
Số liệu đo được của các thiết bị đo ứng suất bố trí ở đáy dầm bê tông ứng suất trước là đại lượng gì?
A. Là ứng suất kéo trong bê tông dầm
B. Là biến dạng của bê tông đáy dầm trong phạm vi chuẩn đo
C. Là độ mở rộng vết nứt dưới đáy dầm
D. Là ứng suất giảm nén của bê tông đáy dầm
-
Câu 38:
Đối với dầm bê tông thường đáy dầm nằm trong vùng chịu kéo nên được coi là không làm việc, do vậy không bố trí các điểm đo ứng suất ở đáy dầm bê tông có được không? Tại sao?
A. Được vì khi ứng suất kéo vượt quá cường độ chịu kéo của bê tông thì đo không có ý nghĩa
B. Được, vì không sử dụng các kết quả đo này
C. Không được, vì sử dụng kết quả đo để kiểm tra độ mở rộng vết nứt và phân tích kết cấu
D. Không được, vì sử dụng kết quả đo để kiểm tra độ mở rộng vết nứt
-
Câu 39:
Ứng suất đo tại vị trí đáy của dầm thép là 75 Mpa, cũng tại vị trí này ứng suất tính được theo giá trị mô men thử tải là 100 Mpa. Căn cứ vào hệ số cấu tạo K hãy đưa ra nhận xét về trạng thái làm việc của dầm thép
A. Bình thường, dầm làm việc theo đúng sơ đồ lý thuyết
B. Không bình thường, trong dầm có khuyết tật
C. Giả thiết tính toán thiên về bi quan, khai thác hết khả năng chịu tải của dầm
D. Giả thiết tính toán quá lạc quan, trong dầm có dự trữ khả năng chịu tải
-
Câu 40:
Thực chất bài toán được thực hiện trong công tác kiểm toán cầu là gì?
A. Là bài toán ngược của bài toán thiết kế
B. Là bài toán lặp lại của bài toán thiết kế
C. Là bài toán tương tự như bài toán thiết kế
D. Không có mối liên hệ nào giữa hai bài toán kiểm toán và bài toán thiết kế cầu
-
Câu 41:
Mô hình xe tải dùng để tính toán cắm biển tải trọng cho các cầu trên đường ô tô theo QCVN 41-2012 là loại xe gì?
A. Là mô hình xe tải theo tải trọng H-30
B. Là mô hình xe tải theo tải trọng HL93
C. Là mô hình đại diện cho ba loại xe hiện đang lưu hành: xe thân liền 3 trục, xe container và xe kéo mooc
D. Là mô hình xe tải của các xe cấp phép
-
Câu 42:
Khi kiểm định chất lượng của tà vẹt bê tông dự ứng lực, thì cần có các thử nghiệm tĩnh nào trên tà vẹt bê tông?
A. Uốn dương tại vị trí đế ray, uốn âm và dương tại vị trí tâm tà vẹt
B. Uốn dương tại vị trí đế ray, uốn âm tại vị trí tâm tà vẹt
C. Uốn âm tại vị trí tâm tà vẹt, uốn dương tại tâm tà vẹt
D. Uốn dương tại vị trí đế ray
-
Câu 43:
Chu kỳ kiểm định cho kết cấu cầu lớn cầu đường sắt?
A. Các cầu lớn ít nhất 5 năm phải được kiểm định 1 lần
B. Các cầu lớn ít nhất 10 năm phải được kiểm định 1 lần
C. Các cầu lớn ít nhất 15 năm phải được kiểm định 1 lần
D. Các cầu lớn ít nhất 20 năm phải được kiểm định 1 lần
-
Câu 44:
Khi nghiệm thu kết cấu tầng trên của công trình đường sắt để đưa vào khai thác thì thành phần trực tiếp nghiệm thu bao gồm:
A. Người giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư
B. Người giám sát thi công xây dựng công trình của Tổng thầu
C. Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình
D. Đáp án a và c hoặc đáp án b và c
-
Câu 45:
Khi nghiệm thu kết cấu tầng trên của công trình đường sắt, trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định nào?
A. Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm để thí nghiệm bổ sung.
B. Thử nghiệm lại các chi tiết kiến trúc tầng trên đường sắt.
C. Thẩm tra mức độ đúng đắn của các kết quả thí nghiệm.
D. Đáp án a và b.
-
Câu 46:
Khi kiểm định chất lượng ray, thì nội dung công tác kiểm tra thực tế cần tiến hành các công việc nào sau đây?
A. Kiểm tra thành phần hoá học, tổ chức kim tương.
B. Kiểm tra độ dãn dài, lực kéo đứt, độ cứng.
C. Kiểm tra mặt cắt, hình dáng, kích thước hình học ray.
D. Cả 3 đáp án trên.
-
Câu 47:
Khi kiểm định chất lượng lập lách, thì công tác kiểm tra thực tế cần tiến hành các công việc nào sau đây?
A. Kiểm tra thành phần hoá học, tổ chức kim tương.
B. Kiểm tra thành phần hoá học, độ dãn dài, lực kéo đứt.
C. Kiểm tra thành phần hoá học, tổ chức kim tương, độ dãn dài, lực kéo đứt, độ cứng.
D. Kiểm tra thành phần hoá học, độ dãn dài, lực kéo đứt, độ cứng.
-
Câu 48:
Khi nghiệm thu chất lượng đá balát, thì nội dung kiểm tra tại mỗi lô là:
A. Kích cỡ đá và độ tinh khiết của đá dăm
B. Kích cỡ đá và hình dạng viên đá
C. Kích cỡ đá, hình dạng viên đá và độ tinh khiết của đá dăm
D. Kích cỡ đá
-
Câu 49:
Khi nghiệm thu thử nghiệm lực giữ dọc ray cho đường sắt thông thường thì trị số lực giữ dọc ray là bao nhiêu?
A. Đối với 1 cụm phụ kiện (ở một bên ray) phải lớn hơn 7 kN
B. Đối với cả 02 bên ray phải lớn hơn 14kN nhưng mỗi bên có thể nhỏ hơn 7 kN
C. Đối với 1 cụm phụ kiện (ở một bên ray) phải lớn hơn 5 kN
D. Đối với cả 02 bên ray phải lớn hơn 10kN nhưng mỗi bên có thể nhỏ hơn 5 kN
-
Câu 50:
Khi nghiệm thu thử nghiệm lực giữ dọc ray cho đường sắt cao tốc (V ≥ 250km/h) thì trị số lực giữ dọc ray là bao nhiêu?
A. Đối với 1 cụm phụ kiện (một bên ray) phải lớn hơn 9 kN
B. Đối với cả 02 bên ray phải lớn hơn 18kN nhưng mỗi bên có thể nhỏ hơn 9 kN
C. Đối với 1 cụm phụ kiện (một bên ray) phải lớn hơn 7 kN
D. Đối với cả 02 bên ray phải lớn hơn 14kN nhưng mỗi bên có thể nhỏ hơn 7 kN