1800+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hoá học, tính chất, chức năng, vai trò của các chất chủ yếu của cơ thể (gồm protein, carbohydrate, lipid và axit nucleic), và cơ chế của sự chuyển hoá các chất này trong cơ thể sống....Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Amylase tăng cao gấp trên 3 lần bình thường có ý nghĩa nhất trong chẩn đoán:
A. Bệnh quai bị
B. Viêm tuỵ mãn
C. Viêm tuỵ cấp
D. Viêm tuỵ cấp và mãn
-
Câu 2:
Xét nghiệm dùng để chẩn đoán viêm tuỵ cấp:
A. P Amylase
B. S Amylase
C. P Amylase và S Amylase
D. P Amylase và Lipase
-
Câu 3:
Enzym nào được dùng để chẩn đoán viên gan siêu vi cấp:
A. GOT
B. GPT
C. Urê
D. Creatinin
-
Câu 4:
Enzym nào được dùng để chẩn đoán bệnh Gut:
A. Urê
B. Creatinin
C. Acid uric
D. Glucose
-
Câu 5:
Xét nghiệm có giá tri nhất giúp chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid, nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch, và bệnh mạch vành:
A. Cholesterol toàn phần, Cholesterol HDL
B. Triglycerid, Cholesterol
C. Cholesterol HDl, Cholesterol LDL
D. Tất cả các xét nghiệm trên đều đúng
-
Câu 6:
Hàm lượng Cholesterol bình thường là:
A. < 7,0 mmol/l
B. < 4,0 mmol/l
C. < 5,2 mmol/l
D. < 6,0 mmol/l
-
Câu 7:
Đường huyết tăng trong máu nguyên nhân không phải bệnh lý là do:
A. Thiếu Insulin
B. U tuỵ
C. U tuỷ thượng thận
D. Ăn một lúc nhiều đường
-
Câu 8:
Protein tạp chính của Sữa:
A. Casein
B. Albumin
C. Globulin
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 9:
Hàm lượng glucose và protein trong dịch não tủy có những đặc điểm sau:
A. Xấp xỉ trong máu
B. Cả hai đều rất thấp so với máu
C. Glucose gần bằng trong máu, còn protein rất thấp
D. Protein gần bằng trong máu, còn glucose rất thấp
-
Câu 10:
Liên quan chức năng tạo mật của gan:
A. Sắc tố mật giúp cho lipid thức ăn được nhũ tương hoá
B. Muối mật là do sắc tố mật kết hợp với glycin và taurin
C. Sắc tố mật chính là Bilirubin tự do
D. Acid mật là dẫn xuất của acid cholanic
-
Câu 11:
Chuyển hoá glucid ở gan:
A. Nghiệm pháp hạ đường huyết được dùng để đánh giá chức năng điều hoà đường huyết của gan
B. Nghiệm pháp galactose được thực hiện để thăm dò chức năng gan
C. Galactose niệu thấp chứng tỏ gan suy
D. Câu A, B, C đúng
-
Câu 12:
Liên quan chức năng điều hoà đường huyết:
A. Gan thamgia điều hoà đường huyết bằng cách tổng hợp và phân ly Glycogen
B. Khi nồng độ Glucose < 0,7 g/l gan sẽ tổng hợp glycogen
C. Khi nồng độ Glucose > 1, 2 g/l gan sẽ giảm tổng hợp Glucose thành Glycogen dự trữ
D. Câu A, B đúng
-
Câu 13:
Chuyển hoá lipid ở gan:
A. Gan tổng hợp cholesterol từ acetyl CoA
B. Gan tổng hợp cholesterol vận chuyển mở ra khỏi gan
C. Giảm khả năng tổng hợp phospholipid dẫn đến giảm ứ đọng mỡ ở gan
D. Khi gan tổn thương, tỉ lệ: cholesterol este/ cholesterol TP tăng
-
Câu 14:
Chuyển hoá protid ở gan:
A. Gan có khả năng tổng hợp NH3 từ Ure
B. Gan tổng hợp toàn bộ globulin, một phần nhỏ albumin
C. Tỉ lệ A/G < 1,5 là biểu hiện của tiên lượng và tiến triển tốt trong quá trình điều trị.
D. Tất cả các câu đều sai
-
Câu 15:
Liên quan chức năng khử độc của gan:
A. Cố định và thải trừ là cơ chế khử độc thường xuyên của cơ thể
B. Khử độc bằng oxy hoá đã biến alcol etylic thành acid acetic
C. Nghiệm pháp BSP với BSP tăng trong máu chứng tỏ gan suy
D. Câu B, C đúng
-
Câu 16:
Những enzyme sau đây giúp đánh giá tình trạng ứ mật:
A. Phosphatase kiềm, LDH, gGT
B. Phosphatase kiềm, GOT, GPT
C. Phosphatase kiềm, \(\gamma\)GT, 5’ nucleotidase, LAP
D. \(\gamma\)GT, LDH, 5’ nucleotidase
-
Câu 17:
Đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan dựa vào các enzym sau:
A. Phosphatase kiềm
B. GOT, GPT, \(\gamma\)GT
C. 5’ nucleotidase
D. GOT, GPT, OCT, LDH
-
Câu 18:
Liên quan thử nghiệm gan mật:
A. Khi định lượng transaminase: GPT tăng là biểu hiện bệnh gan do rượu
B. GPT tăng cao so với GOT gặp trong các trường hợp viêm gan cấp
C. GOT, GPT là chất chỉ điểm ung thư
D. Câu B, C đúng
-
Câu 19:
Đặc điểm thành phần hoá học của gan:
A. Tỉ lệ % nước bằng tỉ lệ % chất khô
B. Cholesterol là thành phần chủ yếu của lipid trong gan
C. Gan chứa một hệ thống enzyme hoàn chỉnh
D. Vitamin duy nhất được dự trữ ở gan là vitamin C
-
Câu 20:
Gan có các chức năng sau:
A. Chức năng bài tiết mật.
B. Chức năng chuyển hoá glucid, lipid, protid.
C. Chức năng điều hoà thể tích máu.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 21:
Chức năng khử độc của gan là gì?
A. Cố định và thải trừ chất độc.
B. Chuyển hoá chất độc thành chất không độc.
C. Câu A đúng, câu B sai.
D. Câu A đúng, câu B đúng.
-
Câu 22:
Các biểu hiện của gan suy:
A. Ure máu tăng.
B. NH3 máu tăng.
C. Rối loạn chức năng đông máu.
D. Câu C & D đúng.
-
Câu 23:
Bilirubin liên hợp xuất hiện trong nước tiểu nhiều trong trường hợp:
A. Tắc mật.
B. Dung huyết.
C. Viêm gan.
D. Ung thư gan
-
Câu 24:
Chất nào sau là muối mật:
A. Glycin.
B. Taurin.
C. Taurocholic.
D. Cholesterol.
-
Câu 25:
Sắc tố mật là:
A. Bilirubin tự do.
B. Urobilinogen.
C. Stercobilinogen
D. Bilirubin liên hợp
-
Câu 26:
Công dụng của muối mật là:
A. Làm giảm sức căng bề mặt nước tiểu.
B. Làm tăng sức căng bề mặt nước tiểu.
C. Là cholesterol este hoá.
D. Là acid mật.
-
Câu 27:
Định lượng enzyme SGOT, enzyme SGPT trong huyết thanh:
A. Tăng cao trong trường hợp viêm gan cấp tính.
B. Enzyme SGOT tăng cao trong nhồi máu cơ tim.
C. Enzyme SGPT tăng cao trong viêm gan mạn tính.
D. Câu A & B đúng, câu C sai.
-
Câu 28:
Khi chức năng gan suy thì có thể có các biểu hiện sau:
A. Phù và Protid máu giảm.
B. Rối loạn chức năng đông máu.
C. NH3 máu tăng.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 29:
Khi gan suy có rối loạn đông máu thì:
A. Định lượng fibrinogen trong máu giảm, tỷ prothrombin giảm.
B. Định lượng fibrinogen trong máu tăng, tỷ prothrombin bình thường.
C. Định lượng fibrinogen bình thường , tỷ prothrombin bình thường.
D. Ure, creatinin trong máu tăng và trong nước tiểu giảm.
-
Câu 30:
Gan có chức năng chuyển hoá sau:
A. Chuyển hoá Lipid và Chuyển hoá porphyrin
B. Chuyển hoá protid
C. Chuyển hoá Glucid
D. Tất cả đều đúng