1800+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hoá học, tính chất, chức năng, vai trò của các chất chủ yếu của cơ thể (gồm protein, carbohydrate, lipid và axit nucleic), và cơ chế của sự chuyển hoá các chất này trong cơ thể sống....Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Glucagon là một polypeptid có:
A. 9 aa
B. 29 aa
C. 51 aa
D. 72 aa
-
Câu 2:
Cầu nối disulfur ( - S - S - ) loại đi:
A. 1 H
B. 2 H
C. 3 H
D. 4 H
-
Câu 3:
Liên kết disulfur đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc bậc mấy của protein:
A. Bậc I
B. Bậc II
C. Bậc III
D. Bậc IV
-
Câu 4:
Protein của tóc, móng, sừng rất bền vững với các tác nhân hóa học do chứa tới:
A. 12% cystein
B. 17% selenocystein
C. 26% cystein
D. 39% selenocystein
-
Câu 5:
Liên kết hidro tuy yếu nhưng nó có tác dụng to lớn trong việc hình thành và duy trì cấu trúc không gian của chuỗi polypeptid bậc mấy của protein:
A. Bậc I
B. Bậc II
C. Bậc III
D. Bậc IV
-
Câu 6:
Một trong những peptid nội bào phổ biến nhất có nhiều ở tim gan, thận, phổi, hồng cầu:
A. Glutathion
B. Oxytocin
C. Glucagon
D. Penicilin
-
Câu 7:
Insulin là một polypeptid có:
A. 9 aa
B. 29 aa
C. 51 aa
D. 72 aa
-
Câu 8:
Tác dụng của hormon Oxytocin:
A. Tăng co bóp tử cung
B. Ức chế sự lợi tiểu
C. Làm tăng đường huyết
D. Làm hạ đường huyết
-
Câu 9:
Tác dụng của hormon Vasopressin:
A. Tăng co bóp tử cung
B. Ức chế sự lợi tiểu
C. Làm tăng đường huyết
D. Làm hạ đường huyết
-
Câu 10:
Tác dụng của hormon Glucagon:
A. Tăng co bóp tử cung
B. Ức chế sự lợi tiểu
C. Làm tăng đường huyết
D. Làm hạ đường huyết
-
Câu 11:
Tác dụng của hormon Insulin:
A. Tăng co bóp tử cung
B. Ức chế sự lợi tiểu
C. Làm tăng đường huyết
D. Làm hạ đường huyết
-
Câu 12:
Đâu là peptid kháng sinh trong những loại sau:
A. Glutathion
B. Vasopressin
C. Gramicidin
D. Insulin
-
Câu 13:
Bình thường, người ta phân biệt cấu trúc phân tử protein thành:
A. 2 bậc
B. 3 bậc
C. 4 bậc
D. 5 bậc
-
Câu 14:
Phân tử hemoglobin là dạng tiêu biểu của cấu trúc protein:
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
-
Câu 15:
Trình tự sắp xếp đặc thù của các acid amin trong chuỗi polypeptid tạo nên protein có cấu trúc:
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
-
Câu 16:
Các loại protein khác nhau được phân biệt nhau bởi:
A. Số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các acid amin
B. Số lượng, thành phần acid amin và cấu trúc không gian
C. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các acid amin và cấu trúc không gian
D. Số lượng, trật tự sắp xếp các acid amin và cấu trúc không gian
-
Câu 17:
Loại phân tử hữu cơ có cấu trúc và chức năng đa dạng nhất là:
A. Protein
B. Carbohydrate
C. Lipid
D. Acid nucleoic
-
Câu 18:
Protein có thể bị biến tính bởi:
A. Độ pH thấp
B. Nhiệt độ cao
C. Sự có mặt của oxy nguyên tử
D. Cả A và B
-
Câu 19:
Khi các liên kết hidro trong phân tử protein bị phá vỡ, bậc cấu trúc không gian của protein ít bị ảnh hưởng nhất là:
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
-
Câu 20:
Nguyên tố hoá học nào sau đây có trong protein nhưng không có trong lipit và đường:
A. Phosphat
B. Natri
C. Nito
D. Canxi
-
Câu 21:
Loại protein nào sau đây không có chứa liên kết hidro?
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
-
Câu 22:
Chuỗi polypeptid xoắn cục bộ trong không gian của từng phần trong mạch là của cấu trúc protein:
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
-
Câu 23:
Chuỗi polypeptid biểu thị sự xoắn và gấp khúc là của cấu trúc protein:
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4
-
Câu 24:
Dựa vào thành phần hóa học thì protein được chia thành bao nhiêu loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 25:
Chọn câu SAI khi nói về cách phân loại protein:
A. Theo nguồn gốc: động vật hay thực vật
B. Theo chức năng: enzym, hormon, cấu tạo…
C. Theo cấu trúc: cầu, sợi…
D. Theo hình dạng: dày, mỏng…
-
Câu 26:
Chọn câu ĐÚNG khi nói về cách phân loại protein:
A. Theo nguồn gốc: cầu, sợi…
B. Theo hình dạng: dày, mỏng…
C. Theo cấu trúc: động vật, thực vật
D. Theo chức năng: enzym, hormon…
-
Câu 27:
Albumin có trong:
A. Sữa, trứng, huyết thanh…
B. Huyết thanh, mô, các dịch sinh vật…
C. Lông, tóc, móng, sừng…
D. Có nhiều trong hạt, quả
-
Câu 28:
Globulin có trong:
A. Sữa, trứng, huyết thanh…
B. Huyết thanh, mô, các dịch sinh vật…
C. Lông, tóc, móng, sừng…
D. Có nhiều trong hạt, quả
-
Câu 29:
Histon có trong:
A. Protein kiềm có trong tế bào trứng
B. Protein kiềm có trong nhân tế bào động vật
C. Protein sợi của mô liên kết
D. Protei thực vật
-
Câu 30:
Keratin có trong:
A. Huyết thanh, mô, các dịch sinh vật…
B. Lông, tóc, móng, sừng…
C. Có nhiều trong hạt, quả
D. Protein thực vật