1800+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hoá học, tính chất, chức năng, vai trò của các chất chủ yếu của cơ thể (gồm protein, carbohydrate, lipid và axit nucleic), và cơ chế của sự chuyển hoá các chất này trong cơ thể sống....Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Acid amin nào thuộc loại acid:
A. Gly
B. Ala
C. Glu
D. Arg
-
Câu 2:
Acid amin nào thuộc loại kiềm:
A. Met
B. Ser
C. Tyr
D. Lys
-
Câu 3:
Acid amin nào chứa nhân thơm:
A. Arg
B. Phe
C. His
D. Pro
-
Câu 4:
Acid amin nào chứa nhân imidazol:
A. Tyr
B. Lys
C. His
D. Asp
-
Câu 5:
Acid amin nào chứa nhân indol:
A. Pro
B. Leu
C. Ser
D. Arg
-
Câu 6:
Đặc biệt, một loại acid imin vẫn được xếp vào acid amin là:
A. Tyr
B. Phe
C. Glu
D. Pro
-
Câu 7:
Acid amin thứ 21 là:
A. Do selenocystein được kết hợp vào phân tử protein trong quá trình phiên dịch
B. Do tyrosin được kết hợp vào phân tử protein trong quá trình tái bản
C. Do phenylalanin được kết hợp vào phân tử protein trong quá trình nhân đôi
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 8:
Dãy chất hóa học sau: Ala, Met, Pro, Val được xếp vào loại:
A. Acid amin mạch thẳng
B. Acid amin mạch vòng
C. Acid amin phân cực
D. Acid amin không phân cực
-
Câu 9:
Dãy chất hóa học sau: Glu, His, Lys, Tyr được xếp vào loại:
A. Acid amin mạch thẳng
B. Acid amin mạch vòng
C. Acid amin phân cực
D. Acid amin không phân cực
-
Câu 10:
Tính quang hoạt của acid amin được biểu hiện bằng góc quay đặc hiệu:
A. \(\alpha _D^{20}\)
B. \(\beta _D^{20}\)
C. \(\gamma _D^{20}\)
D. \(\delta _D^{20}\)
-
Câu 11:
Góc quay đặc hiệu của acid amin phụ thuộc vào:
A. pH dung dịch
B. Nồng đồ mol
C. Chất xúc tác
D. Dòng diện
-
Câu 12:
Đối với acid amin, để làm tiêu chuẩn so sánh để gọi tên các acid amin ta dùng:
A. Ser
B. His
C. Pro
D. Tyr
-
Câu 13:
Theo quy ước, acid amin thuộc dạng L khi nhóm –NH2 ở vị trí:
A. Bên trái
B. Bên phải
C. Đằng trước
D. Đằng sau
-
Câu 14:
Theo quy ước, acid amin thuộc dạng D khi nhóm –NH2 ở vị trí:
A. Bên trái
B. Bên phải
C. Đằng trước
D. Đằng sau
-
Câu 15:
Các L – acid amin:
A. Thường gặp trong phân tử protein
B. Chỉ gặp ở thành phần tế bào của một số vi sinh vật
C. Có mặt ở khắp mọi nơi trong vũ trụ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Các D – acid amin:
A. Thường gặp trong phân tử protein
B. Chỉ gặp ở thành phần tế bào của một số vi sinh vật
C. Có mặt ở khắp mọi nơi trong vũ trụ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Số đồng phân lập thể acid amin được tính theo công thức:
A. 2n+2
B. 2n
C. 2n-1
D. (2n + 1).2
-
Câu 18:
Hai acid amin Threonin và Isoleucin có:
A. 1C*
B. 2C*
C. 3C*
D. 4C*
-
Câu 19:
Nhận định về tính hòa tan của acid amin, chọn câu ĐÚNG:
A. Độ tan trong nước của acid amin tùy thuộc vào cấu trúc gốc R
B. Muối natri của acid glutamic có vị ngọt kiểu đạm nên thường được dùng làm gia vị
C. Trừ glycin ra, các acid amin khác đều có tính quang hoạt do có carbon bất đối
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Trong thực tế, trong dung dịch nước, acid amin bao giờ cũng có:
A. 2 dạng ion
B. 3 dạng ion
C. 4 dạng ion
D. 5 dạng ion
-
Câu 21:
Ở môi trường có pH > pHi thì acid amin có 3 dạng ion, nhưng dạng … chiếm tỷ lệ lớn, acid amin di chuyển trong điện trường về phía cực …
A. anion / dương
B. cation / âm
C. ion lưỡng cực / lưỡng cực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 22:
Ở môi trường có pH < pHi thì acid amin có 3 dạng ion, nhưng dạng … chiếm tỷ lệ lớn, acid amin di chuyển trong điện trường về phía cực …
A. anion / dương
B. cation / âm
C. ion lưỡng cực / lưỡng cực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 23:
Van-Slyke đã dùng phản ứng này để định lượng N2 của acid amin:
A. Phản ứng với HNO2
B. Phản ứng với Aldehyl (phản ứng tạo baz Schiff)
C. Phản ứng với 2,4-dinitrofluorobenzen (DNFB)
D. Phản ứng với phenylisothiocyanat (PITC)
-
Câu 24:
Sorensen đã dùng phản ứng này để định phân acid amin trong nước tiểu bằng NaOH:
A. Phản ứng với HNO2
B. Phản ứng với Aldehyl (phản ứng tạo baz Schiff)
C. Phản ứng với 2,4-dinitrofluorobenzen (DNFB)
D. Phản ứng với phenylisothiocyanat (PITC)
-
Câu 25:
Sanger đã dùng phản ứng này để xác định acid amin N tận của chuỗi peptid:
A. Phản ứng với HNO2
B. Phản ứng với Aldehyl (phản ứng tạo baz Schiff)
C. Phản ứng với 2,4-dinitrofluorobenzen (DNFB)
D. Phản ứng với phenylisothiocyanat (PITC)
-
Câu 26:
Edman đã dùng phản ứng này để xác định acid amin N tận của chuỗi polypeptid:
A. Phản ứng với HNO2
B. Phản ứng với Aldehyl (phản ứng tạo baz Schiff)
C. Phản ứng với 2,4-dinitrofluorobenzen (DNFB)
D. Phản ứng với phenylisothiocyanat (PITC)
-
Câu 27:
Nhóm –OH phenol của Tyrosin cho phản ứng đặc hiệu với thuốc thử Milon cho màu:
A. Xanh tím
B. Vàng chanh
C. Nâu đen
D. Đỏ cam
-
Câu 28:
Thuốc thử Milon gồm:
A. HgNO3/HNO3 (dd)
B. AgNO3/NH3 (dd)
C. Fe3+/to
D. H2SO4/HCl
-
Câu 29:
Phương pháp sắc ký trao đổi ion thường dùng cationit gắn với:
A. K
B. Na
C. Pb
D. Fe
-
Câu 30:
Các acid amin trong phân tử nối với nhau bằng liên kết:
A. Phân cực
B. Không phân cực
C. Phân tử
D. Peptid