1800+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hoá học, tính chất, chức năng, vai trò của các chất chủ yếu của cơ thể (gồm protein, carbohydrate, lipid và axit nucleic), và cơ chế của sự chuyển hoá các chất này trong cơ thể sống....Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vitamin nào có vai trò chống oxy hoá:
A. Vitamin B1 và Vitamin B2
B. Vitamin B5
C. Vitamin B12
D. Vitamin C và Vitamin E.
-
Câu 2:
Thiếu Vitamin nào gây rối loạn đông máu:
A. Vitamin A.
B. Vitamin K
C. Vitamin F.
D. Thiaminpyrophotphat.
-
Câu 3:
Các dạng của Vitamin A:
A. Retinol
B. Retinal
C. Retinoic acid
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 4:
Retinol, Retinal, Retinoic acid là các dạng của vitamin:
A. Vitamin A
B. Vitamin B1, B6, B12
C. Vitamin E
D. Vitamin K
-
Câu 5:
Vitamin A có các chức năng liên quan:
A. Cơ chế nhìn của mắt
B. Sự sinh sản
C. Sự tiết dịch nhầy của niêm mạc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Thiếu Vitamin A biểu hiện các rối loạn sau.
A. Quáng gà (Nightblindness), không nhìn rõ khi trời tối.
B. Tăng sự phát triển
C. Chống nhiễm trùng
D. Ăn ngon, tăng vị giác
-
Câu 7:
Vitamin nào liên quan đến sự nhìn của mắt, sự phát triển, sự sinh sản, sự tiết dịch nhầy, chống nhiễm trùng:
A. Vitamin D
B. Vitamin K
C. Vitamin F
D. Vitamin A
-
Câu 8:
Vitamin nào có tên khoa học là Tocopherol:
A. Vitamin B6
B. Vitamin B5
C. Vitamin E
D. Vitamin D
-
Câu 9:
Vitamin E có các dạng:
A. \(\alpha\) tocopherol.
B. \(\alpha, \beta\) tocopherol
C. \(\alpha ,\,\beta ,\gamma\) tocopherol.
D. \(\alpha ,\,\beta ,\gamma ,\delta\) tocopherol
-
Câu 10:
Vitamin E có vai trò:
A. Chống oxy hoá.
B. Bảo vệ màng tế bào.
C. Liên quan đến sự sinh sản
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 11:
Thiếu Vitamin E có thể xãy ra:
A. Nữ dễ sẩy thai.
B. Tinh trùng yếu.
C. Suy nhược cơ.
D. A, B, C đều đúng.
-
Câu 12:
Các acid béo không no, chuổi dài cần thiết được xếp vào loại Vitamin:
A. Vitamin E
B. Vitamin A
C. Vitamin D
D. Vitamin F
-
Câu 13:
LDH1 là enzym xúc tác cho phản ứng đồng phân hoá và dùng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Tốc độ phản ứng enzym luôn luôn tăng tuyến tính cùng với sự tăng hàm lượng enzym.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Tốc độ phản ứng enzym tăng khi nhiệt độ tăng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Vai trò xúc tác của enzym cho các phản ứng là:
A. Giảm năng lượng hoạt hóa
B. Tăng năng lượng hoạt hóa
C. Tăng sự tiếp xúc giữa các phân tử cơ chất
D. Ngăn cản phản ứng nghịch
-
Câu 17:
Enzym tham gia phản ứng tổng hợp được xếp vào loại:
A. 4 Lygase
B. 4 Lyase
C. 6 Lygase
D. 6 Lyase
-
Câu 18:
Oxidoreductase là những enzym xúc tác cho các phản ứng:
A. Oxy hóa khử
B. Phân cắt
C. Trao đổi nhóm
D. Thủy phân
-
Câu 19:
Lyase là những enzym xúc tác cho phản ứng:
A. Oxy hóa khử
B. Thủy phân
C. Đồng phân
D. Phân chia một chất thành nhiều chất không có sự tham gia của nước
-
Câu 20:
Enzym Lipase thuộc loại:
A. Lyase
B. Isomerase
C. Lygase
D. Transferase
-
Câu 21:
Đặc điểm cấu tạo của enzym:
1. Có thể là protein thuần
2. Có thể là protein tạp
3. Có coenzym là tất cả những vitamin
4. Thường có coenzym thuộc vitamin nhóm B
5. Có coenzym là những vitamin tan trong dầu
Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2, 3;
B. 1, 2, 4;
C. 1, 2, 5;
D. 2, 3, 4;
-
Câu 22:
Enzym tham gia phản ứng đồng phân hóa thuộc loại:
A. Mutase, Lygase
B. Mutase, Hydrolase
C. Isomerase, Mutase
D. Isomerase, Lyase
-
Câu 23:
Enzym có Coenzym là Pyridoxal phosphat được xếp vào nhóm:
A. Oxidoreductase
B. Transferase
C. Lyase
D. Hydrolase
-
Câu 24:
Tên enzym theo IUB được gọi theo nguyên tắc sau:
A. Tên cơ chất + đuôi ase
B. Tên loại phản ứng + đuôi ase
C. Tên Coenzym + đuôi ase
D. Mã số + tên cơ chất + loại phản ứng + đuôi ase
-
Câu 25:
Enzym với ký hiệu GPT (ALAT) gọi theo danh pháp quốc tế là:
A. 2.6.1.1. Aspartat a cetoglutarat amino transferase
B. 2.6.1.2. Alanin a cetoglutarat amino transferase
C. 2.6.1.1. Alanin Glutamat amino transferase
D. 2.6.1.2. Aspartat Glutamat amino transferase
-
Câu 26:
Trung tâm hoạt động của enzym được cấu tạo bởi:
1. Các Acid amin có nhóm hóa học hoạt tính cao (như -OH, -SH, -NH2...)
2. Cofactor
3. Ion kim loại
4. Vitamin
5. Một số monosaccarid đặc biệt
Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2, 3;
B. 1, 2, 4;
C. 1, 2, 5;
D. 2, 3, 4;
-
Câu 27:
Cofactor là:
A. Nơi gắn cơ chất và xảy ra phản ứng trên phân tử enzym
B. Vùng quyết định tính đặc hiệu của enzym
C. Chất cộng tác với Apoenzym trong quá trình xúc tác
D. Các acid amin có nhóm hoạt động
-
Câu 28:
Coenzym là gì?
A. Cofactor liên kết lõng lẽo với phần protein của enzym
B. Cofactor liên kết chặt chẽ với phần protein của enzym
C. Nhóm ngoại của protein tạp, một số được cấu tạo bởi vitamin
D. Câu A, C đúng
-
Câu 29:
Trung tâm hoạt động của enzym là protein thuần có:
A. Chuỗi polypeptid còn lại ngoài cofactor
B. Các nhóm hoạt động của Acid amin
C. Coenzym
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 30:
Trung tâm dị lập thể của enzym:
1. Là nơi gắn cơ chất
2. Được cấu tạo bởi những vitamin nhóm B
3. Có tác dụng gắn một số chất trong môi trường phản ứng và làm thuận lợi quá trình gắn cơ chất vào enzym, được gọi là trung tâm dị lập thể dương
4. Có tác dụng gắn một số chất trong môi trường phản ứng và làm cản trở quá trình gắn cơ chất vào enzym, được gọi là trung tâm dị lập thể âm
5. Có tác dụng điều hòa chuyển hóa
Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 2, 4;
B. 1, 2, 5;
C. 2, 3, 4;
D. 3, 4, 5.