1800+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hoá học, tính chất, chức năng, vai trò của các chất chủ yếu của cơ thể (gồm protein, carbohydrate, lipid và axit nucleic), và cơ chế của sự chuyển hoá các chất này trong cơ thể sống....Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Áp suất riêng phần của CO2 ở các tế bào:
1. Tỷ lệ thuận với nồng độ CO2
2. Tỷ lệ nghịch với nồng độ H+
3. Tỷ lệ thuận với nồng độ O2
4. Tỷ lệ thuận với áp suất riêng phần của O2
5. Tỷ lệ nghịch với pH
Chọn tập hợp đúng:
A. 1,2
B. 1,5
C. 3,5
D. 2,3
-
Câu 2:
Độ bão hoà oxy-Hb có đặc điểm:
1. Tỷ lệ nghịch với pH
2. Tỷ lệ thuận với pH
3. Tỷ lệ nghịch với nồng độ H+
4. Tỷ lệ thuận với p O2
5. Tỷ lệ thuận với p CO2
Chọn tập hợp đúng:
A. 1,3,4
B. 2,3,5
C. 2,3,4
D. 1,3,5
-
Câu 3:
Trong cơ thể acid carbonic được hình thành từ nước và CO2 dưới tác dụng của enzym:
A. Anhydratase
B. Carbonic transferrase
C. Anhydrase Bicarbonic
D. Anhydrase Carbonic
-
Câu 4:
Cơ chế điều hòa thăng bằng acid base của hệ đệm proteinat là:
A. Các acid amin base của protein sẽ nhận H+ khi cơ thể bị nhiễm acid
B. Các acid amin acid của protein sẽ giải phóng H+ khi cơ thể bị nhiễm kiềm.
C. Phần acid của hệ đệm sẽ giải phóng H+ khi cơ thể bị nhiễm kiềm.
D. Các câu trên đều đúng.
-
Câu 5:
Cơ chế điều hòa thăng bằng acid base của hệ đệm phosphat là:
A. Khi cơ thể bị nhiễm acid thì Na2HPO4 sẽ phóng thích H+
B. Khi cơ thể bị nhiễm kiềm thì NaH2PO4 sẽ phóng thích H+
C. Khi cơ thể bị nhiễm acid thì NaH2PO4 sẽ nhận H+
D. Khi cơ thể bị nhiễm acid thì NaH2PO4 sẽ phóng thích H+
-
Câu 6:
Cơ chế đệm của hệ đệm Hemoglobine:
A. Gắn ion H+ tạo HHb với HHbO2 sau đó lại phân ly như những acid yếu.
B. Vận chuyển oxy đến tổ chức và CO2 đào thải qua phổi.
C. Có vai trò chủ yếu chống nhiễm acid chuyển hóa tương tự chức năng điều hòa thăng bằng acid base của phổi.
D. Các trên đều đúng.
-
Câu 7:
Một người ở vùng núi cao lâu ngày có nguy cơ bị:
A. Nhiễm kiềm hô hấp
B. Nhiễm acid chuyển hóa
C. Nhiễm acid hô hấp
D. Nhiễm kiềm chuyển hóa
-
Câu 8:
Một người bị hẹp môn vị, nôn mữa nhiều và liên tục có nguy cơ bị:
A. Nhiễm acid chuyển hóa
B. Nhiễm kiềm hô hấp
C. Nhiễm kiềm chuyển hóa
D. Nhiễm acid hô hấp
-
Câu 9:
Khi bị xẹp phổi, bệnh nhân có nguy cơ bị:
A. Nhiễm kiềm chuyển hoá.
B. Nhiễm acid hô hấp.
C. Nhiễm acid chuyển hoá.
D. Nhiễm kiềm hô hấp.
-
Câu 10:
Khi bị thiếu máu do giảm chức năng vận chuyển oxy của Hb, bệnh nhân có nguy cơ bị:
A. Nhiễm kiềm chuyển hoá.
B. Nhiễm acid hô hấp.
C. Nhiễm acid chuyển hoá.
D. Nhiễm kiềm hô hấp.
-
Câu 11:
Vai trò chủ yếu của vitamin B6:
A. Tham gia vào cơ chế nhìn của mắt
B. Chống bệnh pellagra
C. Tham gia vào quá trình đông máu
D. Là coenzym của những enzym xúc tác cho phản ứng trao đổi amin và decarboxyl củamột số acid amin
-
Câu 12:
Vitamin tham gia cấu tạo coenzymA là:
A. Vitamin E
B. Vitamin B5
C. Vitamin A
D. Vitamin B
-
Câu 13:
Vitamin D cần thiết cho:
A. Quá trình chuyển hóa Ca2+và phospho
B. Chuyển hóa muối nước
C. Chuyển prothrombin thành thrombin
D. Chống thiếu máu
-
Câu 14:
Chất nào sau đây là tiền chất của vitamin D3:
A. Cholesterol
B. Acid mật
C. 7- Dehydrocholesterol
D. Coprosterol
-
Câu 15:
Vitamin A có tác dụng chính là:
A. Chống bệnh Beri Beri
B. Chống bệnh Scorbus
C. Chuyển Opsin thành Rhodopsin
D. Tham gia cấu tạo coenzym của enzym xúc tác cho phản ứng đồng phân hóa
-
Câu 16:
Vitamin B6 là coenzym của enzym:
1. Trao đổi nhóm amin
2. Trao đổi điện tử
3. Vận chuyển nhóm -CHO
4. Khử CO2
5. Chuyển hóa Tryptophan
Chọn tập hợp đúng:
A. 1, 4, 5
B. 2, 4, 5
C. 1, 2, 4
D. 1, 3, 5
-
Câu 17:
Vitamin C có cấu tạo hóa học dẫn xuất từ:
A. Glucid
B. Lipid
C. Protid
D. Glycolipid
-
Câu 18:
Thiếu Nicotinamid có thể bị bệnh:
A. Tê phù Beri Beri
B. Scorbus
C. Pellagra
D. Xerophtalmic (xơ giác mạc)
-
Câu 19:
Vitamin B5 là thành phần cấu tạo của coenzym sau:
A. NAD+, NADP+
B. FMN, FAD
C. Pyridoxal phosphat
D. Coenzym A
-
Câu 20:
Vai trò chủ yếu của vitamin B1:
A. Là coenzym của những enzym xúc tác cho phản ứng trao đổi amin và decarboxyl của một số acid amin
B. Tham gia vào quá trình đông máu.
C. Chống bệnh pellagra
D. Chống bệnh tê phu ì(Beri-Beri).
-
Câu 21:
Vitamin PP có tác dụng:
A. Chống bệnh Beri - Beri.
B. Chống bệnh Scorbus (bệnh chảy máu chân răng)
C. Chuyển opsin thành rhodopsin
D. Chống bệnh vảy nến (bệnh Pellagra)
-
Câu 22:
Chất nào là tiền chất trực tiếp của Vitamin D2:
A. Cholesterol
B. Acid mật
C. Phospholipid
D. Ergosterol
-
Câu 23:
NAD+, NADP+ là coenzym của những enzym xúc tác cho phản ứng:
A. Trao đổi amin
B. Trao đổi điện tử
C. Trao đổi hydro
D. Trao đổi nhóm -CH3
-
Câu 24:
Coenzym FAD, FMN trong thành phần cấu tạo có:
A. Vitamin B1
B. Vitamin B2
C. Vitamin B3
D. Vitamin B8
-
Câu 25:
Các enzym thuộc nhóm Transaminase trong thành phần cấu tạo có:
A. Nicotinamid
B. Biotin
C. Acid folic
D. Pyridoxal phosphat
-
Câu 26:
Phân tử NAD có chứa:
A. Một gốc phosphat
B. 2 gốc phosphat
C. 3 gốc phosphat
D. 4 gốc phosphat
-
Câu 27:
Acid amin 1 + Acid a cetonic 2 \(\leftrightarrow\) Acid amin 2 + Acid a cetonic 1. được xúc tác bởi một enzym mà coenzym là:
A. Vitamin PP
B. Acid folic
C. Pyridoxal phosphat
D. Vitamin B2
-
Câu 28:
Vitamin là:
A. Chất cần thiết cuả cơ thể mà cơ thể không tổng hợp được.
B. Viatmin là coenzyme.
C. Câu A đúng, câu B sai.
D. Câu A sai, câu B đúng
-
Câu 29:
Vitamin nào sau có vai trò bảo vệ thượng bì:
A. Vitamin C
B. Vitamin A
C. Vitamin B1.
D. Vitamin B12.
-
Câu 30:
Vitamin nào có vai trò tác dụng lên quá trình lắng đọng Canxi và Photpho ở xương:
A. Vitamin D
B. Vitamin nhóm B.
C. Vitamin tan trong dầu.
D. Vitamin C.