1800+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hoá học, tính chất, chức năng, vai trò của các chất chủ yếu của cơ thể (gồm protein, carbohydrate, lipid và axit nucleic), và cơ chế của sự chuyển hoá các chất này trong cơ thể sống....Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cơ chế gây độc của CO:
A. Ức chế cytocrom oxydase
B. Ức chế vận chuyển oxy
C. Huỷ hồng cầu
D. Chelat hoá các kim loại
-
Câu 2:
Cơ chế tác dụng của thuốc tê, thuốc mê:
A. Cản trở sự tổng hợp ADN và ARN
B. Tương tác với lipid màng tế bào làm ảnh hưởng đến nhịp khử phân cực
C. Không ghép đôi quá trình phosphoryl oxy hoá
D. Ức chế enzym thuận nghịch
-
Câu 3:
Cách dùng thuốc có thể gây nhiễm độc cho cơ thể:
1. Glutation giảm hiệu lực nên sinh ra các gốc tự do
2. Gây tổn hại đến tế bào gan và làm cho tế bào gan bị huỷ hoại.
3. Khi uống thuốc quá liều, sẽ ảnh hưởng đến tim gây loạn nhịp tim.
4. Suy thận và tăng hô hấp nên tim đập nhanh
5. Có thể gây ngừng thở và chết.
Chọn tập hợp đúng:
A. 1,2,3
B. 1,3,4
C. 1,4,5
D. 2,3,4
-
Câu 4:
Thông thường người ta điều trị nhiễm độc bằng cách:
1. Giải quyết hô hấp kém, hút hơi, shock, run, mê sảng,
2. Tăng MetHb trong máu, tăng thân nhiệt, giảm thân nhiệt.
3. Liệu pháp điều trị thường là duy trì chức năng sinh tồn của bệnh nhân
4. Giúp cơ thể tự đào thải được thuốc ra khỏi cơ thể.
5. Cho nôn, rửa dạ dày, chống nhiễm độc da.
Chọn tập hợp đúng:
A. 1,2,3
B. 1,2,4
C. 1,3,4
D. 2,3,4
-
Câu 5:
Đặc tính sinh học quan trọng của ARNm trong quá trình tham gia quá trình tổng hợp protein là:
A. Mang thông tin về cấu trúc của protein
B. Chứa mật mã di truyền
C. Trực tiếp tham gia quá trình tổng hợp protein
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 6:
Một bộ ba mật mã mã hoá cho:
A. Một acid amin của protein
B. Một ARN vận chuyển
C. Một ARN thông tin
D. Một ARN ribosom
-
Câu 7:
ARN vận chuyển có những đặc điểm nào sau đây:
1. Còn được gọi là ARN hoà tan vì nó hoà tan trong dịch bào
2. ARNt được tổng hợp dựa trên khuôn là sợi ARN
3. ARNt gắn đặc hiệu với acid amin nhất định
4. Có hơn 20 ARNt khác nhau
5. Có đến 20 ARNt khác nhau
Chọn tập hợp đúng:
A. 1,2,3
B. 1,3,4
C. 1,3,5
D. 2,3,4
-
Câu 8:
Cấu trúc chung của ARNt gồm 4 cánh tay:
A. Cánh tay acid amin, Cánh tay DHU, Cánh tay T\(\psi\)C, Cánh tay mã hoá
B. Cánh tay acid amin, Cánh tay DHU, Cánh tay T\(\psi\)C, Cánh tay đối mã
C. Cánh tay acid amin, Cánh tay THU, Cánh tay T\(\psi\)C, Cánh tay đối mã
D. Cánh tay acid amin, Cánh tay D\(\psi\)U, Cánh tay T\(\psi\)C, Cánh tay đối mã
-
Câu 9:
Mã mở đầu là AUG:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Sao chép là sự tổng hợp ARNm trên khuôn ADN nhờ ARN polymerase.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Sự phiên dịch ARNm là quá trình sinh tổng hợp protein.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Sự kết thúc chuỗi polypeptid được báo hiệu bởi một trong ba bộ ba mật mã kết thúc UAG, UAA, UGA.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
ARN polymerase xúc tác sự gắn dần các ribonucleotid dựa trên khuôn là gen cấu trúc tương ứng, tạo nên phân tử lai ADN-ARN.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
ARNt đóng vai trò vận chuyển acid amin và đọc mã.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Các yếu tố mở đầu, kéo dài và kết thúc:
1. Bản chất các yếu tố nầy là acid amin
2. Yếu tố mở đầu IF: Các yếu tố nầy cần cho sự tạo thành phức hợp mở đầu.
3. Yếu tố kéo dài EF: Cần cho sự chuyển vị peptidyl-ARNt
4. Yếu tố kết thúc hay yếu tố giải phóng RF: Cần cho sự kết thúc của sự tạo thành chuỗi polypeptid
5. Yếu tố kéo dài EF: Cần cho sự tạo thành phức hợp amioacyl-ARNt
Chọn tập hợp đúng:
A. 1,2,3
B. 1,3,4
C. 1,4,5
D. 2,3,4
-
Câu 16:
Quá trình sinh tổng hợp protein gồm:
1. Sao chép là sự tổng hợp ARNm trên khuôn ADN nhờ ARN polymerase.
2. ARNm được tổng hợp trên khuôn ADN theo qui luật đôi base bổ sung.
3. Sao chép là sự tổng hợp ADN trên khuôn ADN
4. Sự phiên dịch ARNm là quá trình sinh tổng hợp protein.
5. Sự phiên dịch là quá trình tổng hợp ARNm từ sợi khuôn ADN
Chọn tập hợp đúng:
A. 1,2,4
B. 1,2,5
C. 2,3,4
D. 1,3,4
-
Câu 17:
Mã nào sau đây là mã mở đầu:
A. UGA
B. AUG
C. UAA
D. AGU
-
Câu 18:
Mã nào là mã kết thúc:
A. UGA
B. AGU
C. UUA
D. GAU
-
Câu 19:
Những mã nào sau đây là những mã kết thúc:
A. UCG, UAG, UGA
B. UGG, UAU, UAA
C. UUA, UCG, AUA
D. UAA, UAG, UGA
-
Câu 20:
Quá trình biểu hiện gen gồm có:
A. Quá trình giải mã và phiên dịch
B. Quá trình sao chép và phiên dịch
C. Quá trình chuyển mã và sao chép
D. Quá trình nhân đôi và giải mã
-
Câu 21:
pH là thông số không cần kết hợp thông số khác vẫn đánh giá tình trạng thăng bằng acid base một cách chính xác.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Hệ đệm gồm: một acid mạnh và muối của acid đó với một base yếu.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Dựa theo phương trình Henderson Hasselbach, ta có thể lý giải được sự thay đổi pH theo nồng độ HCO3-, áp suất CO2, nồng độ H2CO3, nồng độ CO2
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Base dư là tổng số các anion đệm của một lít máu toàn phần.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Base đệm là tổng số các anion đệm của một lít máu toàn phần.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 26:
Base dư là sự chênh lệch trị số base đệm đo bởi một người đang được xét nghiệm và một người bình thường.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Cơ chế đệm của hệ đệm bicarbonat là khi acid mạnh vào cơ thể sẽ kết hợp với phần kiềm của hệ đệm cho muối trung hoà.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Cơ chế đệm của phổi là đào thải CO2, chủ yếu chống nhiễm kiềm chuyển hoá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Cơ chế đệm của thận là tái hấp thu HCO3-, đào thải H+, chủ yếu chống nhiễm acid chuyển hoá.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Khi ở vùng núi cao, cơ thể dễ bị nhiễm acid hô hấp.
A. Đúng
B. Sai