1800+ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa Sinh có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành ôn thi đạt kết quả cao. Nội dung câu hỏi bao gồm những kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hoá học, tính chất, chức năng, vai trò của các chất chủ yếu của cơ thể (gồm protein, carbohydrate, lipid và axit nucleic), và cơ chế của sự chuyển hoá các chất này trong cơ thể sống....Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quá trình của đồng hoá có 3 bước theo thứ tự:
A. Tiêu hoá, hấp thụ, tổng hợp
B. Tổng hợp, hấp thụ, tiêu hoá
C. Hấp thụ, tổng hợp, tiêu hoá
D. Tiêu hóa, tổng hợp, hấp thụ
-
Câu 2:
Sản phẩm của quá trình đường phân là:
A. H2O, ATP, Pyruvat, O2
B. ATP, Pyruvat
C. NADH, CO2, Pyruvat
D. ATP, NADH, O2
-
Câu 3:
Đặc tính nào sau đây chỉ có ở tinh bột:
A. Khả năng tạo màng
B. Khả năng tạo gel
C. Sự thoái hóa
D. Sự hồ hóa
-
Câu 4:
Cellobiose được tạo thành khi thủy phân:
A. Tinh bột
B. Cellulose
C. Hemicelluloses
D. Pectin
-
Câu 5:
Saccharose được kết hợp bởi:
A. \(\alpha\) -D-Glucose và \(\beta\)-D-Fructose
B. \(\beta\) -D-Glucose và \(\alpha\)-D-Fructose
C. \(\alpha\) -L-Glucose và \(\beta\)-L-Fructose
D. \(\beta\)-L-Glucose và \(\alpha\)-L-Fructose
-
Câu 6:
Tính nhớt dẻo của tinh bột tăng trong môi trường kiềm là vì:
A. Trong môi trường kiềm cấu trúc tinh bột bị phá hủy để lộ những nhóm chức nên dễ kết hợp với H2O làm tăng tính dẽo cho tinh bột
B. Trong môi trường kiềm cấu trúc tinh bột không bị phá hủy, trạng thái được giữa bền dẫn đến có tính nhớt tốt
C. Trong môi trường kiềm tạo ra nhiều ion -OH làm tăng tính giữ nước nên làm tăng độ nhớt
D. A,B,C đều sai
-
Câu 7:
Enzyme nào tham gia xúc tác cho phản ứng phosphoryl:
A. Phosphoglucokinase
B. Glucose phosphorilaza
C. Phosphorilaza
D. Syntetase
-
Câu 8:
Các polysacarit nào sau đây là polysaccharide tạo hình:
A. Cellulose, chitin, glycozen
B. Cellulose, tinh bột, glycozen
C. Pectin, chitin, cellulose
D. Tinh bột, glycozen, pectin
-
Câu 9:
Nhóm nào sau đây chứa saccharide không lên men được bởi nấm men:
A. Saccharose, maltose, lactose
B. Saccharose, cellobiose, maltose
C. Tinh bột, maltose, glucose
D. Fructose, galactose, saccharose
-
Câu 10:
Chất độc là:
A. Chất làm chết người và động vật
B. Nước không chứa các ion
C. Chất khi bị nhiễm một lượng nào đó sẽ gây đau hoặc chết
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 11:
Nhiễm độc mãn là:
A. Bị nhiễm độc cấp lâu ngày chuyển thành mãn
B. Bị nhiễm độc từ từ và không chuyển thành bệnh cấp tính
C. Bệnh biểu hiện ra sau 5 đến 10 năm
D. Bệnh biểu hiện ra từ tuần, năm hay lâu hơn
-
Câu 12:
E. LD50 chỉ:
A. Lượng chất độc gây chết vật thí nghiệm
B. Lượng chất độc gây chết một nửa quần thể vật thí nghiệm
C. Lượng chất độc gây đau một nửa quần thể vật thí nghiệm
D. Hàm lượng 50mg% chất độc gây chết một nửa quần thể vật thí nghiệm
-
Câu 13:
Mức độ độc được phân chia dựa vào liều gây chết người:
A. Tính trên kg thân trọng
B. Tính trên trọng lượng trung bình của một con người
C. Tính trên kg thân trọng hoặc tính trên trọng lượng trung bình của một con người
D. Tính trên kg thân trọng và tính trên trọng lượng trung bình của một con người
-
Câu 14:
Cơ chế phân tử của độc chất là:
A. Ức chế hoạt động của enzym
B. Tổng hợp nên chất gây chết người
C. Ngăn cản vận chuyển oxi
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 15:
Các yếu tố ảnh hưởng đến độc tính là:
A. Dùng không đúng liều
B. Trạng thái của chất độc
C. Tính hoà tan trong lipid
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 16:
P-450 là:
A. Protein có đỉnh hấp thụ ở 450 nm
B. Enzym có đỉnh hấp thụ ở 450 nm
C. Hormon có đỉnh hấp thụ ở 450 nm
D. Cytocrom có đỉnh hấp thụ ở 450 nm
-
Câu 17:
Phương pháp thường dùng để định lượng chất độc trong PXN là:
A. Phương pháp quang phổ hấp thụ
B. Phương pháp miễn dịch
C. Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử có cải tiến
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 18:
Test sàng lọc được thực hiện trong PXN khi:
A. Không được cung cấp thông tin chính xácvề việc dùng thuốc
B. Nghi ngờ sử dụng một loại thuốc nào đó
C. Chưa xác định chất độc gì
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 19:
LD50 của Nicotin đối với chuột lang theo đường tĩnh mạch là 1mg/kg. Điều này có nghĩa là:
A. 5 mg có thể gây chết một con chuột nặng 500g
B. 5g có thể gây chết một con chuột nặng 500g
C. 0,5 mg có thể gây chết một con chuột nặng 500g
D. 0,5 g có thể gây chết một con chuột nặng 500g
-
Câu 20:
LD50 của Ethanol đối với chuột lang theo đường miệng là 10g/kg. Điều này có nghĩa là:
A. 5 mg gây chết một con chuột thí nghiệm nặng 500g
B. 0,5 mg gây chết một con chuột thí nghiệm nặng 500g
C. 0,5 g gây chết một con chuột thí nghiệm nặng 500g
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 21:
Cơ chế phân tử của chất độc là:
1. Ức chế enzym không thuận nghịch
2. Cản trở tổng hợp acid nucleic
3. Ức chế cytocrom oxydase
4. Huỷ hoại tổ chức khi tiếp xúc
A. 1,2,3
B. 1,2,4
C. 1,3,4
D. 2,3,4
-
Câu 22:
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc là:
1. Tính hoà tan của chất độc khi xâm nhập vào cơ thể
2. Trạng thái rắn, lỏng hay khí
3. Thời điểm sử dụng
4. Tuổi tác hay di truyền
5. Tâm sinh lý của người dùng
A. 1,2,3
B. 1,2,4
C. 1,2,5
D. 1,3 4
-
Câu 23:
Gan có khả năng khử độc cho cơ thể nhờ:
A. Gan tổng hợp được protein
B. Gan chứa các enzym GOT và GPT
C. Gan điều hoà đường huyết
D. Gan chứa các enzym oxy hoá
-
Câu 24:
Người ta có thể dựa vào các triệu chứng sau đây để xác định được chất độc đã dùng:
A. Nôn, co cứng cơ
B. Lú lẫn, hôn mê
C. Kém hô hấp, giảm huyết áp
D. Tất cả các câu trên đếu sai
-
Câu 25:
Liều độc LD50 của nicotin đối với chuột lang theo đường tĩnh mạch là:
A. 1 mg/kg
B. 10 mg/kg
C. 0,1 mg/kg
D. 100 mg/kg
-
Câu 26:
Liều độc LD50 của Dioxin đối với heo theo đường tĩnh mạch là:
A. 1 mg/kg
B. 10 mg/kg
C. 0, 001 mg/kg
D. 0,1 mg/kg
-
Câu 27:
Liều độc LD50 của ethanol đối với chuột theo đường miệng là:
A. 10 mg/kg
B. 10 g/kg
C. 0,1 mg/kg
D. 100 mg/kg
-
Câu 28:
Tính chất nào sau đây của các chất độc ảnh hưởng đến tính độc:
A. Tính chất phân cực trong dung môi
B. Kích thước phân tử
C. Tính hoà tan
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 29:
Cơ chế gây độc của arsen:
A. Ức chế cytocrom oxydase
B. Ức chế vận chuyển oxy
C. Huỷ hồng cầu
D. Chelat hoá các kim loại
-
Câu 30:
Cơ chế gây độc của cyanur:
A. Ức chế cytocrom oxydase
B. Ức chế vận chuyển oxy
C. Huỷ hồng cầu
D. Chelat hoá các kim loại