1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Triết học Mác ra đời vào thời gian nào?
A. Những năm 20 của thế kỷ XIX
B. Những năm 30 của thế kỷ XIX.
C. Những năm 40 của thế kỷ XIX.
D. Những năm 50 của thế kỷ XIX.
-
Câu 2:
Điều kiện kinh tế xã hội cho sự ra đời của triết học Mác - Lênin?
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố và phát triển.
B. Giai cấp vô sản ra đời và trở thành lực lượng chính trị - xã hội độc lập
C. Giai cấp tư sản đã trở nên bảo thủ.
D. A và B.
-
Câu 3:
Triết học Mác ra đời trong điều kiện kinh tế - xã hội nào?
A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành phương thức sản xuất thống trị.
B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mới xuất hiện.
C. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc.
D. Cả a, b, c
-
Câu 4:
Nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác là gì?
A. Chủ nghĩa duy vật Khai sáng Pháp
B. Triết học cổ điển Đức
C. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
D. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh
-
Câu 5:
Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Triết học Mác là sự kết hợp phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc
B. Triết học Mác có sự thống nhất giữa phương pháp biện chứng và thế giới quan duy vật.
C. Triết học Mác kế thừa và cải tạo phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở duy vật.
-
Câu 6:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trong triết học Mác, phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật thống nhất với nhau.
B. Triết học Mác là sự kết hợp phép biện chứng của Hêghen với chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc
C. Trong triết học Mác, phép biện chứng tách rời với chủ nghĩa duy vật.
-
Câu 7:
Đâu là nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác?
A. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
B. Kinh tế chính trị cổ điển Đức
C. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại
D. Khoa học tự nhiên thế kỷ XVII - XVIII.
-
Câu 8:
Đâu là nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác?
A. Tư tưởng xã hội phương Đông cổ đại
B. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và Anh
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII ở Tây Âu.
D. Phép biện chứng tự phát trong triết học Hy Lạp cổ đại.
-
Câu 9:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tác động của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX đối với phương pháp tư duy siêu hình, luận điểm nào sau đây là đúng.
A. Khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX phù hợp với phương pháp tư duy siêu hình.
B. Khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX làm bộc lộ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong việc nhận thức thế giới
C. KHTN khẳng định vai trò tích cực của phương pháp tư duy siêu hình
-
Câu 10:
Những phát minh của khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX đã cung cấp cơ sở tri thức khoa học cho sự phát triển cái gì?
A. Phát triển phương pháp tư duy siêu hình
B. Phát triển phép biện chứng tự phát
C. Phát triển tính thần bí của phép biện chứng duy tâm
D. Phát triển tư duy biện chứng thoát khỏi tính tự phát thời kỳ cổ đại và thoát khỏi cái vỏ thần bí của phép biện chứng duy tâm.
-
Câu 11:
Ba phát minh lớn nhất của khoa học tự nhiên làm cơ sở khoa học tự nhiên cho sự ra đời tư duy biện chứng duy vật đầu thế kỷ XIX là những phát minh nào?
A. (1) Thuyết mặt trời làm trung tâm vũ trụ của Côpécních, (2) định luật bảo toàn khối lượng của Lômônôxốp, (3) học thuyết tế bào.
B. (1) Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, (2) học thuyết tế bào, (3) học thuyết tiến hoá của Đácuyn.
C. (1) Phát hiện ra nguyên tử, 2) phát hiện ra điện tử, 3) định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
-
Câu 12:
Về mặt triết học, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng chứng minh cho quan điểm nào?
A. Quan điểm siêu hình phủ nhận sự vận động.
B. Quan điểm duy tâm phủ nhận sự vận động là khách quan.
C. Quan điểm biện chứng duy vật thừa nhận sự chuyển hoá lẫn nhau của giới tự nhiên vô cơ.
-
Câu 13:
Ba phát minh trong khoa học tự nhiên: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến hoá chứng minh thế giới vật chất có tính chất gì?
A. Tính chất tách rời tĩnh tại của thế giới vật chất.
B. Tính chất biện chứng của sự vận động và phát triển của thế giới vật chất.
C. Tính chất không tồn tại thực của thế giới vật chất.
-
Câu 14:
Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra nguồn gốc tự nhiên của con ngươì, chống lại quan điểm tôn giáo?
A. Học thuyết tế bào.
B. Học thuyết tiến hóa.
C. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
-
Câu 15:
Phát minh nào trong khoa học tự nhiên nửa đầu thế kỷ XIX vạch ra sự thống nhất giữa thế giới động vật và thực vật?
A. Học thuyết tế bào.
B. Học thuyết tiến hoá.
C. Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
-
Câu 16:
Khẳng định nào sau đây là đúng
A. Triết học Mác ra đời vào giữa thế kỷ XIX là một tất yếu lịch sử.
B. Triết học Mác ra đời do thiên tài của Mác và Ăngghen.
C. Triết học Mác ra đời hoàn toàn ngẫu nhiên.
D. Triết học Mác ra đời thực hiện mục đích đã được định trước.
-
Câu 17:
Cho biết năm sinh, năm mất và nơi sinh của Mác
A. 1818 - 1883, ở Béc-linh
B. 1818 - 1884, ở thành phố Tơ-re-vơ tỉnh Ranh
C. 1817 - 1883, ở thành phố Tơ-re-vơ, tỉnh Ranh
D. 1818 - 1883, ở thành phố Tơ-re-vơ, tỉnh Ranh
-
Câu 18:
Khi học ở Béc-linh về triết học, Mác đứmg trên quan điểm nào?
A. Triết học duy vật biện chứng
B. Triết học duy vật siêu hình
C. Triết học duy tâm của Hêghen
D. Triết học kinh viện của tôn giáo.
-
Câu 19:
Khi học ở Béc-linh, Mác tham gia hoạt động trong trào lưu triết học nào?
A. Phái Hêghen già (phái bảo thủ)
B. Phái Hêghen trẻ (phái cấp tiến)
C. Không tham gia vào phái nào.
-
Câu 20:
Vào năm 1841, Mác coi nhiệm vụ của triết học phải phục vụ cái gì?
A. Phục vụ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.
B. Phục vụ chế độ xã hội hiện tại
C. Phục vụ cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người.
-
Câu 21:
Vào năm 1841, trong tư tưởng của Mác có mâu thuẫn gì?
A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần.
B. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với tinh thần cách mạng vô sản
C. Cả a và b.
-
Câu 22:
Ph. Ăngghen sinh năm nào, ở đâu và mất năm nào?
A. 1819 - 1895, ở thành phố Bác-men
B. 1820 - 1895, ở thành Béc-linh
C. 1820 - 1895, ở thành phố Bác-men.
D. 1821 - 1895, ở thành phố Bác-men.
-
Câu 23:
Vào những năm 30 của thế kỷ XIX Ph. Ăngghen đã tham gia vào nhóm triết học nào, ở đâu?
A. Phái Hêghen già, ở Béc-linh.
B. Phái Hêghen trẻ, ở Béc-linh.
C. Hêghen già, ở Bác-men.
D. Hêghen trẻ, ở Bác-men.
-
Câu 24:
Vào năm 1841 - 1842, về mặt triết học Ph. Ăngghen đứng trên lập trường triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
-
Câu 25:
Vào năm 1841 - 1842, Ph. Ăngghen đã nhận thấy mâu thuẫn gì trong triết học của Hêghen?
A. Mâu thuẫn giữa phương pháp biện chứng và hệ thống duy tâm.
B. Mâu thuẫn giữa tính cách mạng và tính bảo thủ trong triết học Hêghen.
C. Mâu thuẫn giữa phương pháp siêu hình và hệ thống duy tâm.
-
Câu 26:
Tác phẩm nào đánh dấu việc hoàn thành bước chuyển từ lập trường triết học duy tâm sang lập trường triết học duy vật của Mác?
A. Nhận xét bản chỉ thị mới nhất về chế độ kiểm duyệt của Phổ.
B. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen.
C. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu.
-
Câu 27:
Tác phẩm nào của Mác và Ăngghen đánh dấu sự hoàn thành về cơ bản triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung?
A. Hệ tư tưởng Đức
B. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản.
C. Sự khốn cùng của triết học
D. Luận cương về Phoi-ơ-bắc.
-
Câu 28:
Tác phẩm "Tư bản" do ai viết?
A. C. Mác.
B. Ph. Ăngghen
C. C. Mác và Ph. Ăngghen
-
Câu 29:
Tác phẩm "Chống Đuyrinh" là của tác giả nào và viết vào năm nào?
A. C. Mác, vào 1876 - 1878
B. Ph. Ăngghen, vào 1876 - 1878.
C. C. Mác và Ph. Ăngghen, vào 1877 - 1878.
D. Ph. Ăngghen, vào 1877 - 1878
-
Câu 30:
Luận điểm sau là của ai và trong tác phẩm nào: "Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới".
A. Của Ph. Ăngghen, trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên".
B. Của C. Mác, trong tác phẩm "Luận cương về Phoi-ơ-bắc".
C. Của Lênin, trong tác phẩm "Bút ký triết học".