1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật và lịch sử, C.Mác đã bước đầu đặt cơ sở lý luận cho:
A. Kinh tế chính trị học.
B. Chủ nghĩa cộng sản khoa học.
C. Đạo đức học.
D. Chủ nghĩa xã hội khoa học
-
Câu 2:
Cái quy định hành vi lịch sử đầu tiên và cũng là động lực thúc đẩy con người hoạt động trong suốt lịch sử của mình là:
A. Mục tiêu, lý tưởng.
B. Khát vọng quyền lực về kinh tế, chính trị.
C. Nhu cầu và lợi ích.
D. Lý tưởng sống
-
Câu 3:
Điểm xuất phát để con người đặt ra mục đích của mình là gì?
A. Nhu cầu và lợi ích.
B. Điều kiện khách quan.
C. Năng lực của họ.
D. Hoàn cảnh sống
-
Câu 4:
Ý nghĩa của phạm trù hình thái kinh tế – xã hội?
A. Đem lại sự hiểu biết toàn diện về mọi xã hội trong lịch sử.
B. Đem lại sự hiểu biết đầy đủ về một xã hội cụ thể.
C. Đem lại những nguyên tắc phương pháp luận xuất phát để nghiên cứu xã hội.
D. Đem lại một phương pháp tiếp cận xã hội mới.
-
Câu 5:
Công lao phát hiện ra vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp gắn với tên tuổi:
A. Các nhà sử học Pháp.
B. Các nhà kinh tế chính trị học Anh.
C. C Mác và Ph. Ăng ghen.
D. Các nhà tư tưởng tư sản
-
Câu 6:
Cơ sở để xác định các giai cấp theo quan điểm của triết học Mác – Lênin?
A. Quan hệ sản xuất.
B. Lực lượng sản xuất.
C. Phương thức sản xuất.
D. Cơ sở hạ tầng.
-
Câu 7:
Nguyên nhân tính lạc hậu của ý thức xã hội?
A. Do ý thức xã hội không phản ánh kịp sự phát triển của cuộc sống.
B. Do sức ỳ của tâm lý xã hội.
C. Do đấu tranh tư tưởng giữa các giai cấp.
D. Cả A và B
-
Câu 8:
Tôn giáo có các nguồn gốc là:
A. Nguồn gốc xã hội.
B. Nguồn gốc tâm lý
C. Nguồn gốc giai cấp
D. Nguồn gốc nhận thức.
-
Câu 9:
Cách mạng khoa học kỹ thuật đã và đang trải qua:
A. 2 giai đoạn
B. 3 giai đoạn
C. 4 giai đoạn
D. Nhiều giai đoạn
-
Câu 10:
Kết cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp thường gồm:
A. Các giai cấp cơ bản.
B. Các giai cấp cơ bản và các giai cấp không cơ bản.
C. Các giai cấp cơ bản, các giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian.
D. Các giai cấp đối kháng
-
Câu 11:
Tìm câu thiếu nội dung nhất về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức trong các câu sau:
A. Là cơ sở, mục đích, động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý
B. Là nguồn gốc, cơ sở, mục đích của nhận thức
C. Là mục đích, cơ sở, động lực của nhận thức và làm tiêu chuẩn cho kinh nghiệm
D. Thước đo để phát hiện sự đúng sai của cảm giác, của kinh nghiệm và của lý luận
-
Câu 12:
Hãy chỉ ra luận điểm thể hiện lập trường Duy tâm trong các luận điểm sau:
A. Chân lý là tri thức phản ánh đúng hiện thực khách quan và đã được thực tiễn kiểm nghiệm, vì vậy, có thể áp dụng chân lý đó vào mọi nơi, mọi lúc, mọi việc đều đúng
B. Giới động vật và thực vật hoàn toàn tách rời nhau, không có nguồn gốc chung
C. Sự phát huy tính năng động chủ quan của con người muốn có hiệu quả bao giờ cũng phải dựa vào cơ sở vật chất
D. Chân lý chỉ tồn tại trong nhận thức con người. Vì vậy nội dung của chân lý là do chủ quan của con người tạo ra
-
Câu 13:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường Duy vật biện chứng trong các luận điểm sau:
A. Thế giới tồn tại khách quan, còn quy luật vận động và phát triển của thế giới do ý thức con người tạo ra.
B. Phát triển là quá trình tiến bộ, theo đường thẳng.
C. Mỗi chân lý khoa học dù có tính tương đối vẫn chứa đựng yếu tố của chân lý tuyệt đối.
D. Vật chất là thực tại, tồn tại phụ thuộc vào cảm giác của con người.
-
Câu 14:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường Duy vật siêu hình trong các luận điểm sau:
A. Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động và phát triển.
B. Phủ định của phủ định là sự loại bỏ hoàn toàn sự vật cũ.
C. Nhân quả là mối liên hệ có tính chủ quan, do con người xác lập.
D. Nhận thức chẳng qua chỉ là phức hợp các cảm giác của con người.
-
Câu 15:
Hãy chỉ ra luận điểm thể hiện lập trường Duy vật siêu hình về lịch sử trong các luận điểm sau:
A. Quan hệ sản xuất có tính vật chất, quyết định mọi quan hệ xã hội khác.
B. Nguyên nhân của mọi biến đổi trong lịch sử, xét đến cùng là do tư tưởng của con người đang luôn luôn thay đổi.
C. Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.
D. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, đồng thời kiến trúc thượng tầng tác động ngược trở lại đối với cơ sở hạ tầng.
-
Câu 16:
Hãy chỉ ra luận điểm thể hiện lập trường Duy tâm về lịch sử trong các câu sau:
A. Sự thịnh suy của mỗi dân tộc là do ý chí của người đứng đầu quốc gia quyết định.
B. Quan hệ sản xuất là những quan hệ xã hội có tính vật chất được hình thành không tuỳ thuộc ý muốn của những người sản xuất.
C. Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.
D. Trong một cung điện, người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh.
-
Câu 17:
Hãy chỉ ra luận điểm thể hiện lập trường Duy vật siêu hình về lịch sử trong các câu sau:
A. Phương thức sản xuất là cách thức con người tiến hành quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
B. Xã hội là một tổng số các bộ phận được cấu thành và biến đổi tuỳ ý muốn con người.
C. Xã hội là một tổ hợp các bộ phận được cấu thành và biến đổi một cách ngẫu nhiên.
D. Tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động đều phải thông qua đầu óc của họ. Vì vậy phải tìm động lực sâu xa của lịch sử ở trong tư tưởng và ý chí của con người.
-
Câu 18:
Hãy chỉ ra luận điểm thể hiện lập trường Duy tâm trong các câu sau:
A. Chỉ dựa vào các quan hệ kinh tế hiện có cũng có thể giải thích đầy đủ bất kỳ học thuyết chính trị nào.
B. Chỉ dựa vào các quan hệ kinh tế hiện có cũng có thể giải thích đúng bất kỳ tư tưởng pháp quyền nào.
C. Mọi thuyết đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ.
D. Hoạt động của con người khác với động vật là có ý thức, vì thế ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ.
-
Câu 19:
Hãy chỉ ra luận điểm thể hiện lập trường Duy vật biện chứng về lịch sử trong các câu sau:
A. Quan hệ sản xuất là những quan hệ xã hội có tính vật chất quyết định mọi quan hệ xã hội khác.
B. Nguyên nhân của mọi biến đổi trong lịch sử, xét đến cùng là do tư tưởng của con người đang luôn luôn thay đổi.
C. Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sử.
D. Sự thịnh suy của mỗi dân tộc là do ý chí của người đứng đầu quốc gia quyết định.
-
Câu 20:
Tìm luận điểm tóm tắt sai về khái niệm Tồn tại xã hội trong các câu sau:
A. Đó là một khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
B. Chỉ toàn bộ các yếu tố vật chất bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Bao gồm hoàn cảnh địa lý tự nhiên, dân cư và phương thức sản xuất.
C. Trong ba yếu tố của Tồn tại xã hội thì hoàn cảnh địa lý tự nhiên là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự biến đổi, phát triển của xã hội.
D. Trong ba yếu tố của Tồn tại xã hội thì phương thức sản xuất là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự biến đổi, phát triển của xã hội.
-
Câu 21:
Tìm câu tóm tắt sai về khái niệm Quan hệ sản xuất trong các câu sau:
A. Mối quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất của cải vật chất được gọi là Quan hệ sản xuất.
B. Cũng như Lực lượng sản xuất, Quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực đời sống vật chất xã hội.
C. Tính vật chất của Quan hệ sản xuất được biểu hiện ở chỗ chúng tồn tại khách quan, phụ thuộc vào ý thức con người
D. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế cơ bản của một hình thái kinh tế-xã hội.
-
Câu 22:
Tìm câu tóm tắt sai về mối quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất trong các câu sau:
A. Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất là hai mặt của Phương thức sản xuất, tồn tại không tách rời nhau.
B. Mối quan hệ biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất là nội dung quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của Lực lượng sản xuất.
C. Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của Lực lượng sản xuất là quy luật xã hội phổ biến trong tất cả các xã hội có đối kháng giai cấp.
D. Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của Lực lượng sản xuất vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của Quan hệ sản xuất vào sự phát triển của Lực lượng sản xuất, đồng thời Quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại Lực lượng sản xuất.
-
Câu 23:
Phát hiện luận điểm sai về Lực lượng sản xuất trong các luận điểm sau đây:
A. Đối tượng lao động là yếu tố động nhất và cách mạng nhất trong Lực lượng sản xuất.
B. Tư liệu lao động là cơ sở của sự kế tục lịch sử xã hội.
C. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong kiến.
D. Năng suất lao động xã hội là thước đo trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất.
-
Câu 24:
Luận điểm “giai cấp là những tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử” thuộc lập trường triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
B. Chủ nghĩa duy tâm lịch sử.
C. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.
D. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
-
Câu 25:
Tìm câu trả lời đúng trong các câu sau về Phủ định biện chứng:
A. Là sự phủ định có tính khách quan, tự thân, có tính kế thừa và có thêm yếu tố mới.
B. Là sự phủ định có sự can thiệp của con người, có tính kế thừa và làm chấm dứt quá trình phát triển.
C. Là tự thân phủ định làm cho cái cũ hoàn toàn mất đi và làm cho cái mới khác nhau về chất với cái cũ.
D. Là sự phủ nhận hoàn toàn cái cũ, xác lập cái mới khác cái cũ do có sự can thiệp của con người.
-
Câu 26:
Tìm câu trả lời đúng nhất về phạm trù Cái chung trong các câu sau:
A. Là cái được tập hợp từ tất cả Cái riêng lại, mang tính khách quan, phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy
B. Là những mặt, thuộc tính lặp lại trong nhiều Cái riêng, mang tính khách quan, phổ biến và sâu sắc
C. Là cái toàn thể được tập hợp lại từ nhiều bộ phận hợp thành mang tính khách quan, phổ biến
D. Là những mặt, thuộc tính, quá trình có trong nhiều Cái riêng được con người tạo ra rất phổ biến
-
Câu 27:
Tìm câu trả lời đúng nhất về phạm trù Cái riêng trong các câu sau:
A. Chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình có tính toàn vẹn tồn tại tương đối độc lập với các sự vật khác.
B. Chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình tồn tại ngẫu nhiên, không lặp lại với Cái riêng khác.
C. Chỉ một cái khác với Cái chung, là cái bộ phận của Cái chung.
D. Chỉ một sự vật, hiện tượng có tính quy định không chỉnh thể, phụ thuộc vào Cái riêng khác.
-
Câu 28:
Tìm câu trả lời đúng về phạm trù Hiện tượng trong các câu sau:
A. Là những mặt, mối liên hệ, yếu tố bên ngoài có tính chủ quan, là hình thức của Bản chất.
B. Dùng để chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
C. Chỉ phương thức tồn tại, tổ chức kết ấu của Nội dung.
D. Là những mặt, mối liên hệ, yếu tố biểu hiện bên trong của Bản chất.
-
Câu 29:
Tìm câu trả lời đúng nhất về phạm trù Nội dung trong các câu sau:
A. Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng.
B. Là tổng hợp các mặt, yếu tố, quan hệ, do người tạo nên sự vật, hiện tượng nào đó.
C. Là tổng số các mặt, yếu tố, quan hệ được sắp xếp tùy ý để tạo nên sự vật, hiện tượng nào đó.
D. Là tổng hợp các mặt có tính quy định tạo nên sự vật.
-
Câu 30:
Tìm câu trả lời đúng nhất về phạm trù Hình thức trong các câu sau:
A. Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
B. Là tổng số các mặt biểu hiện bên ngoài của nội dung.
C. Là vẻ bề ngoài của nội dung.
D. Là phương thức kết cấu của nội dung, cú tính chủ quan do con người tạo ra cho phù hợp với nội dung.