1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Cùng một…có thể có nhiều…khác nhau, tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh
A. Nội dung/ Hình thức
B. Bản chất/ Hiện tượng
C. Nguyên nhân/ Kết quả
D. Cả A, B, C
-
Câu 2:
Phạm trù triết học dùng để chỉ những gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự, gọi là gì?
A. Kết quả
B. Hiện thực.
C. Khả năng.
D. Hiện thực khách quan.
-
Câu 3:
Phạm trù triết học dùng để chỉ những gì chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới khi có điều kiện tương ứng thích hợp gọi là gì?
A. Nguyên nhân.
B. Tất nhiên.
C. Khả năng.
D. Hiện thực.
-
Câu 4:
Hiện thực khách quan có thể bao gồm cả…
A. Khả năng và hiện thực.
B. Vật chất và ý thức.
C. Hiện thực.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 5:
Khả năng là cái hiện thực…
A. Đã xảy ra.
B. Chưa.
C. Không bao giờ xảy ra.
D. Đang tồn tại.
-
Câu 6:
Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại nhiều khả năng không?
A. Không thể.
B. Có thể.
C. Vừa không thể mà có thể.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 7:
Hạt thóc khi gieo xuống đất có thể nảy mầm thành cây lúa. Vậy hạt thóc là…
A. Khả năng.
B. Hiện thực.
C. Không phải hiện thực.
D. Vừa khả năng vừa hiện thực.
-
Câu 8:
Ở tronng lĩnh vực… khả năng không thể tự nó biến thành hiện thực nếu không có sự tham gia của con người.
A. Tự nhiên.
B. Tự nhiên và xã hội.
C. Xã hội.
D. Tự nhiên và tư duy.
-
Câu 9:
V.l. Lenin khẳng định: Chủ nghĩa Mác dựa vào… chứ không phải dựa vào… để vạch ra đương lối chính trị của mình.
A. Khả năng/ Hiện thực.
B. Hiện thực/ Ngẫu nhiên.
C. Hiện thực/ Khả năng.
D. Tất yếu/ Ngẫu nhiên.
-
Câu 10:
“Hiện thực chủ quan”, khi cần thiết có thể dùng để chỉ…
A. Ý thức.
B. Vật chất.
C. Khả năng.
D. Hiện thực khách quan.
-
Câu 11:
Phép biện chứng nghiên cứu nhưng quy luật nào?
A. Những quy luật riêng trong từng lĩnh vực cụ thể.
B. Những quy luật chung tác động trong một số lĩnh vực nhất định.
C. Các quy luật phổ biến trong mọi lĩnh vực tồn tại của thế giới.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 12:
Phép biện chứng nghiên cứu những quy luật cơ bản nào?
A. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
B. Quy luật những thay đổi về lượng dẫn tới những thay đổi về chất và ngược lại.
C. Quy luật phủ định của phủ định.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 13:
Thế nào là mâu thuẫn biện chứng?
A. Có hai mặt khác nhau.
B. Có hai mặt trái ngược nhau.
C. Có hai mặt đối lập nhau.
D. Sự thống nhất của các mặt đối lập.
-
Câu 14:
Mâu thuẫn của sự vật diễn biến như thế nào?
A. Có sự khác biệt của hai mặt trong sự vật.
B. Có sự đối lập của hai mặt đối lập.
C. Có sự chuyễn hóa của hai mặt đối lập.
D. Cả ba phương án trên.
-
Câu 15:
Thế nào là thể thống nhất của hai mặt đối lập?
A. Quy định lẫn nhau.
B. Tương đồng giữa các mặt đối lập.
C. Tác dụng ngang bằng giữa cac maự đối lập.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 16:
Thế nào là mặt đối lập?
A. Hai mặt khác nhau.
B. Thuộc tính khác nhau.
C. Vận động theo khuynh hướng khác nhau.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 17:
Khi nào khái niệm “đồng nhất”, “đồng chất” được hiểu như khái niệm “thống nhất”.
A. Cùng một nguồn gốc “đồng chất” mà vẫn đối lập.
B. Ràng buộc, quy định, làm tiền đề tồn tại cho nhau.
C. Xâm nhập vào nhau, cùng chuyển hóa.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 18:
Những đặc trưng cơ bản của hai mặt đối lập trong thể thống nhất.
A. Tính chất khác nhau.
B. Thuộc tính đối lập nhau.
C. Vận động theo xu thế khác nhau.
D. Cả B và C.
-
Câu 19:
Các mặt đối lập thế nào sẽ tạo thành một thể thống nhất (một mâu thuẫn).
A. Các mặt đối lập quy định lẫn nhau.
B. Tác động lẫn nhau.
C. Chuyển hóa lẫn nhau.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 20:
Thế nào là đấu tranh của các mặt đối lập trong một thể thống nhất?
A. Xung đột gay gắt nhau.
B. Bài trừ, loại bỏ, gạt bỏ nhau giữa hai mặt đối lập.
C. Phủ định nhau, dẫn đến chuyển hóa.
D. Cả B và C.
-
Câu 21:
Hãy sắp xếp theo trình tự xuất hiện từ sớm nhất đến muộn nhất các hình thức thế giới quan sau: Triết học, tôn giáo, thần thoại
A. Tôn giáo - thần thoại - triết học
Thần thoại - tôn giáo - triết học
C. Triết học - tôn giáo - thần thoại
D. Thần thoại - triết học - tôn giáo
-
Câu 22:
Triết học ra đời vào thời gian nào?
A. Thiên niên kỷ II. TCN
B. Thế kỷ VIII – thế kỷ VI trước CN
C. Thế kỷ II sau CN
-
Câu 23:
Triết học ra đời sớm nhất ở đâu?
A. Ấn Độ, Châu Phi, Nga
B. Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp
C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc
-
Câu 24:
Triết học nghiên cứu thế giới như thế nào?
A. Như một chỉnh thể thống nhất
B. Như một đối tượng vật chất cụ thể
C. Như một hệ đối tượng vật chất nhất định
-
Câu 25:
Triết học là gì?
A. Triết học là tri thức về thế giới tự nhiên
B. Triết học là tri thức về tự nhiên và xã hội
C. Triết học là tri thức lý luận của con người về thế giới
D. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí của con người trong thế giới.
-
Câu 26:
Triết học ra đời trong điều kiện nào?
A. Xã hội phân chia thành giai cấp
B. Xuất hiện tầng lớp lao động trí óc
C. Tư duy của con người đạt trình độ tư duy khái quát cao và xuất hiện tầng lớp lao động trí óc có khả năng hệ thống tri thức của con người
-
Câu 27:
Triết học ra đời từ đâu?
A. Từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn
B. Từ sự suy tư của con người về bản thân mình
C. Từ sự sáng tạo của nhà tư tưởng
D. Từ sự vận động của ý muốn chủ quan của con người
-
Câu 28:
Đối tượng của triết học có thay đổi trong lịch sử không?
A. Không
B. Có
-
Câu 29:
Tên gọi thời kỳ Phục Hưng ở Tây Âu có nghĩa là gì?
A. Khôi phục chủ nghĩa duy vật thời kỳ cổ đại
B. Khôi phục triết học thời kỳ cổ đại.
C. Khôi phục nền văn hoá cổ đại.
D. Khôi phục phép biện chứng tự phát thời kỳ cổ đại
-
Câu 30:
Thời kỳ Phục Hưng là thời kỳ quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội nào sang hình thái kinh tế - xã hội nào?
A. Từ hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ sang hình thái kinh tế - xã hội phong kiến.
B. Từ hình thái kinh tế - xã hội phong kiến sang kình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa.
C. Từ hình thái kinh tế - xã hội TBCN sang hình thái kinh tế - xã hội XHCN.
D. Từ hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ sang hình thái kinh tế xã hội chiếm hữu nô lệ