1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đâu là quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc tự nhiên của ý thức?
A. Ý thức tồn tại trên cơ sở quá trình sinh lý của não người.
B. Ý thức không đồng nhất với quá trình sinh lý của não người.
C. Ý thức đồng nhất với quá trình sinh lý của não người.
D. Gồm A và B.
-
Câu 2:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thiếu sự tác động của thế giới khách quan vào não người, có hình thành và phát triển được ý thức không?
A. Không
B. Có thể hình thành được
C. Vừa có thể, vừa không thể
-
Câu 3:
Luận điểm nào sau đây là của chủ nghĩa duy vật biện chứng về nguồn gốc của ý thức
A. Có não người, có sự tác động của thế giới vào não người là có sự hình thành và phát triển ý thức.
B. Không cần sự tác động của thế giới vật chất vào não người vẫn hình thành được ý thức.
C. Có não người, có sự tác động của thế giới bên ngoài vẫn chưa đủ điều kiện để hình thành và phát triển ý thức.
-
Câu 4:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ở động vật bậc cao có thể đạt đến hình thức phản ánh nào?
A. Phản ánh ý thức.
B. Phản ánh tâm lý động vật.
C. Tính kích thích.
-
Câu 5:
Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng động vật bậc cao chưa có ý thức.
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng động vật bậc cao cũng có ý thức.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng chỉ có con người mới có ý thức
D. Chủ nghĩa duy vật đều cho ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào óc con người.
-
Câu 6:
Hình thức phản ánh đặc trưng của của thế giới vô cơ là gì?
A. Phản ánh vật lý hoá học.
B. Phản ánh sinh học.
C. Phản ánh ý thức.
-
Câu 7:
Hình thức phản ánh đặc trưng của thế giới thực vật và động vật chưa có hệ thần kinh là gì?
A. Phản ánh vật lý, hoá học.
B. Tính kích thích.
C. Tính cảm ứng
D. Tâm lý động vật.
-
Câu 8:
Hình thức phản ánh đặc trưng của động vật có hệ thần kinh là gì?
A. Tính kích thích.
B. Tâm lý động vật.
C. Tính cảm ứng.
D. Các phản xạ.
-
Câu 9:
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vê nguồn gốc của ý thức?
A. Ý thức ra đời là kết quả quá trình phát triển lâu dài thuộc tính phản ánh của thế giới vật chất.
B. Ý thức ra đời là kết quả sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật vật chất.
C. Ý thức ra đời là kết quả quá trình tiến hoá của hệ thần kinh.
-
Câu 10:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm những yếu tố nào?
A. Bộ óc con người.
B. Thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc.
C. Lao động của con người
D. Gồm a và b.
-
Câu 11:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng điều kiện cần và đủ cho sự ra đời và phát triển ý thức là những điều kiện nào?
A. Bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc người
B. Lao động của con người và ngôn ngữ.
C. Gồm cả a, và b.
-
Câu 12:
Nguồn gốc xã hội của ý thức là yếu tố nào?
A. Bộ óc con người.
B. Sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ óc con người.
C. Lao động và ngôn ngữ của con người.
-
Câu 13:
Nguồn gốc xã hội cho sự ra đời của ý thức là yếu tố nào?
A. Bộ não người.
B. Thế giới vật chất bên ngoài tác động vào bộ não.
C. Lao động và ngôn ngữ.
-
Câu 14:
Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại của con người là gì?
A. Làm khoa học.
B. Lao động.
C. Sáng tạo nghệ thuật.
D. Làm chính trị.
-
Câu 15:
Nhân tố nào làm con người tách khỏi thế giới động vật?
A. Hoạt động sinh sản duy trì nòi giống.
B. Lao động.
C. Hoạt động tư duy phê phán.
-
Câu 16:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quá trình hình thành ý thức là quá trình nào?
A. Tiếp thu sự tác động của thế giới bên ngoài.
B. Sáng tạo thuần tuý trong tư duy con người.
C. Hoạt động chủ động cải tạo thế giới và phản ánh sáng tạo thế giới.
-
Câu 17:
Để phản ánh khái quát hiện thực khách quan và trao đổi tư tưởng con người cần có cái gì?
A. Cộng cụ lao động.
B. Ngôn ngữ.
C. Cơ qian cảm giác.
-
Câu 18:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là gì?
A. Sự tác động của tự nhiên vào bộ óc con người
B. Lao động, thực tiễn xã hội.
C. Bộ não người và hoạt động của nó.
-
Câu 19:
Quan điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: ý thức là thực thể độc lập, là thực tại duy nhất.
A. Chủ nghĩa duy tâm.
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
-
Câu 20:
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức?
A. Ý thức là thực thể độc lập.
B. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
C. Ý thức là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào bộ óc con người.
D. Ý thức là năng lực của mọi dạng vật chất.
-
Câu 21:
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức?
A. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
B. Ý thức là hình ảnh phản chiếu về thế giới khách quan.
C. Ý thức là tượng trưng của sự vật.
-
Câu 22:
Sự khác nhau cơ bản giữa phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác của thế giới vật chất là ở chỗ nào?
A. Tính đúng đắn trung thực với vật phản ánh.
B. Tính sáng tạo năng động.
C. Tính bị quy định bởi vật phản ánh.
-
Câu 23:
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính sáng tạo của ý thức là thế nào?
A. Ý thức tạo ra vật chất.
B. Ý thức tạo ra sự vật trong hiện thực.
C. Ý thức tạo ra hình ảnh mới về sự vật trong tư duy.
-
Câu 24:
Theo quan niệm của chủ nghiã duy vật biện chứng, trong kết cấu của ý thức yếu tố nào là cơ bản và cốt lõi nhất?
A. Tri thức.
B. Niềm tin, ý chí.
C. Tình cảm.
-
Câu 25:
Kết cấu theo chiều dọc (chiều sâu) của ý thức gồm những yếu tố nào?
A. Tự ý thức; tiềm thức; vô thức.
B. Tri thức; niềm tin; ý chí.
C. Cảm giác, khái niệm; phán đoán
-
Câu 26:
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?
A. Ý thức do vật chất quyết định.
B. Ý thức tác động đến vật chất.
C. Ý thức do vật chất quyết định, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn.
-
Câu 27:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng ý thức tác động đến đời sống hiện thực như thế nào?
A. Ý thức tự nó có thể làm thay đổi được hiện thực.
B. Ý thức tác động đến hiện thực thông qua hoạt động thực tiễn.
C. Ý thức tác động đến hiện thực thông qua hoạt động lý luận.
-
Câu 28:
Quan điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Nhận thức sự vật và hoạt động thực tiễn chỉ dựa vào những nguyên lý chung, không xuất phát từ bản thân sự vật?
A. Chủ nghĩa kinh nghiệm.
B. Chủ nghĩa duy tâm kinh viện.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
-
Câu 29:
Hoạt động chỉ dựa theo ý muốn chủ quan không dựa vào thực tiễn là lập trường triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm.
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
-
Câu 30:
Quan điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lấy hiện thực khách quan làm căn cứ, không được lấy mong muốn chủ quan làm căn cứ.
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm.
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.