1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phương pháp rút ra kết quả riêng từ những kết luận chung, không tính đến sự tồn tại thực tế của sự vật, được gọi là phương pháp gì?
A. Phương pháp quy nạp
B. Phương pháp diễn dịch
C. Phương pháp kinh nghiệm
D. Phương pháp kinh viện
-
Câu 2:
Phương pháp "con kiến" theo Ph.Bêcơn là phương pháp của các nhà triết học theo khuynh hướng nào?
A. Chủ nghĩa chiết trung
B. Chủ nghĩa kinh viện
C. Chủ nghĩa bất khả tri
D. Chủ nghĩa kinh nghiệm
-
Câu 3:
Phương pháp nghiên cứu chỉ dựa vào kinh nghiệm thực tế, không có khái quát, theo Ph.Bêcơn được gọi là phương pháp gì?
A. Phương pháp “con nhện”
B. Phương pháp “con kiến”
C. Phương pháp “con ong”
D. Phương pháp thực nghiệm
-
Câu 4:
Theo Ph.Bêcơn phương pháp nghiên cứu khoa học chân chính phải là phương pháp nào?
A. Phương pháp “con nhện”
B. Phương pháp “con kiến”
C. Phương pháp “con ong”
D. Phương pháp suy diễn
-
Câu 5:
Ph.Bêcơn là nhà triết học thuộc trường phái nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
-
Câu 6:
Những trường phái triết học nào xem thường lý luận?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa kinh viện
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
D. Chủ nghĩa kinh nghiệm
-
Câu 7:
Những nhà triết học nào xem thường kinh nghiệm, xa rời cuộc sống?
A. Chủ nghĩa kinh nghiệm
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa kinh viện
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
-
Câu 8:
Ph. Bêcơn sinh vào năm bao nhiêu và mất năm bao nhiêu?
A. 1560 – 1625
B. 1561 - 1626
C. 1562 – 1627
D. 1563 – 1628
-
Câu 9:
Tômat Hốpxơ sinh năm bao nhiêu và mất năm bao nhiêu?
A. 1500 – 1570
B. 1550 – 1629
C. 1588 – 1679
D. 1587 – 1678
-
Câu 10:
Ai là người sáng tạo ra hệ thống đầu tiên của chủ nghĩa duy vật siêu hình trong lịch sử triết học?
A. Ph. Bêcơn
B. Tô mát Hốp Xơ
C. Giôn Lốc Cơ
D. Xpinôda
-
Câu 11:
Quan điểm của Tômát Hôpxơ về tự nhiên đứng trên lập trường triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật tự phát
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
-
Câu 12:
Chủ nghĩa duy vật của Tômát Hốp-xơ thể hiện ở quan điểm nào sau đây?
A. Giới tự nhiên là tổng các vật tồn tại khách quan có quảng tính (độ dài) phân biệt nhau bởi đại lượng, hình khối, vị trí và vận động đổi vị trí trong không gian
B. Tính phong phú về chất không phải là thuộc tính khách quan của giới tự nhiên
C. Chất lượng của sự vật là hình thức tri giác chung
-
Câu 13:
Tômát Hôpxơ quan niệm về vận động như thế nào?
A. Vận động chỉ là vận động cơ giới
B. Vận động bao gồm cả vận động hoá học và sinh học
C. Vận động là sự biến đổi chung
D. Vận động là phương thức tồn tại của sinh vật
-
Câu 14:
Tính chất siêu hình trong quan niệm của Tômát Hốpxơ về tự nhiên thể hiện ở chỗ nào?
A. Giới tự nhiên tồn tại khách quan
B. Giới tự nhiên là tổng số các vật có quảng tính (độ dài)
C. Vận động cơ giới là thuộc tính của giới tự nhiên
D. Vận động của giới tự nhiên là vận động cơ giới
-
Câu 15:
Tính chất siêu hình trong quan niệm của Tômát Hốpxơ về con người thể hiện như thế nào?
A. Con người là một cơ thể sống phức tạp như động vật
B. Con người là một bộ phận của tự nhiên
C. Con người là một kết cấu vật chất
D. Con người như một chiếc xe, mà tim là lò xo, khớp xương là cái bánh xe
-
Câu 16:
Về phương pháp nhận thức, Tômat Hốp-xơ hiểu theo quan điểm nào?
A. Chủ nghĩa duy lý
B. Chủ nghĩa duy danh
C. Nghệ thuật kết hợp giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy danh
-
Câu 17:
Tô mát Hốp-xơ hiểu bước chuyển từ cái riêng sang cái chung từ tri giác cảm tính đến khái niệm theo quan điểm nào?
A. Duy lý luận
B. Duy danh luận
C. Kinh nghiệm luận
-
Câu 18:
Quan niệm về bản chất khái niệm của Tômát Hốp-xơ thuộc khuynh hướng triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy thực
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy danh
D. Chủ nghĩa duy vật tự phát
-
Câu 19:
Theo quan điểm duy Danh, Tômát Hốp xơ coi khái niệm là gì?
A. Là những đặc điểm chung của các sự vật của giới tự nhiên
B. Chỉ là tên của những cái tên.
C. Khái niệm là thực thể tinh thần tồn tại trước & độc lập với sự vật
D. Khái niệm là bản chất của sự vật
-
Câu 20:
Mặt tiến bộ trong quan điểm về xã hội của Tômát Hốpxơ là ở chỗ nào?
A. Cho nguồn gốc của nhà nước không phải từ thần thánh mà là sự qui ước và thoả thuận giữa con người.
B. Cho hình thức quân chủ là hình thức chính quyền lý tưởng.
C. Tôn giáo và giáo hội vẫn có ích cho nhà nước.
D. Coi quyền lực của giai cấp đại tư sản là vô hạn.
-
Câu 21:
Tômát Hốp xơ cho nguồn gốc của nhà nước là gì?
A. Do thần thánh sáng tạo ra.
B. Do ý chí của giai cấp thống trị
C. Do sự quy ước, thoả thuận giữa con người nhằm tránh những cuộc chiến tranh tàn khốc.
D. Do ý muốn chủ quan của cá nhân nhà tư tưởng.
-
Câu 22:
Hãy đánh giá quan niệm của Tômát Hốp xơ về nhà nước cho rằng: nhà nước ra đời là do sự quy ước, thoả thuận giữa con người?
A. Không có gì tiến bộ, chỉ là quan điểm duy tâm tôn giáo
B. Có giá trị, vì đã phát triển quan điểm duy vật, về xã hội.
C. Có giá trị bác bỏ nguồn gốc thần thánh của nhà nước, đồng thời vẫn chứa đựng yếu tố duy tâm chủ nghĩa
-
Câu 23:
Đề-các-tơ là nhà triết học và khoa học của nước nào?
A. Anh
B. Bồ Đào Nha
C. Mỹ
D. Pháp
-
Câu 24:
Đề-các-tơ sinh vào năm nào và mất vào năm nào?
A. 1590 – 1650
B. 1596 – 1654
C. 1594 – 1654
D. 1596 – 1650
-
Câu 25:
Khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Đềcáctơ đứng trên lập trường triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
C. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
D. Thuyết nhị nguyên
-
Câu 26:
Đềcáctơ giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức như thế nào?
A. Thực thể vật chất độc lập và quyết định thực thể ý thức.
B. Thực thể vật chất không tồn tại độc lập mà phụ thuộc vào thực thể ý thức
C. Thực thể vật chất và thực thể ý thức độc lập nhau, song song cùng tồn tại.
D. Thực thể ý thức phụ thuộc vào thực thể vật chất, nhưng có tính độc lập tương đối.
-
Câu 27:
Quan điểm của Đềcáctơ về quan hệ giữa vật chất và ý thức cuối cùng lại rơi vào quan điểm nào? Vì sao?
A. Duy vật; vì coi vật chất độc lập với ý thức
B. Duy vật không triệt để; vì không thừa nhận vật chất quyết định ý thức
C. Nhị nguyên vì thừa nhận hai thực thể tạo thành hai thế giới
D. Duy tâm; vì thừa nhận thực thể vật chất và tinh thần tuy độc lập nhưng đều phụ thuộc vào thực thể thứ ba đó là thượng đế.
-
Câu 28:
Đềcáctơ đứng trên quan điểm nào trong lĩnh vực vật lý?
A. Quan điểm duy tâm khách quan
B. Quan điểm duy tâm chủ quan
C. Quan điểm nhị nguyên
D. Quan điểm duy vật
-
Câu 29:
Trong lĩnh vực vật lý Đềcáctơ quan niệm về tự nhiên như thế nào?
A. Tự nhiên là tổng các vật có quán tính
B. Tự nhiên và thượng đế là một.
C. Tự nhiên là hiện thân của thượng đế
D. Tự nhiên là một khối thống nhất gồm những hạt nhỏ vật chất có quán tính và vận động vĩnh viễn theo những quy luật cơ học
-
Câu 30:
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Đềcáctơ là nhà duy vật biện chứng vì coi vật chất tồn tại khách quan.
B. Đềcáctơ là nhà duy vật vì phủ nhận uy quyền của nhà thờ và tôn giáo
C. Đềcáctơ là nhà triết học duy tâm vì đề cao sức mạnh của lý tưởng con người
D. Đềcáctơ đem tính khoa học thay cho niềm tin tôn giáo mù quáng chống lại uy quyền của tôn giáo.