1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử - một phần tử vật chất nhỏ nhất, đó là quan điểm của trường phái triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.
B. Chủ nghĩa duy vật tự phát.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-
Câu 2:
Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là gì?
A. Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử.
B. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể hữu hình, cảm tính của vật chất.
C. Đồng nhất vật chất với khối lượng.
D. Đồng nhất vật chất với ý thức.
-
Câu 3:
Hạn chế chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại.
A. Có tính chất duy tâm chủ quan.
B. Có tính chất duy vật tự phát, là những phỏng đoán dựa trên những tài liệu cảm tính là chủ yếu, chưa có cơ sở khoa học.
C. Có tính chất duy vật máy móc siêu hình.
-
Câu 4:
Đâu là mặt tích cực trong quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại?
A. Chống quan niệm máy móc siêu hình.
B. Chống quan niệm duy tâm tôn giáo
C. Thúc đẩy sự phát triển tư tưởng khoa học về thế giới.
D. Gồm B và C.
-
Câu 5:
Đỉnh cao nhất của tư tưởng duy vật cổ đại về vật chất là ở chỗ nào?
A. Ở quan niệm về lửa là bản nguyên của thế giới
B. Ở thuyết nguyên tử của Lơ-xíp và Đê-mô-crít.
C. Ở quan niệm về con số là bản nguyên của thế giới.
-
Câu 6:
Quan niệm duy vật về vật chất ở thế kỷ XVII - XVIII có tiến bộ hơn so với thời kỳ cổ đại không? nếu có thì tiến bộ ở chỗ nào?
A. Không tiến bộ hơn.
B. Có tiến bộ hơn ở chỗ không đồng nhất vật chất với dạng cụ thể của vật chất.
C. Có tiến bộ ở chỗ coi vật chất và vận động không tách rời nhau, vật chất và vận động có nguyên nhân tự thân.
-
Câu 7:
Đâu là quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII.
A. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể hữu hình có tính chất cảm tính của vật chất.
B. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể, đồng thời trong quan niệm về vật chất có nhiều yếu tố biện chứng.
C. Không đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất
-
Câu 8:
Phương pháp tư duy nào chi phối những hiểu biết triết học duy vật về vật chất ở thế kỷ XVII - XVIII?
A. Phương pháp biện chứng duy tâm
B. Phương pháp biện chứng duy vật.
C. Phương pháp siêu hình máy móc.
-
Câu 9:
Thuộc lập trường triết học nào khi giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên bằng sự tác động qua lại của lực đẩy và lực hút của vật thể?
A. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
D. Chủ nghĩa duy tâm.
-
Câu 10:
Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật thời kỳ nào đã quy giản sự khác nhau về chất giữa các vật về sự khác nhau về lượng?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thời kỳ hiện đại
B. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII
-
Câu 11:
Đồng nhất vật chất với khối lượng đó là quan niệm về vật chất của ai và ở thời kỳ nào?
A. Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại.
B. Các nhà triết học thời kỳ Phục hưng.
C. Các nhà khoa học tự nhiên thế kỷ XVII - XVIII.
D. Các nhà triết học duy vật biện chứng thời kỳ cổ đại.
-
Câu 12:
Coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, đó là quan điểm về vận động và vật chất của ai?
A. Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại.
B. Các nhà khoa học tự nhiên và triết học thế kỷ XVII - XVIII.
C. Các nhà triết học duy vật biện chứng hiện đại.
D. Các nhà triết học duy tâm thế kỷ XVII - XVIII.
-
Câu 13:
Những tài liệu nào ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm triết học về vật chất ở thế kỷ XVII - XVIII?
A. Quan sát trực tiếp
B. Khoa học tự nhiên ở trình độ lý luận.
C. Khoa học tự nhiên thực nghiệm nhất là cơ học.
D. Khoa học xã hội.
-
Câu 14:
Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể hoặc một thuộc tính cụ thể của vật chất, coi vật chất có giới hạn tột cùng, đó là đặc điểm chung của hệ thống triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.
C. Chủ nghĩa duy vật trước Mác.
D. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại.
-
Câu 15:
Quan điểm của trường phái triết học nào coi khối lượng chỉ là thuộc tính của vật chất, gắn liền với vật chất?
A. Chủ nghĩa duy tâm.
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-
Câu 16:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Chủ nghĩa duy vật tự phát cổ đại đồng nhất vật chất nói chung với khối lượng.
B. Chủ nghĩa duy vật nói chung đồng nhất vật chất với khối lượng.
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII đồng nhất vật chất nói chung với khối lượng.
-
Câu 17:
Hiện tượng phóng xạ mà khoa học tự nhiên phát hiện ra chứng minh điều gì?
A. Vật chất nói chung là bất biến.
B. Nguyên tử là bất biến.
C. Nguyên tử là không bất biến.
-
Câu 18:
Phát minh ra hiện tượng phóng xạ và điện tử bác bỏ quan niệm triết học nào về vật chất?
A. Quan niệm duy vật siêu hình về vật chất.
B. Quan niệm duy tâm về vật chất cho nguyên tử không tồn tại.
C. Quan niệm duy vật biện chứng về vật chất.
-
Câu 19:
Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng những phát minh của khoa học tự nhiên về hiện tượng phóng xạ và điện tử để chứng minh cái gì?
A. Chứng minh nguyên tử không phải là bất biến.
B. Chứng minh nguyên tử biến đổi đồng nhất với vật chất mất đi.
C. Chứng minh nguyên tử biến đổi nhưng vật chất nói chung không mất đi.
-
Câu 20:
Quan niệm coi điện tử là phi vật chất thuộc lập trường triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
B. Chủ nghĩa duy tâm.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-
Câu 21:
Đồng nhất sự biến đổi của nguyên tử và khối lượng với sự biến mất của vật chất sẽ rơi vào quan điểm triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
C. Chủ nghĩa duy tâm.
-
Câu 22:
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về hiện tượng phóng xạ như thế nào?
A. Chứng minh nguyên tử không bất biến, nhưng không chứng minh vật chất biến mất.
B. Chứng minh nguyên tử biến mất và vật chất cũng biến mất.
C. Chứng minh cơ sở vật chất của chủ nghĩa duy vật không còn.
-
Câu 23:
Theo Lênin những phát minh của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm tiêu tan cái gì?
A. Tiêu tan vật chất nói chung.
B. Tiêu tan dạng tồn tại cụ thể của vật chất.
C. Tiêu tan giới hạn hiểu biết trước đây về vật chất, quan điểm siêu hình về vật chất.
-
Câu 24:
Luận điểm cho rằng: "Điện tử cũng vô cùng vô tận, tự nhiên là vô tận" do ai nêu ra và trong tác phẩm nào?
A. Ăngghen nêu, trong tác phẩm "Chống Đuyrinh".
B. Mác nêu trong tác phẩm "Tư bản"
C. Lênin nêu trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán".
D. Lênin nêu trong tác phẩm "Bút ký triết học".
-
Câu 25:
Quan điểm cho rằng: nhận thức mới về nguyên tử - phát hiện ra điện tử - làm cho nguyên tử không tồn tại, thuộc lập trường triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
-
Câu 26:
Quan điểm triết học nào cho rằng, nhận thức mới về nguyên tử chỉ bác bỏ quan niệm cũ về vật chất, không bác bỏ sự tồn tại vật chất nói chung?
A. Chủ nghĩa duy vật trước Mác.
B. Chủ nghĩa duy tâm.
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-
Câu 27:
Định nghĩa về vật chất của Lênin được nêu trong tác phẩm nào?
A. Biện chứng của tự nhiên
B. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
C. Bút ký triết học
D. Nhà nước và cách mạng.
-
Câu 28:
Đâu là quan niệm về vật chất của triết học Mác - Lênin?
A. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thẻ của vật chất.
B. Không đồng nhất vật chất nói chung với dạng cụ thể của vật chất.
C. Coi có vật chất chung tồn tại tách rời các dạng cụ thể của vật chất.
-
Câu 29:
Thêm cụm từ thích hợp vào câu sau để được định nghĩa về vật chất của Lênin: Vật chất là ......(1) dùng để chỉ .......(2).. được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ảnh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
A. 1- Vật thể, 2- hoạt động
B. 1- Phạm trù triết học, 2- Thực tại khách quan.
C. 1- Phạm trù triết học, 2- Một vật thể
-
Câu 30:
Định nghĩa về vật chất của Lênin bao quát đặc tính quan trọng nhất của mọi dạng vật chất để phân biệt với ý thức, đó là đặc tính gì?
A. Thực tại khách quan độc lập với ý thức của con người.
B. Vận động và biến đổi.
C. Có khối lượng và quảng tính.