1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa khái niệm khả năng: "Khả năng là phạm trù triết học chỉ .......... khi có các điều kiện thích hợp".
A. Cái đang có, đang tồn tại
B. Cái chưa có, nhưng sẽ có
C. Cái không thể có
D. Cái tiền đề để tạo nên sự vật mới.
-
Câu 2:
Chọn câu trả lời đúng.
A. Thế giới quan là sự phản ánh của sự tồn tại vật chất và xã hội của con người dưới hình thức các quan niệm, quan điểm chung.
B. Thế giới quan trực tiếp phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của con người đã đạt được trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
C. Thế giới quan phụ thuộc vào chế độ xã hội đang thống trị.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 3:
Khi giải quyết quan hệ giữa lý trí và lòng tin, ông quan niệm rằng niềm tin phải lấy lý trí làm cho cơ sở “hiểu để mà tin”, ông là ai?
A. Đơnxcốt
B. Pie Abơla
C. Rôgiê Bêcơn
D. Ôguytxtanh
-
Câu 4:
Hạn chế trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời cận đại Tây Âu là ở chỗ:
A. Coi vận động của vật chất là vận động cơ giới.
B. Coi vận động là thuộc tính vốn có của vật thể.
C. Coi vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 5:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Nội dung và hình thức không tách rời nhau.
B. Nội dung và hình thức luôn luôn phù hợp với nhau.
C. Không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau.
-
Câu 6:
Bài học kinh nghiệm mà Đảng ta đã rút ra trong công cuộc đổi mới là gì?
A. Đổi mới kinh tế trước, đổi mới chính trị sau.
B. Đổi mới chính trị trước, đổi mới kinh tế sau.
C. Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
-
Câu 7:
Câu nào dưới đây trả lời đúng nhất về những tính chất của Chân lý:
A. Chân lý có tính cụ thể, có nội dung khách quan, vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.
B. Không có chân lý trừu tượng, chân lý có hình thức chủ quan, nội dung khách quan, không có tính tương đối vì chân lý luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh.
C. Chân lý có nội dung khách quan, hình thức chủ quan, chân lý có tính trừu tượng cao siêu, chân lý còn có tính tuyệt đối và tính tương đối.
D. Chân lý có hình thức chủ quan và nội dung khách quan, chân lý bao giờ cũng cụ thể, chỉ có chân lý tương đối, không có chân lý tuyệt đối vì thực tiễn luôn luôn biến đổi và nhận thức con người là có hạn.
-
Câu 8:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng không bộc lộ bản chất
B. Có hiện tượng hoàn toàn không biểu hiện bản chất.
C. Hiện tượng nào cũng biểu hiện bản chất ở một mức độ nhất định.
-
Câu 9:
Ph. Bêcơn sinh vào năm bao nhiêu và mất năm bao nhiêu?
A. 1560 – 1625
B. 1561 - 1626
C. 1562 – 1627
D. 1563 – 1628
-
Câu 10:
Tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là:
A. Trái với tiến trình lịch sử tự nhiên
B. Phù hợp với quá trình lịch sử tự nhiên
C. Vận dụng sáng tạo của Đảng ta
D. Không phù hợp với quy luật khách quan
-
Câu 11:
Khi cho không gian, thời gian, tính nhân quả không thuộc bản thân thế giới tự nhiên, Cantơ đứng trên quan điểm triết học nào?
A. Duy vật biện chứng.
B. Duy tâm.
C. Duy vật siêu hình
-
Câu 12:
Xác định ý kiến đúng nhất trong các ý kiến sau?
A. Do vật chất quyết định ý thức lên giám đốc chỉ cần tăng lương cho người lao động là họ sẽ hăng hái sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt hơn
B. Do vai trò tác động tích cực của ý thức nên chỉ cần thường xuyên giáo dục ý thức, tư tưởng cho người lao động là họ sẽ tự giác hăng hái sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt
C. Vì vật chất và ý thức có quan hệ biện chứng nên đối với người lao động phả vừa khuyến khích vật chất vừa giáo dục chính trị tư tưởng
D. Vì chân lý là cụ thể nên phải tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng cụ thể mà tăng thêm khuyến khích vật chất hoặc tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng hoặc đồng thời nhấn mạnh cả hai yếu tố đó, không nên vận dụng theo một sơ đồ chu quan, cứng nhắc
-
Câu 13:
Cái tất nhiên tuân theo loại quy luật nào sau đây?
A. Quy luật động lực.
B. Quy luật thống kê.
C. Quy luật khách quan.
D. Cả ba đều đúng.
-
Câu 14:
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức được thực hiện thông qua:
A. Sự suy nghĩ của con người.
B. Hoạt động thực tiễn
C. Hoạt động lý luận.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 15:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là đúng?
A. Có thể coi nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật khác nhau.
B. Không thể coi nguyên nhân và kết quả nằm ở hai sự vật khác nhau.
C. Nguyên nhân và kết quả không cùng một kết cấu vật chất.
-
Câu 16:
Xác định câu trả lời đúng vai trò của thực tiễn:
A. Là cơ sở, mục đích, động lực chủ yêdu và trực tiếp của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.
B. Là nguồn gốc, cơ sở, mục đích của nhận thức.
C. Là mục đích, cơ sở, động lực của nhận thức và làm tiêu chuẩn cho kinh nghiệm
D. Là thước đo để phát hiện sự đúng sai của cảm giác, của kinh nghiệm và của chân lý.
-
Câu 17:
Người đưa ra quan điểm trong việc xem xét nhà nước về 3 phương diện: lập pháp, hành pháp và phán xử, ông là nhà triết học nào?
A. Platôn
B. Anaxago
C. Arixtốt
D. Đêmôcrit
-
Câu 18:
Những cuộc cách mạng thời kỳ cận đại ở Tây Âu do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất nào?
A. Quan hệ sản xuất phong kiến
B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
C. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ
-
Câu 19:
Theo Đavít Hium cần giáo dục cho con người cái gì?
A. Thói quen
B. Các tri thức khoa học tự nhiên
C. Kiến thức triết học
D. Thẩm mỹ học
-
Câu 20:
Tác phẩm "Tư bản" do ai viết?
A. C. Mác.
B. Ph. Ăngghen
C. C. Mác và Ph. Ăngghen
-
Câu 21:
Điều kiện không thể thiếu để cuộc cách mạng xã hội đạt tới thành công theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:
A. Bạo lực cách mạng
B. Sự giúp đỡ quốc tế
C. Giai cấp thống trị phản động tự nó không duy trì được địa vị thống trị
D. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội cũ
-
Câu 22:
Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội là:
A. Phương pháp cách mạng
B. Thời cơ cách mạng
C. Tình thế cách mạng
D. Cả B và C
-
Câu 23:
Theo Ph. Ăngghen, vai trò quyết định của lao động đối với quá trình biến vượn thành người là:
A. Lao động làm cho bàn tay con người hoàn thiện hơn
B. Lao động làm cho não người phát triển hơn
C. Lao động là nguồn gốc hình thành ngôn ngữ
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 24:
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tiêu chuẩn chân lý?
A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tương đối.
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tuyệt đối.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tương đối vừa có tính chất tuyệt đối.
-
Câu 25:
Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Cái mới ra đời trên cơ sở phá huỷ hoàn toàn cái cũ".
A. Quan điểm siêu hình
B. Quan điểm biện chứng duy vật
C. Quan điểm biện chứng duy tâm
-
Câu 26:
Trường phái triết học phủ nhận sự tồn tại một thế giới duy nhất là thế giới vật chất?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.
C. Chủ nghĩa duy tâm.
-
Câu 27:
Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là gì?
A. Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử.
B. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể hữu hình, cảm tính của vật chất.
C. Đồng nhất vật chất với khối lượng.
D. Đồng nhất vật chất với ý thức.
-
Câu 28:
Những nhà triết học nào xem thường kinh nghiệm, xa rời cuộc sống?
A. Chủ nghĩa kinh nghiệm
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa kinh viện
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
-
Câu 29:
Giai cấp nào lãnh đạo cuộc cách mạng thời kỳ cận đại ?
A. Giai cấp vô sản
B. Giai cấp nông dân
C. Giai cấp tư sản
D. Giai cấp địa chủ phong kiến
-
Câu 30:
Đứng im có tách rời vận động không?
A. Tách rời vận động
B. Có quan hệ với vận động
C. Bao hàm vận động