1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay cần:
A. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
B. Dân chủ hoá tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
C. Xây dựng hệ thống luật pháp hoàn chỉnh và phân lập rõ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
D. Cả A và B
-
Câu 2:
Tư tưởng về hai giai đoạn của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa được C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày rõ ràng trong tác phẩm nào:
A. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
B. Hệ tư tưởng Đức
C. Phê phán cương lĩnh Gôta
D. Luận cương về Phoiơbắc
-
Câu 3:
Theo quan điểm mácxit thì mọi xung đột trong lịch sử xét đến cùng đều bắt nguồn từ:
A. Mâu thuẫn về lợi ích giữa những tập đoàn người, giữa các cá nhân
B. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
C. Mâu thuẫn về hệ tư tưởng
D. Mâu thuẫn giai cấp
-
Câu 4:
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì quá trình thay thế các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất phụ thuộc vào:
A. Trình độ của công cụ sản xuất
B. Trình độ kỹ thuật sản xuất
C. Trình độ phân công lao động xã hội
D. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
-
Câu 5:
Trong cách mạng vô sản, nội dung nào xét đến cùng đóng vai trò quyết định:
A. Kinh tế
B. Chính trị
C. Văn hoá
D. Tư tưởng
-
Câu 6:
Quan niệm nào về sản xuất vật chất sau đây là đúng:
A. Sản xuất vật chất là quá trình con người tác động vào tự nhiên làm biến đổi tự nhiên
B. Sản xuất vật chất là quá trình tạo ra của cải vật chất
C. Sản xuất vật chất là quá trình sản xuất xã hội
D. Sản xuất vật chất là quá trình tạo ra tư liệu sản xuất
-
Câu 7:
Hiểu vấn đề “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta như thế nào là đúng:
A. Là sự “phát triển rút ngắn” và “bỏ qua” việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
B. Là “bỏ qua” sự phát triển lực lượng sản xuất
C. Là sự phát triển tuần tự
D. Cả A, B và C
-
Câu 8:
Cuộc cách mạng vô sản, về cơ bản khác các cuộc cách mạng trước đó trong lịch sử
A. Thủ tiêu sự thống trị của giai cấp thống trị phản động
B. Thủ tiêu sở hữu tư nhân nói chung
C. Thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
D. Thủ tiêu nhà nước tư sản
-
Câu 9:
Tư tưởng về giải phóng nhân loại được C.Mác đề xuất vào năm nào, trong tác phẩm nào?
A. Năm 1844 trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844”
B. Năm 1843 trong tác phẩm “Bản thảo góp phần phê phán kinh tế -chính trị học”
C. Năm 1843 trong tác phẩm: ”Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”
D. Luận cương về Phoiơbắc
-
Câu 10:
Cá nhân là sản phẩm của xã hội theo nghĩa:
A. Mỗi cá nhân ra đời, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội nhất định
B. Xã hội là môi trường, điều kiện, phương tiện để phát triển cá nhân
C. Xã hội quy định nhu cầu, phương hướng phát triển của cá nhân
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 11:
Chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là:
A. Kiểu tổ chức tự quản của nhân dân lao động
B. Một hình thức nhà nước
C. Cơ quan quyền lực công cộng
D. Kiểu tổ chức tự quản của giai cấp vô sản
-
Câu 12:
Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:
A. Nhiều thành phần xã hội đan xen tồn tại
B. Lực lượng sản xuất chưa phát triển
C. Năng xuất lao động thấp
D. Từ một nền sản xuất nhỏ là phổ biến quá độ lên CNXH không qua chế độ tư bản chủ nghĩa
-
Câu 13:
Tiêu chí cơ bản để đánh giá tiến bộ xã hội:
A. Sự phát triển đồng bộ của kinh tế chính trị, văn hoá và xã hội
B. Sự phát triển của sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần
C. Sự phát triển toàn diện con người
D. Sự phát triển của lực lượng sản xuất
-
Câu 14:
Điều kiện dân số- một yếu tố của tồn tại xã hội được xem xét trên các mặt nào?
A. Số lượng và chất lượng dân số
B. Mật độ phân bố, tốc độ tăng dân số
C. Đặc điểm dân số
D. Cả a và c
-
Câu 15:
Quốc gia nào sau đây trong lịch sử đã từng phát triển bỏ qua một vài hình thái kinh tế- xã hội?
A. Nga và Ucraina
B. Hoa Kỳ, Ôtxtrâylia và Việt Nam
C. Việt Nam và Nga
D. Đức và Italia
-
Câu 16:
Vai trò của ý thức cá nhân đối với ý thức xã hội:
A. Ý thức cá nhân là phương thức tồn tại và biểu hiện của ý thức xã hội
B. Tổng số ý thức cá nhân bằng ý thức xã hội
C. Ý thức cá nhân độc lập với ý thức xã hội
D. Ý thức cá nhân quyết định ý thức xã hội
-
Câu 17:
Căn cứ để lý giải một hiện tượng ý thức cụ thể:
A. Quan điểm của (cá nhân, tầng lớp, giai cấp) với tư cách là chủ thể của hiện tượng ý thức ấy
B. Tồn tại xã hội cụ thể làm nảy sinh hiện tượng ý thức cụ thể cần lý giải
C. Hệ ý thức của giai cấp
D. Cả a và b.
-
Câu 18:
Theo quy luật, nhà nước là công cụ của giai cấp mạnh nhất, đó là:
A. Giai cấp đông đảo nhất trong xã hội
B. Giai cấp thống trị về kinh tế
C. Giai cấp tiến bộ đại diện cho xã hội tương lai
D. Giai cấp thống trị về chính trị
-
Câu 19:
Để có chủ nghĩa xã hội thì: “Phải phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn”. Luận điểm đó của Lênin được viết trong tác phẩm:
A. Sáng kiến vĩ đại
B. Nhà nước và cách mạng
C. Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết
D. Bút ký triết học
-
Câu 20:
Vấn đề xét đến cùng chi phối sự vận động, phát triển của một giai cấp là:
A. Hệ tư tưởng
B. Đường lối tổ chức
C. Lợi ích cơ bản
D. Đường lối chính trị của giai cấp thống trị
-
Câu 21:
Một giai cấp không phải bao giờ cũng là một tập đoàn người đồng nhất về mọi phương diện, mà trong đó thường phân ra các nhóm, là do:
A. Những lợi ích cụ thể khác nhau, ngành nghề điều kiện làm việc khác nhau, sinh hoạt khác nhau.
B. Ngành nghề điều kiện làm việc khác nhau, sinh hoạt khác nhau, sở thích khác nhau
C. Sinh hoạt khác nhau, lợi ích và sở thích khác nhau
D. Sở thích khác nhau, điều kiện làm việc khác nhau
-
Câu 22:
Thực chất của lịch sử xã hội loài người là:
A. Lịch sử đấu tranh giai cấp
B. Lịch sử của văn hoá
C. Lịch sử của sản xuất vật chất
D. Lịch sử của tôn giáo
-
Câu 23:
Giai cấp thống trị về kinh tế trong xã hội trở thành giai cấp thống trị về chính trị, là nhờ:
A. Hệ thống luật pháp
B. Nhà nước
C. Hệ tư tưởng
D. Vị thế chính trị
-
Câu 24:
Ý thức lý luận ra đời từ:
A. Sự phát triển cao của ý thức xã hội thông thường
B. Sản phẩm tư duy của các nhà lý luận, các nhà khoa học
C. Sự khái quát tổng kết từ kinh nghiệm của ý thức xã hội thông thường
D. Thực tế xã hội
-
Câu 25:
Bộ máy cai trị của nhà nước bao gồm:
A. Lực lượng vũ trang chuyên nghiệp và hệ thống luật pháp
B. Bộ máy hành chính và hệ thống pháp luật của nó
C. Lực lượng vũ trang chuyên nghiệp và bộ máy hành chính
D. Quân đội, cảnh sát, toà án
-
Câu 26:
Tính chất không đều của tiến bộ xã hội thể hiện:
A. Giữa các bộ phận cấu thành xã hội, giữa các quốc gia dân tộc, giữa các vùng trên thế giới.
B. Giữa các quốc gia dân tộc, giữa các giai cấp trong xã hội, giữa các vùng trên thế giới
C. Giữa các vùng trên thế giới, giữa các giai cấp trong xã hội, giữa các quốc gia dân tộc
D. Giữa các giai cấp trong xã hội, giữa các vùng trên thế giới, giữa các bộ phận cấu thành xã hội
-
Câu 27:
Ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động mà có tác động tích cực trở lại tồn tại xã hội, đó là sự thể hiện:
A. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
B. Tính hướng định của ý thức xã hội.
C. Tính vượt trước của ý thức xã hội.
D. Cả a và b.
-
Câu 28:
Để đi đến diệt vong hoàn toàn thì Nhà nước vô sản phải hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vĩ đại của mình là:
A. Hoàn thiện chế độ dân chủ.
B. Xoá bỏ hoàn toàn giai cấp.
C. Xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa.
D. Thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
-
Câu 29:
Yếu tố nào sau đây tác động đến cơ sở hạ tầng một cách gián tiếp:
A. Đảng chính trị, viện triết học
B. Viện triết học, tổ chức tôn giáo
C. Chính phủ, tổ chức tôn giáo
D. Tổ chức tôn giáo, Đảng chính trị
-
Câu 30:
Lợi ích cơ bản của một giai cấp được biểu hiện rõ nét ở mặt nào sau đây:
A. Chính trị.
B. Đạo đức.
C. Lối sống.
D. Văn hoá.