1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quan niệm về "ý niệm phức tạp" của Giôn Lốccơ có quan hệ với lập trường nào về thế giới?
A. Lập trường duy Thực về thế giới
B. Lập trường duy Danh về thế giới
C. Lập trường nhị nguyên về thế giới
D. Lập trường duy vật biện chứng về thế giới
-
Câu 2:
Ai là người đã phân chia tính chất của sự vật ra thành "chất có trước" và "chất có sau"
A. Xpinôdza
B. Ph. Bêcơn
C. Đềcáctơ
D. Giôn Lốccơ
-
Câu 3:
Quan niệm về "chất có sau" của tác giả là thế nào?
A. “Chất có sau” có được nhờ sự tác động của các sự vật khách quan vào giác quan con người.
B. “Chất có sau” hoàn toàn là sản phẩm của con người
C. “Chất có sau” khi thì là (a) khi thì là (b), không nhất quán
D. “Chất có sau” là ảo giác không có thật
-
Câu 4:
Gioócgiơ Béccơli là nhà triết học của nước nào?
A. Anh
B. Pháp
C. Hà Lan
D. Đức
-
Câu 5:
Gioócgiơ Béccơli là nhà triết học theo khuynh hướng nào?
A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
D. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
-
Câu 6:
Theo quan niệm của Béccơli sự tồn tại các sự vật cụ thể trong thế giới do cái gì quyết định?
A. Mọi vật do nguyên tử tạo nên
B. Vật tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác
C. Vật do thượng đế tạo ra
D. Vật do phức hợp các cảm giác
-
Câu 7:
Triết học của Béccơli cuối cùng chuyển sang triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy vật tầm thường
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D. Thuyết bất khả tri
-
Câu 8:
Về bản chất triết học của Béccơli phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp nào?
A. Giai cấp địa chủ phong kiến
B. Giai cấp chủ nô
C. Giai cấp tư sản đã giành được chính quyền
D. Giai cấp tư sản chưa giành được chính quyền
-
Câu 9:
Davít Hium là nhà triết học nước nào?
A. Pháp
B. Áo
C. Anh
D. Hà Lan
-
Câu 10:
Davít Hium sống vào thời gian nào?
A. 1700 - 1760
B. 1710 – 1765
C. 1711 – 1766
D. 1712 - 1767
-
Câu 11:
Về lý luận nhận thức, Đavít Hium đứng trên lập trường nào?
A. Thuyết khả tri duy vật siêu hình
B. Thuyết khả tri duy tâm
C. Thuyết bất khả tri và hiện tượng luận
D. Thuyết khả tri duy vật biện chứng
-
Câu 12:
Quan niệm của Đavít Hium về tính nhân quả như thế nào?
A. Kết quả chứa đựng trong nguyên nhân
B. Nguyên nhân có trước và sinh ra kết quả
C. Kết quả được rút ra từ nguyên nhân
D. Không thể chứng minh kết quả được rút ra từ nguyên nhân trong khoa học tự nhiên
-
Câu 13:
Hium quan niệm về sự tồn tại của quan hệ nhân quả như thế nào?
A. Tồn tại khách quan và là quy luật của tự nhiên
B. Tính nhân quả không tồn tại ở đâu cả chỉ là sự bịa đặt của con người
C. Tính nhân quả không phải là quy luật, mà do thói quen của con người quy định.
-
Câu 14:
Theo Đavít Hium cần giáo dục cho con người cái gì?
A. Thói quen
B. Các tri thức khoa học tự nhiên
C. Kiến thức triết học
D. Thẩm mỹ học
-
Câu 15:
Triết học Ánh sáng xuất hiện trong thời gian nào và ở đâu?
A. Thế kỷ XVI – XVII, ở Italia
B. Thế kỷ XVII – XVIII, ở Anh
C. Nửa cuối thế kỷ XVIII, ở Đức
D. Nửa cuối thế kỷ XVIII ở Pháp
-
Câu 16:
Những nhà triết học khai sáng Pháp chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng nào?
A. Cách mạng vô sản
B. Cách mạng tư sản
C. Cách mạng dân tộc, dân chủ
D. Cách mạng nông dân chống phong kiến
-
Câu 17:
La Mettri (1709 - 1751) là nhà triết học nước nào?
A. Nga
B. Pháp
C. Italia
D. Đức
-
Câu 18:
Quan niệm cho thực thể vật chất là thống nhất ba hình thức của nó trong giới tự nhiên, giới vô cơ, thực vật, động vật (bao gồm con người) là của nhà triết học nào?
A. Xpinôda
B. Ph. Bêcơn
C. La Mettri
D. Điđrô
-
Câu 19:
La Mettri coi đặc tính cơ bản của vật chất là gì?
A. Quảng tính, vận động và cảm thụ
B. Quảng tính, khối lượng và vận động
C. Quảng tính, vận động
-
Câu 20:
Về thế giới quan La Mettri là nhà triết học thuộc trào lưu nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy vật
D. Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
-
Câu 21:
Trong vấn đề nhận thức luận, khi La Mettri nói: nhờ cơ quan cảm giác mà người ta suy nghĩ, giác quan là kẻ đáng tin cậy trong đời sống hàng ngày, La Mettri đứng trên quan điểm nào?
A. Duy lý
B. Duy vật biện chứng
C. Duy giác luận
D. Bất khả tri
-
Câu 22:
Điều khẳng định nào sau đây là sai:
A. La Mettri bác bỏ thuyết nhị nguyên của Đềcáctơ
B. La Mettri bảo vệ thuyết nhị nguyên của Đềcáctơ
C. La Mettri xem con người như một cái máy
D. La Mettri giải thích các hiện tượng sinh lý theo quy luật cơ học
-
Câu 23:
Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Điđrô thừa nhận vật chất tồn tại vĩnh viễn
B. Điđrô thừa nhận vật chất tồn tại khách quan ngoài ý thức của con người
C. Điđrô cho vật chất là một thực thể duy nhất, nguyên nhân tồn tại của nó nằm ngay trong bản thân nó.
D. Điđrô không thừa nhận nguyên nhân tồn tại của vật chất nằm ngay trong bản thân nó.
-
Câu 24:
Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Điđrô cho vận động và vật chất là thống nhất chặt chẽ
B. Điđrô không thừa nhận vận động và vật chất là thống nhất
C. Điđrô thừa nhận có trạng thái đứng im tuyệt đối
D. Điđrô phủ nhận vận động của vật thể là qúa trình phát triển, biến đổi không ngừng.
-
Câu 25:
Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Điđrô thể hiện quan niệm vô thần thông qua tư tưởng biện chứng về vận động
B. Điđrô chưa tiếp cận tư tưởng về tự thân vận động của vật chất
C. Điđrô cho rằng mỗi phân tử có một nguồn vận động bên trong, mà ông gọi là lực nội tâm.
D. Điđrô chống lại sự tồn tại của thượng đế
-
Câu 26:
Khi khẳng định vật chất là nguyên nhân của cảm giác, Điđrô đã đứng trên quan điểm triết học nào?
A. Chủ nghĩa duy tâm
B. Thuyết nhị nguyên
C. Chủ nghĩa duy vật
D. Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
-
Câu 27:
Tư tưởng biện chứng của Điđrô về vận động thể hiện ở chỗ nào?
A. Giải thích vận động là sự thay đổi vị trí trong không gian
B. Cho nguyên nhân vận động là do lực tác động
C. Giải thích tự thân vận động của vật chất bằng mâu thuẫn nội tại của sự vật và tính đa dạng của nó.
-
Câu 28:
Quan niệm của Điđrô về nguồn gốc của ý thức con người như thế nào?
A. Ý thức có nguồn gốc từ thần thánh
B. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất
C. Ý thức là thuộc tính của vật chất có tổ chức cao xuất hiện do sự phức tạp hoá của vật chất hữu cơ.
D. Ý thức con người vốn có trong bộ não.
-
Câu 29:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Điđrô cho rằng vật chất là nguyên nhân của cảm giác
B. Điđrô cho rằng vật chất là phức hợp của cảm giác
C. Điđrô cho rằng sự vật là phản ánh của thế giới ý niệm
D. Điđrô phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.
-
Câu 30:
Trong lĩnh vực xã hội Điđrô đứng trên quan điểm triết học nào?
A. Duy vật siêu hình
B. Duy vật biện chứng
C. Duy tâm