1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quan điểm thế giới là một khối “duy nhất” bất sinh bất dịch. Thế giới không phải do thần thánh tạo ra là của triết gia nào?
A. Pitago
B. Xênôphan
C. Pacmênit
D. Hêraclit
-
Câu 2:
Nhà triết học Hy lạp cổ đại đầu tiên quan niệm, không phải thần thánh sáng tạo ra con người, mà chính con người nghĩ ra, sáng tạo các vị thần thánh theo trí tưởng tượng và theo hình tượng của mình. Ông là ai?
A. Hêraclit
B. Đêmôcrit
C. Xênôphan
D. Pacmênit
-
Câu 3:
Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới vật chất là 4 yếu tố vật chất: đất, nước, lửa, không khí. Ông là ai?
A. Dênon
B. Empêđoc
C. Anaxago
D. Xênôphan
-
Câu 4:
Nhà triết học đưa ra quan niệm sự sống là kết quả của quá trình biến đổi của bản thân tự nhiên; được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác động của nhiệt độ. Ông là ai?
A. Đêmôcrit
B. Hêraclit
C. Xênôphan
D. Anaxago
-
Câu 5:
Người được Arixtốt coi là tiền bối của mình về lôgíc học, ông là ai?
A. Platôn
B. Hêraclit
C. Đêmôcrit
D. Pitago
-
Câu 6:
Tư tưởng về nguồn gốc tâm lý của tín ngưỡng, tôn giáo là vì con người bị ám ảnh bởi những hiện tượng khủng khiếp trong tự nhiên, là của nhà triết học Hy lạp cổ đại nào?
A. Hêraclit
B. Đêmôcrit
C. Arixtốt
D. Platôn
-
Câu 7:
Người đưa ra luận điểm “vạch ra khuyết điểm của riêng mình tốt hơn là vạch ra khuyết điểm của người khác”, ông là ai?
A. Đêmôcrit
B. Arixtốt
C. Hêraclit
D. Platôn
-
Câu 8:
Ông cho rằng vật chất cũng là cái có thực nhưng không phải là cái tồn tại, nó chỉ là cái bóng của cái tồn tại “ý niệm”, ông là ai?
A. Pitago
B. Xôcrat
C. Platôn
D. Arixtốt
-
Câu 9:
Người đầu tiên nhấn mạnh vai trò đặc biệt của khái niệm trong nhận thức, khi ông cho rằng khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó ở mức độ khái niệm. Ông là ai?
A. Arixtốt
B. Xôcrat
C. Platôn
D. Đêmôcrit
-
Câu 10:
Người đưa ra quan điểm rằng ý niệm là đối tượng của nhận thức chân lý bằng sự hồi tưởng của linh hồn bất tử, ông là ai?
A. Pitago
B. Pacmênit
C. Platôn
D. Arixtốt
-
Câu 11:
Nhà triết học Hy lạp cổ đại được C.Mác suy tôn là “người khổng lồ về tư tưởng”, ông là ai?
A. Đêmôcrit
B. Arixtốt
C. Platôn
D. Hêraclit
-
Câu 12:
Quá trình tư duy diễn ra qua các khâu: Cơ thể – tác động bên ngoài – cảm giác – tưởng tượng – tư duy, là khái quát của nhà triết học nào?
A. Arixtốt
B. Hêraclit
C. Đêmôcrit
D. Platôn
-
Câu 13:
Người đưa ra quan điểm trong việc xem xét nhà nước về 3 phương diện: lập pháp, hành pháp và phán xử, ông là nhà triết học nào?
A. Platôn
B. Anaxago
C. Arixtốt
D. Đêmôcrit
-
Câu 14:
Thời kỳ trung cổ bắt đầu từ:
A. Thế kỷ V đến thế kỷ XIII
B. Thế kỷ V đến thế kỷ XV
C. Thế kỷ V đến thế kỷ XVI
D. Thế kỷ IV đến thế kỷ XIV
-
Câu 15:
Hình thái kinh tế - xã hội nào thống trị thời kỳ trung cổ ở Tây Âu:
A. Chiếm hữu nô lệ
B. Cộng sản nguyên thuỷ
C. Phong kiến
D. Tư bản chủ nghĩa
-
Câu 16:
Người đưa ra quan niệm Thượng đế là một vật thể, ông là ai?
A. Tectuliêng
B. Ôguytxtanh
C. Giăngxicốt Ơrigieno
D. Tômát Đacanh
-
Câu 17:
Ông cho rằng quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức Thượng đế, nhận thức Thượng đế chỉ để đạt được bởi niềm tin tôn giáo và Thượng đế là chân lý tối cao?
A. TômátĐacanh
B. Ôguytxtanh
C. Đơnxcốt
D. Tectuliêng
-
Câu 18:
Thời kỳ hưng thịnh của chủ nghĩa Kinh viện ở Tây Âu thời kỳ trung cổ:
A. Thế kỷ X
B. Thế kỷ X đến thế kỷ XII
C. Thế kỷ XIII
D. Thế kỷ X đến Thế kỷ XIII
-
Câu 19:
Người đưa ra tư tưởng đồng nhất tôn giáo với triết học rằng: “triết học chân chính và tôn giáo chân chính là một”, ông là ai?
A. Giăngxicốt Ơrigieno
B. Tectuliêng
C. TômatĐacanh
D. Đơnxcốt
-
Câu 20:
Khi giải quyết quan hệ giữa lý trí và lòng tin, ông quan niệm rằng niềm tin phải lấy lý trí làm cho cơ sở “hiểu để mà tin”, ông là ai?
A. Đơnxcốt
B. Pie Abơla
C. Rôgiê Bêcơn
D. Ôguytxtanh
-
Câu 21:
Quan niệm đối tượng của triết học là nghiên cứu “chân lý và lý trí”, còn đối tượng của thần học là “chân lý của lòng tin tôn giáo” là của ai?
A. Pie Abơla
B. Ôguytxtanh
C. Tômat Đacanh
D. Rôgiê Bêcơn
-
Câu 22:
Người theo chủ nghĩa Duy thực triệt để, ông là ai?
A. Tômát Đacanh
B. Giăngxicốt Ơrigieno
C. Đơnxcốt
D. Pie Abơla
-
Câu 23:
Người coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học, ông là ai?
A. Rôgiê Bêcơn
B. Pie Abơla
C. Guyôm Ôccam
D. Đơnxcốt
-
Câu 24:
Người được coi là nhà triết học duy tâm chủ quan triệt để nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc, ông là ai?
A. Lý Chí (1527-1602)
B. Lục Cửu Uyên
C. Vương Thủ Nhân (1472-1528)
D. Thiệu Ung
-
Câu 25:
Ông được coi là người tiên phong trong việc kết hợp Nho – Phật – Lão, ông là ai?
A. Chu Đôn Di (1017-1073)
B. Thiệu Ung (1011-1077)
C. Chu Hy (1130-1200)
D. Vương Thủ Nhân (1472-1528)
-
Câu 26:
Quan niệm: “Hình (thể xác) là cái chất của tinh thần, tinh thần là tác dụng của (hình) thể xác” là của nhà triết học hoặc trường phái triết học nào ở Trung Quốc?
A. Bùi Nguỵ (265-299)
B. Phạm Chẩn (450-515)
C. Phái Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên, Âu Dương Tu, Tô Đông Pha.
D. Chu Hy (1130-1200)
-
Câu 27:
Quan niệm: “Không có hai mặt đối lập không thể thấy được sự thống nhất thì tác dụng của hai mặt đối lập cũng không có” là của nhà triết học nào?
A. Trình Hạo (1032-1085)
B. Trình Di (1033-1107)
C. Trương Tải (1020-1077)
D. Thiệu Ung (1011-1077)
-
Câu 28:
Tư tưởng thế giới là một chỉnh thể không thể phân chia trong đó có các sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau, ví như cơ thể con người, đó là tư tưởng của ai?
A. Trần Lượng (1143-1194)
B. Lục Cửu Uyên (1139-1192)
C. Chu Hy(1130-1200)
D. Trình Di (1033-1107)
-
Câu 29:
Ông cho rằng chỉ có nghiên cứu sự vật cụ thể, tìm hiểu đời sống con người mới có thể tìm ra quy luật khách quan, tìm ra chân lý. Ông là ai?
A. Trương Tải (1020 - 1077)
B. Thiệu Ung (1011 - 1077)
C. Trần Lượng (1143 - 1194)
D. Lục Cửu Uyên (1139-1192)
-
Câu 30:
Ông nói: “Trời đất sinh ở Thái cực. Thái cực là cái Tâm của ta; muôn vật biến hoá là do Thái cực sinh ra, tức là Tâm của ta sinh ra vậy. Bởi vậy, mới nói Đạo của trời đất có đủ ở người”. Ông là nhà triết học nào?
A. Chu Đôn Di (1017 - 1073)
B. Thiệu Ung (1011 - 1077)
C. Trình Di (1033 - 1107)
D. Chu Hy(1130-1200)