1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thóng trị là những tư tưởng thống nhất xã hội. Luận điểm này thể hiện lập trường triết học nào. Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy vật tầm thường( chủ nghĩa kinh tế)
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy tâm lịch sử
D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
-
Câu 2:
Một sinh viên giải thích nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau. Phát hiện một giải thích không chính xác?
A. Thực tiễn mà không có lí luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng
B. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông
C. Lý luận đóng vai trò quyết định trong quan hệ đối với thực tiễn
D. Thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý luận là hoạt động tinh thần
-
Câu 3:
Mọi thuyết đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ. Quan điểm này thuộc lập trường triết học nào? Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy tâm lịch sử
B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
C. Chủ nghĩa duy vật
D. Nhị nguyên luận
-
Câu 4:
Muốn phân tích một hình thái ý thức xã hội nào đó thì phải làm gì? Một sinh viên đã trả lời như sau, hãy chỉ ra một trả lời sai?
A. Trước hết cần chú ý đến cá điều kiên kinh tế-xã hội đã sinh ra nó
B. Đồng thời xém xét những yếu tố mà nó kế thừa được trong ý thức của các thời đai trước
C. Mặt khác cũng phải chú ý đến sự tác động lên nó của các hình thái ý thức xã hội khác
D. Phải lưu ý rằng tính độc lập của hình thái ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là tuyệt đối
-
Câu 5:
Hoạt động của con người khác với động vật là có ý thức, vì thế ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ. Luận điểm này thể hiện lập trường triết học nào? Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy vật
B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
C. Chủ nghĩa duy tâm
D. Chủ nghĩa duy vật tầm thường( chủ nghĩa kinh tế)
-
Câu 6:
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định. Xác định câu trả lời đúng nhất?
A. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ mất di,cái mới hợp quy luậy ra đời. Cái mới ra đời thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Cần có thái độ tích cực ủng hộ, giúp đỡ, bảo vệ cái mới và kiên quyết từ bỏ cái cũ lỗi thời
B. Phủ định của phủ định là quá trình cái mới ra đời. Cần có thái độ giúp đỡ, ủng hộ, bảo vệ cái mới. Vì khi nó ra đời thường xuyên gặp nhiều khó khăn
C. Phủ định của phủ định là làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời hợp với quy luật.Cần phải xây dựng thái độ ủng hộ, giúp đỡ, phê phán cái mới
D. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ mất đi, cái mới ra đời hợp với quy luật. Cần có nhận thức đúng về vai trò của quy luật. cần có nhận thức đúng về vai trò tích cực, tiến bộ của cái mới
-
Câu 7:
Phương thức sản xuất đời sống vật chất phụ thuộc vào đời sống chính trị, đời sống xã hội và đời sống tinh thần ní chung. Luận điểm ày đã viết sai cụm từ nào? chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Phụ thuộc
B. Phương thức sản xuất
C. Đời sống chính trị
D. Đời sống tinh thần
-
Câu 8:
Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng theo mấy điểm sau. Hãy phát hiện một điểm tóm tát trong đó có nội dung sai?
A. Từ trong toàn bộ các quan hệ hết sức phức tạp Mác đã phân biệt những quan hệ vật chất tạo nên cơ sở hạ tầng của xã hội, với những quan hệ tư tưởng tinh thần tạo nên kiến trúc thượng tầng của xã hội
B. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định
C. Kiến thức thượng tầng là toàn bộ những quan điểm xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng, hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
D. Cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy đồng thời kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Bất cứ sự biến đổi nào trong kiến trúc thượng tầng cũng được giải thích chỉ bằng những nguyên nhân kinh tế
-
Câu 9:
Có thể tóm tắt nội dung mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất theo các điểm sau đây: Hãy phát hiện một điểm tóm tắt sai nội dung?
A. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, tồn tai tách rời nhau
B. Tác động biện chứng giữa hai mặt đó tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất
C. Đó là quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người
D. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời quan hệ sản xuất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất
-
Câu 10:
Xã hội là một tổ hợp các bộ phận được cấu thành và biến đổi một cách ngẫu nhiên. quan điểm này thuộc lập trường triết học nào? chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình trong lịch sử
C. Chủ nghĩa duy tâm lịch sử
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
-
Câu 11:
Phủ định biện chứng là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất và khái quát nhất:
A. Phủ định biện chứng là sự thủ tiêu hoàn toàn cái cũ do tác động từ bên ngoài vào sự vật
B. Phủ định biện chứng là phủ định có sự kế thừa, do đó cũng đồng thời là sự khẳng định
C. Phủ định biện chứng là sự thống nhất giữa loại bỏ và kế thừa để dẫn đến sự ra đời cái mới tiến bộ hơn
D. Phủ định biện chứng là quá trình tự thân phủ định và là mắt khâu của sự phát triển
-
Câu 12:
xã hội là một tổng số các bộ phận được cấu thành và biến đổi tùy theo ý muốn của con người. Quan niệm này thuộc lập trường triết học nào? Chọn câu trra lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa duy tâm
D. Chủ nghĩa duy tâm lịch sử
-
Câu 13:
Một sinh viên tóm tắt nội dung quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ của LLXH như sau. Phát hiện câu tóm tắt đúng?
A. LLSX và QHSX lag hai mặt của PTSX tồn tại tách rời nhau
B. Quy luật này chỉ tồn tại trong một vài chế độ xã hội
C. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của LLSX và QHSX
D. Quy luật về sự phù hợp của LLSX với trình độ của QHSX là quy luật cơ bản của sự phát triểm xã hội loài người
-
Câu 14:
Kiến trúc thượng tầng pháp lí và chính trị quyết định cơ cấu kinh tế của xã hội. Quan điểm này thuộc lập trường triết học nào? Chọn câu trra lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
B. Chủ nghãi duy tâm lịch sử
C. Chủ nghĩa duy tâm
D. Chủ nghĩa duy vật tầm thường(chủ nghĩa duy vật kinh tế)
-
Câu 15:
Chỉ dựa vào các quan hệ kinh tế hiện có cũng có thể giải thích đầy đủ bất kỳ học thuyết chính trị nào. Luận điểm này thuộc lập trường triết học nào? chọn câu trả lời đúng:
A. chủ nghĩa duy tâm lịch sử
B. Chủ nghĩa duy vật tầm thường(chủ nghĩa duy vật kinh tế)
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
-
Câu 16:
Chỉ dựa vào các quan hệ kinh tế hiện có cũng có thể giải thích đầy đủ bất kỳ tư tưởng pháp quyền nào. Luận điểm này thuộc lập trường triết học nào? chọn câu trả lời đúng:
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy vật tầm thường(chủ nghĩa kinh tế)
C. Chủ nghĩa duy tâm
D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
-
Câu 17:
Khi nghiên cứu phương thức tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu từ:
A. Sản xuất của cải vật chất
B. Lưu thông hàng hoá
C. Sản xuất hàng hoá giản đơn và hàng hóa
D. Sản xuất giá trị thặng dư
-
Câu 18:
Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là hòn đá tảng?
A. Học thuyết tái sản xuất tư bản xã hội
B. Học thuyết tích luỹ tư sản
C. Học thuyết giả trị lao động
D. Học thuyết giá trị thặng dư
-
Câu 19:
Tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động đều phải thông qua đầu óc của họ. Vì vậy phải tìm động lực sâu xa của lịch sử ở trong tư tưởng và ý chí của con người. Quan niệm này thuộc lập trường triết học nào? chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy tâm lịch sử
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng lịc sử
D. Chủ nghĩa duy vật tầm thường( chủ nghĩa kinh tế)
-
Câu 20:
Trong tất cả những chuyển biến về lịch sử thì chuyển biến về chính trị là chuyển biến quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của lịch sử. Quan niệm này thuộc lập trường triết học nào? chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy tâm lịch sử
B. Chủ nghĩa duy vật tầm thường(chủ nghĩa kinh tế)
C. Chủ nghĩa duy tâm
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử