1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thế nào là phép biện chứng duy tâm?
A. Là phép biện chứng được xác lập trên lập trường của chủ nghĩa duy tâm
B. Là phép biện chứng của vật chất
C. Là phép biện chứng giải thích về nguồn gốc của sự vận động, biến đổi và ý niệm
D. Cả A và C
-
Câu 2:
Thế nào là biện chứng khách quan?
A. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ biến đổi, phát triển khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng
B. Là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ vốn có của ý niệm
C. Là khái niệm dùng để chỉ ra sự biến đổi không ngừng trong thế giới
D. Cả A và C
-
Câu 3:
Thế nào là biện chứng chủ quan?
A. Là biện chứng của ý thức
B. Là biện chứng khách quan được phản ánh vào ý thức
C. Là bản chất của biện chứng khách quan
D. Cả Avà B
-
Câu 4:
Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình khác nhau như thế nào?
A. Phương pháp iện chứng xem xét, nghiên cứu các sự vật hiện tượng trong mối liên hệ phổ biến. Còn phương pháp siêu hình xem xét, nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái cô lập tách rời
B. Phương pháp biện chứng xem xét nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự vận động phát triển không ngừng. Phương pháp siêu hình xem xét nghiên cứu sự vật hiện tượng trong sự đứng im bất biến
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 5:
Nguồn gốc của phương pháp siêu hình?
A. Nguồn gốc nhận thức: bản thân các sự vật hiện tượng đều có tính ổn định tương đối. Mặt khác quá trình nhận thức nhiều khi đòi hỏi phải trừu tượng hóa các mối liên hệ nhất định của sự vật hiện tượng tạm thời cố định chúng để phân tích. Và sự sai lầm đó bắt đầu ở chỗ tuyệt đối hóa tính trừu tượng và ổn định đó.
B. Nguồn gốc lịch sử: sự phát triển cùa khoa học tự nhiên thế kỉ XVII – XVIII với hai đặc điểm: – Phân ngành khoa học tạo nne6 sự ra đời của các khoa học cụ thể đặc biệt là sự phát trển của cơ học cổ điển – Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích và thực nghiệm. Từ đó dẫn đến cách nhìn nhận xem xét sự vật cô lập tách rời đứng im bất biến trong khoa học và dần trở thành phương pháp siêu hình trong triết học
C. Cả A và B
D. Cả A và B đều sai
-
Câu 6:
Phương pháp siêu hình thống trị triết học vào thời kì nào?
A. Thế kỉ XV – XVI
B. Thế kỉ XVII – XVIII
C. Thế kỉ XVIII – XIX
D. Thế kỉ XIX – XX
-
Câu 7:
Có mấy hình thức cơ bản của phép biện chứng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 8:
Những đặc điểm của phép biện chứng cổ đại?
A. Là hình thức sơ khai nhất của phép biện chứng
B. Các nguyên lý quy luật của phép biện chứng cổ đại thường được thể hiện dưới hình thức manh nha trên cơ sở những quan sát, cảm nhận thông thường mà chưa được khái quát thành một hệ thống lý luận chặt chẽ
C. Phép biện chứng cổ đại đã phác họa được bức tranh thống nhất của thế giới trong mối liên hệ phổ biến trong sự vận động và phát triển không ngừng
D. Cả A, B, C
-
Câu 9:
Những đại diện tiêu biểu của phép biện chứng cổ đại?
A. Thuyết âm dương ngũ hành
B. Đạo Phật
C. Hêraclit
D. Cả A, B, C
-
Câu 10:
Đóng góp và hạn chế của phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức:
A. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một hệ thống logic khá vững chắc. Hầu như các nguyên lý quy luật cơ bản của phép biện chứng với tư cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến về sự vận động và phát triển đã được xây dựng trong một hệ thống thống nhất.
B. Các luận điểm nguyên lý quy luật của phép biện chứng đã được luận giải ở tầm logic nội tại cực kì sâu sắc
C. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức là một trong các tiền đề lý luận cho sự ra đời của triết học Mác.
D. Cả A, B, C
-
Câu 11:
Đặc điểm của phép biện chứng duy vật?
A. Là hình thức phát triển cao nhất của lịch sử phép biện chứng
B. Có sự thống nhất chặt chẽ giữa phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật
C. Phép biện chứng duy vật bao quát một lĩnh vực tri thức rộng lớn, nó vừa có tư cách lý luận triết học bao quát, vừa đóng vai trò phương pháp luận triết học cơ bản.
D. Cả A, B, C
-
Câu 12:
Phép biện chứng duy vật bao gồm những nguyên lý quy luật cơ bản nào?
A. 1 nguyên lý, 1 quy luật
B. 2 nguyên lý, 2 quy luật
C. 2 nguyên lý, 3 quy luật
D. 3 nguyên lý, 3 quy luật
-
Câu 13:
Thế nào là “mối liên hệ”?
A. Là khái niệm cơ bản của phép biện chứng được sử dụng để chỉ sự ràng buộc quy định lẫn nhau, đồng thời là sự tác động làm biến đổi lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng
B. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự nương tựa vào nhau của các sự vật hiện tượng
C. Là khái niệm của phép biện chứng dùng chỉ sự quy định làm tiền đề cho nhau giữa các sự vật hiện tượng
D. Cả A, B, C
-
Câu 14:
Tính khách quan của mối liên hệ:
A. Là mối liên hệ vốn có của thế giới các ý niệm
B. Là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng. Cơ sở của nó là tính thống nhất vật chất của thế giới.
C. Là mối liên hệ khách quan tồn tại bên ngoài ý thức của con người.
D. Cả B và C.
-
Câu 15:
Có thể tuyệt đối hóa sự khác biệt hoặc tuyệt đối hóa sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng không? Vì sao?
A. Có
B. Không
-
Câu 16:
Cho hai tam giác: ABC là tam giác thường, DEG là tam giác vuông. Những khẳng định nào sau đây khẳng định nào đúng?
A. ABC là cái chung, DEG là cái riêng
B. ABC và DEG đều là cái riêng
C. ABC và DEG là cái riêng nhưng đồng thời có tính chất chung
D. Cả B và C
-
Câu 17:
Chỉ ra đâu không phải là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về sự tồn tại của cái chung trong các câu nói sau:
A. Cái chung tồn tại khách quan ngoài cái riêng.
B. Cái chung thực sự tồn tại, nhưng không tồn tại ngoài cái riêng, mà thông qua cái riêng biểu hiện sự tồn tại của mình.
C. Cái chung thuần túy là sản phẩm của tư duy trừu tượng không có tồn tại cảm tính độc lập.
D. Cả A và C.
-
Câu 18:
Các phạm trù được hình thành thông qua quá trình … những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của bản thân sự vật.
A. Liệt kê và phân tích
B. Chứng minh
C. Khái quát hóa, trừu tượng hóa
D. Khái quát và chứng minh
-
Câu 19:
Nội dung của các phạm trù luôn mang tính...
A. Khách quan
B. Chủ quan
C. Khách quan và chủ quan
D. Cả ba đều sai
-
Câu 20:
Hệ thống phạm trù của phép biện chứng duy vật là một….
A. Hệ thống đóng kín, bất biến
B. Hệ thống mở
C. Cả hai đều sai
D. Cả hai đều đúng
-
Câu 21:
Phạm trù là những … phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
A. Khái niệm
B. Khái niệm rộng
C. Khái niệm rộng nhất
D. Khái niệm hẹp
-
Câu 22:
« Cái riêng – Cái chung », « Nguyên nhân – Kết quả », « Tất nhiên – Ngẫu nhiên », « Nội dung – Hình thức », « Bản chất – Hiện tượng », « Khả năng – Hiện thực » đó là các … của triết học Mác – Lênin.
A. Cặp khái niệm
B. Thuật ngữ cơ bản
C. Cặp phạm trù cơ bản
D. Cặp phạm trù
-
Câu 23:
Các phạm trù của triết học phản ánh những mối liên hệ thuộc lĩnh vực nào của hiện thực:
A. Lĩnh vực xã hội
B. Lĩnh vực tư duy
C. Lĩnh vực tự nhiên
D. Cả A, B, C
-
Câu 24:
Có sự khác nhau nào giữa “khái niệm” và “phạm trù”?
A. “Khái niệm” chính là “phạm trù” (không có sự khác nhau).
B. “Phạm trù” phải là những “khái niệm’ rộng nhất.
C. “Khái niệm” không bao giờ là một “phạm trù”.
D. “Khái niệm” phải là những “phạm trù” rộng nhất.
-
Câu 25:
“Phạm trù chì là những từ trống rỗng, do con người tưởng tượng ra, đầy tính chủ quan và không biểu hiện hiện thực”. Đây là cách quan niệm của trường phái triết học nào?
A. Trường phái triết học Duy thực
B. Trường phái triết học Duy danh
C. Trường phái Cantơ
D. Trường phài triết học mácxít
-
Câu 26:
“Cái nhà nói chung” là không có thực, mà chỉ có những cái nhà riêng lẻ, cụ thể mới tồn tại được. Đây là quan niệm của trường phái triết học nào?
A. Trường phái học Duy thực
B. Trường phái học Duy danh
C. Trường phái Cantơ
D. Trường phái triết học Mácxít
-
Câu 27:
Quan điểm của trường phái triết học tách rời tuyệt đối mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:
A. Trường phái học Duy danh
B. Trường phái học Duy thực
C. Cà hai trường phái trên
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 28:
Các phạm trù được hình thành:
A. Một cách bẩn sinh trong ý thức của con người
B. Sẵn có ở bên ngoài, độc lập với ý thức của con người
C. Thông qua quá trình hoạt động, nhận thức và thực tiễn của con người
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 29:
Hình thức cơ bản đầu tiên của mọi quá trình tư duy là:
A. Cảm giác
B. Biểu tượng
C. Khái niệm
D. Suy luận
-
Câu 30:
Cái riêng là một phạm trù triết học để chỉ:
A. Những mặt, những thuộc tính chung của nhiều sự vật
B. Một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định
C. Những nét, những thuộc tính chỉ có ở một sự vật
D. Các yếu tố cấu thành một hệ thống