1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đặc điểm của ý thức xã hội thông thường.
A. Có tính chỉnh thể, hệ thống và rất phong phú sinh động.
B. Phản ánh trực tiếp đời sống hàng ngày và rất phong phú sinh động.
C. Rất phong phú sinh động và có tính chỉnh thể, hệ thống.
D. Phản ánh gián tiếp hiện thực và rất phong phú sinh động.
-
Câu 2:
Đặc điểm của quy luật xã hội:
A. Quy luật xã hội là một hình thức biểu hiện của quy luật tự nhiên.
B. Quy luật xã hội là quy luật đặc thù
C. Quy luật xã hội mang tính khuynh hướng và về cơ bản nó biểu hiện mối quan hệ lợi ích giữa các tập đoàn người.
D. Cả a và c.
-
Câu 3:
Chỉ rõ quan điểm sai về đấu tranh giai cấp sau đây:
A. Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của các tập đoàn người có quan điểm trái ngược nhau.
B. Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của những tập đoàn người có lợi ích căn bản đối lập nhau.
C. Đấu tranh giai cấp là động lực trực tiếp của lịch sử các xã hội có giai cấp
D. Cả b và c
-
Câu 4:
Tiêu chí cơ bản để đánh giá giai cấp cách mạng:
A. Nghèo nhất trong xã hội.
B. Bị thống trị bóc lột.
C. Có khả năng giải phóng lực lượng sản xuất bị kìm hãm trong phương thức sản xuất cũ lạc hậu.
D. Có tinh thần cách mạng
-
Câu 5:
Vai trò của yếu tố dân tộc trong cuộc đấu tranh giai cấp:
A. Dân tộc là địa bàn diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp.
B. Đấu tranh dân tộc quyết định xu hướng của đấu tranh giai cấp.
C. Dân tộc là cơ sở, là nguồn tạo nên sức mạnh giai cấp.
D. Cả a và c.
-
Câu 6:
C.Mác nói về việc phê phán tôn giáo là dể loài người vứt bỏ “ những xiềng xích, những bông hoa tưởng tượng” trong tác phẩm nào sau đây.
A. Tư bản.
B. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê ghen( lời nói đầu)
C. Luận cương về Phoiơbắc
D. Hệ tư tưởng Đức
-
Câu 7:
Đặc trưng phản ánh của nghệ thuật:
A. Nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng ngôn ngữ nghệ thuật.
B. Nghệ thuật phản ánh hiện thực một cách chỉnh thể.
C. Nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật.
D. Nghệ thuật phản ánh hiện thực một cách trực tiếp
-
Câu 8:
Để có thể làm chủ đối với hoàn cảnh, con người cần có các khả năng:
A. Tự ý thức, tự giáo dục, tự điều chỉnh.
B. Tự giáo dục, tự điều chỉnh, tự hoàn chỉnh mình
C. Tự điều chỉnh, tự ý thức, tự hoàn chỉnh mình.
D. Tự hoàn chỉnh mình, tự ý thức, tự giáo dục
-
Câu 9:
Đặc trưng phản ánh của khoa học?
A. Khoa học phản ánh hiện thực bằng hệ thống phạm trù, quy luật của mình.
B. Khoa học phản ánh hiện thực bằng tư duy trừu tượng.
C. Khoa học phản ánh hiện thực bằng tổng kết kinh nghiệm.
D. Khoa học phản ánh hiện thực bằng tư duy trừu tượng, khái quát.
-
Câu 10:
Tính chất chung của khoa học?
A. Tính hệ thống, tính có căn cứ và tính quy luật
B. Tính chính trị, giai cấp, tính hệ thống và tính có căn cứ.
C. Tính đối tượng và tính khách quan, tính hệ thống và tính có căn cứ.
D. Tính quy luật, tính chính trị, giai cấp
-
Câu 11:
Bản chất của cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại là gì?
A. Tạo ra bước nhảy vọt về chất trong quá trình sản xuất vật chất.
B. Cải biến về chất các lực lượng sản xuất hiện có trên cơ sở biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Tạo ra nền kinh tế tri thức.
D. Tạo ra năng suất lao động cao
-
Câu 12:
Nguồn gốc của ngôn ngữ:
A. Tự nhiên
B. Lao động..
C. Nhu cầu trao đổi, gián tiếp.
D. Đấng siêu nhiên, thần thánh
-
Câu 13:
Tác phẩm Lút vích Phoi - ơ - bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức được Ph. Ăng ghen viết vào năm:
A. 1886.
B. 1885.
C. 1887.
D. 1884
-
Câu 14:
Thời đại” Đồ sắt” tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội:
A. Cộng sản nguyên thuỷ.
B. Chiếm hữu nô lệ.
C. Phong kiến.
D. Tư bản chủ nghĩa
-
Câu 15:
Những quan điểm tư tưởng mà không gắn với các thiết chế tương ứng thì thuộc phạm trù nào dưới đây:
A. Ý thức giai cấp.
B. Ý thức xã hội.
C. Ý thức cá nhân.
D. Ý thức tập thể
-
Câu 16:
Các phạm trù nào sau đây thuộc lĩnh vực chính trị của đời sống xã hội?
A. Giai cấp, đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, Nhà nước.
B. Đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo, triết học.
C. Quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất, quan hệ thẩm mỹ.
D. Quan hệ kinh tế
-
Câu 17:
Quan hệ sản xuất là:
A. Quan hệ giữa người và người về kinh tế – kỹ thuật.
B. Quan hệ giữa người và người trong sản xuất, trao đổi sản phẩm.
C. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của quá trình sản xuất vật chất.
D. Quan hệ giữa người và người trong tổ chức quản lý sản xuất
-
Câu 18:
Xét đến cùng, vai trò của cách mạng xã hội là:
A. Phá bỏ xã hội cũ lạc hậu.
B. Giải phóng lực lượng sản xuất.
C. Đưa giai cấp tiến bộ lên địa vị thống trị.
D. Lật đổ chính quyền của giai cấp thống trị
-
Câu 19:
Cá nhân theo C. Mác là “ thực thể xã hội” theo nghĩa:
A. Cá nhân đồng nhất với xã hội.
B. Cá nhân sáng tạo xã hội.
C. Cá nhân tồn tại đơn nhất, hiện thực là sản phẩm của xã hội.
D. Cá nhân tồn tại độc lập với xã hội
-
Câu 20:
Ý thức chính trị thực tiễn thông thường được nẩy sinh:
A. Từ hoạt động thực tiễn trong môi trường chính trị - xã hội trực tiếp.
B. Từ hoạt động đấu tranh giai cấp.
C. Từ hoạt động Nhà nước.
D. Từ hoạt động kinh tế – chính trị
-
Câu 21:
Đặc trưng của ý thức chính trị:
A. Thái độ đối với đấu tranh giai cấp.
B. Thể hiện lợi ích giai cấp một cách trực tiếp.
C. Thể hiện quan điểm về quyền lực.
D. Thái độ chính trị của các đảng phái, tổ chức chính trị
-
Câu 22:
Bản chất hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa?
A. Là ý thức chính trị của toàn xã hội.
B. Là ý thức chính trị của nhân dân lao động.
C. Là ý thức chính trị của giai cấp công nhân.
D. Là ý thức chính trị của dân tộc
-
Câu 23:
Nguồn gốc của đạo đức:
A. Bắt nguồn từ tôn giáo.
B. Bắt nguồn từ thực tiễn xã hội.
C. Bắt nguồn từ bản năng sinh tồn.
D. Bắt nguồn từ đời sống tinh thần
-
Câu 24:
Các yếu tố cơ bản cấu thành đạo đức?
A. Ý thức đạo đức.
B. Quan hệ đạo đức và thực hiện đạo đức.
C. Tri thức đạo đức.
D. Cả A và B
-
Câu 25:
Cống hiến quan trọng nhất của triết học Mác về bản chất con người:
A. Vạch ra bản chất con người là chủ thể sáng tạo lịch sử.
B. Vạch ra vai trò của quan hệ xã hội trong việc hình thành bản chất con người.
C. Vạch ra hai mặt cơ bản tạo thành bản chất con người là cái sinh vật và cái xã hội.
D. Vạch ra bản chất con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể của hoàn cảnh
-
Câu 26:
Hạt nhân của nhân cách là gì?
A. “Cái tôi” cá nhân
B. Cá tính.
C. Thế giới quan cá nhân.
D. Tự ý thức
-
Câu 27:
Trong tư tưởng truyền thống Việt Nam, vấn đề nào về con người được quan tâm nhiều nhất?
A. Vấn đề bản chất con người.
B. Vấn đề đạo lý làm người.
C. Vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác.
D. Vấn đề bản chất cuộc sống
-
Câu 28:
Thuật ngữ “Quan hệ sản xuất” lúc đầu được C.Mác gọi là:
A. Quan hệ lao động.
B. Quan hệ xã hội.
C. Quan hệ giao tiếp.
D. Hình thức giao tiếp.
-
Câu 29:
Các quan hệ cơ bản quy định địa vị của giai cấp thường là do:
A. “Cha truyền con nối”.
B. Pháp luật quy định và thừa nhận.
C. Thành một cách tự nhiên.
D. Định mệnh
-
Câu 30:
“Sợi dây xuyên suốt toàn bộ lịch sử nhân loại” theo C Mác là:
A. Lực lượng sản xuất.
B. Quan hệ sản xuất.
C. Đấu tranh giai cấp
D. Phương thức sản xuất