1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Vì sao C. Mác đến nước Anh để thu thập tư liệu cho bộ Tư bản nổi tiếng của mình?
A. Vì chỉ đến nước Anh, C. Mác mới nhận được sự giúp đỡ tài chính của Ph. Ăngghen.
B. Vì các học thuyết kinh tế lớn mà C. Mác dự định phê phán đều bắt nguồn từ Anh Quốc.
C. Vì vào thời điểm đó, chủ nghĩa tư bản đạt được trạng thái chín muồi nhất ở Anh.
-
Câu 2:
C. Mác viết: "Phương pháp biện chứng của tôi không những khác phương pháp của Hê ghen về căn bản, mà còn đối lập hẳn với phương pháp ấy nữa". Câu đó C.Mác viết trong tác phẩm nào?
A. "Phê phát triết học pháp quyền của Hê ghen"
B. "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản"
C. "Tư bản"
-
Câu 3:
Cống hiến vĩ đại nhất của C.Mác về triết học là gì?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
C. Coi thực tiễn là trung tâm
-
Câu 4:
Định nghĩa của V.I. Lênin về vật chất được nêu ra trong tác phẩm nào?
A. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán.
B. Bút ký triết học
C. Nhà nước và cách mạng.
-
Câu 5:
Thuộc tính cơ bản để phân biệt vật chất với ý thức?
A. Thực tại khách quan
B. Vận động
C. Không gian và thời gian.
-
Câu 6:
Các hình thức tồn tại cơ bản của vật chất.
A. Vận động
B. Tồn tại khách quan
C. Không gian và thời gian
D. Cả A và C
-
Câu 7:
Thuộc tính chung nhất của vận động là gì?
A. Thay đổi vị trí trong không gian
B. Sự thay đổi về chất
C. Sự biến đổi nói chung
-
Câu 8:
Đứng im có tách rời vận động không?
A. Tách rời vận động
B. Có quan hệ với vận động
C. Bao hàm vận động
-
Câu 9:
Bài học kinh nghiệm mà Đảng ta đã rút ra trong công cuộc đổi mới là gì?
A. Đổi mới kinh tế trước, đổi mới chính trị sau.
B. Đổi mới chính trị trước, đổi mới kinh tế sau.
C. Kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.
-
Câu 10:
Tư tưởng nào là của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra:
A. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
B. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
C. Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
-
Câu 11:
Câu nói sau đây của C.Mác là trong tác phẩm nào: "Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp".
A. Lời nói đầu góp phần phê phán kinh tế chính trị.
B. Sự khốn cùng của triết học
C. Tư bản
-
Câu 12:
Câu nói sau đây của C.Mác là trong tác phẩm nào: "Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên".
A. Tư bản
B. Lời nói đầu góp phần phê phán kinh tế chính trị
C. Hệ tư tưởng Đức
-
Câu 13:
Câu nói sau đây của V.I.Lênin là trong tác phẩm nào: "Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên".
A. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao.
B. Nhà nước và cách mạng xã hội.
C. Bệnh ấu trĩ tả khuynh và tính tiểu tư sản.
-
Câu 14:
Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở?
A. Trình độ công cụ lao động và con người lao động
B. Trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội.
C. Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
D. Tất cả ý trên
-
Câu 15:
Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các hình thái kinh tế - xã hội là:
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Chính trị, tư tưởng
-
Câu 16:
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng ta phải.
A. Chủ động xây dựng quan hệ sản xuất trước, sau đó xây dựng lực lượng sản xuất phù hợp.
B. Chủ động xây dựng lực lượng sản xuất trước, sau đó xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp.
C. Kết hợp đồng thời xây dựng lực lượng sản xuất với xác lập quan hệ sản xuất phù hợp.
-
Câu 17:
Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:
A. Phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên.
B. Không phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên.
C. Vận dụng sáng tạo của Đảng ta.
D. Cả A và C
-
Câu 18:
Triết học ra đời từ thực tiễn, nó có các nguồn gốc:
A. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
B. Nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và giai cấp
C. Nguồn gốc tự nhiên, xã hội và tư duy
D. Nguồn gốc tự nhiên và nhận thức
-
Câu 19:
Đối tượng nghiên cứu của triết học là:
A. Những quy luật của thế giới khách quan
B. Những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
C. Những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội, con người; quan hệ của con người nói chung, tư duy của con người nói riêng với thế giới xung quanh
D. Những vấn đề của xã hội, tự nhiên
-
Câu 20:
Triết học có vai trò là:
A. Toàn bộ thế giới quan
B. Toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận
C. Hạt nhân lý luận của thế giới quan
D. Toàn bộ thế giới quan và phương pháp luận
-
Câu 21:
Vấn đề cơ bản của triết học là:
A. Quan hệ giữa tồn tại với tư duy và khả năng nhận thức của con người.
B. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, tinh thần với tự nhiên và con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
C. Quan hệ giữa vật chất với ý thức, tinh thần với tự nhiên, tư duy với tồn tại và con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
D. Quan hệ giữa con người và nhận thức của con người với giới tự nhiên
-
Câu 22:
Lập trường của chủ nghĩa duy vật khi giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học?
A. Vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai
B. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức.
C. Vật chất và ý thức cùng đồng thời tồn tại, cùng quyết định lẫn nhau.
D. Cả a và b.
-
Câu 23:
Ý nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật:
A. Chủ nghĩa duy vật chất phác
B. Chủ nghĩa duy vật tầm thường
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
-
Câu 24:
Ai là nhà triết học duy vật tiêu biểu trong lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại được kể dưới đây?
A. Đêmôcrit và Êpiquya
B. Arixtot và Êpiquya
C. Êpiquya và Xôcrat
D. Xôcrat và Đêmôcrit
-
Câu 25:
Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm:
A. Duy vật
B. Duy tâm
C. Nhị nguyên
D. Duy tâm chủ quan
-
Câu 26:
Vật chất và ý thức tồn tại độc lập, ý thức không quyết định vật chất và vật chất không quyết định ý thức, đây là quan điểm của:
A. Duy vật
B. Duy tâm
C. Nhị nguyên
D. Duy vật tầm thường
-
Câu 27:
Chủ nghĩa duy vật chất phác trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã:
A. Đồng nhất vật chất với vật thể
B. Đồng nhất vật chất với một hoặc một số vật thể cụ thể cảm tính.
C. Đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối lượng.
D. Đồng nhất vật chất với nguyên tử
-
Câu 28:
Khi cho rằng “tồn tại là được tri giác”, đây là quan điểm:
A. Duy tâm khách quan
B. Nhị nguyên
C. Duy tâm chủ quan
D. Duy cảm
-
Câu 29:
Khi thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “hoặc là… hoặc là…” còn có cái “vừa là… vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó vừa không phải là nó… đây là:
A. Phương pháp siêu hình
B. Phương pháp biện chứng
C. Thuyết bất khả tri
D. Chủ nghĩa duy vật
-
Câu 30:
Thế nào là phương pháp siêu hình?
A. Xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời tuyệt đối
B. Xem xét sự vật trong trạng thái tĩnh, không vận động phát triển
C. Xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng tiến thuần tuý về lượng, không có thay đổi về chất
D. Cả a, b và c.