1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trương triết học duy tâm lịch sử trong các luận điểm sau:
A. Chỉ dụa vào các quan hệ kinh tế hiện có cũng có thể giải thích đúng bất kỳ tư tưởng pháp quyền nào
B. Hoạt động của con người khác với động vật là có ý thức, vì thế ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ
C. Mọi thuyết đạo đức có từ trước đến nay, xét đến cùng, đều là sản phẩm của tình hình kinh tế lúc bấy giờ
D. Chỉ dựa vào các quan hệ kinh tế hiện có cũng có thể giải thích đầy đủ bất kỳ học thuyết chính trị nào
-
Câu 2:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường duy vật siêu hình trong bốn luận điểm sau:
A. Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển
B. Phủ định của phủ định là sự loại bỏ hoàn toàn sự vật cũ
C. Nhân quả là mối liên hệ có tính chủ quan, do con người xác lập
D. Nhận thức chẳng qua chỉ là phức hợp các cảm giác của con người, do đó không có cảm giác không có nhận thức
-
Câu 3:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường duy vật siêu hình trong bốn luận điểm sau:
A. Nhận thức của con người là một quá trình biện chứng
B. Cái tất nhiên và cái ngẫu nhiê không có quan hệ với nhau vì cái tất nhiên sâu sác, bên trong, ổn định còn cái ngẫu nhiên phong phú, bên ngoài, biến đổi
C. Nội dung chân lí có tính khách quan còn hình thức chân lí có tính chủ quan
D. Phủ định của phủ định là quy luật phổ biến trog tự nhiên, trog xã hội và tư duy
-
Câu 4:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường duy tâm lịch sử trong bốn luận điểm sau:
A. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất tinh thần thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu và điều kiện sản xuất vật chất
B. Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố chỉ có vai trò thụ động đối với các hoạt động kinh tế
C. Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội nên không có các cá nhân khác nhau mà chỉ có xã hội với những con người hoàn toàn khác nhau
D. Trí tuệ của các lãnh tụ, các cá nhân kiệt xuất có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử nhưng quần chúng nhân dân mới có vai trò quyết định
-
Câu 5:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường triết học duy vật lịch sử trong các luận điểm sau:
A. Quan hện sản xuất là những quan hệ xã hội có tính chất quyết định mọi quan hệ xã hội khác
B. Sự thịnh suy của mỗi dân tộc là do ý chí của người đúng đầu quốc gia quyết định
C. Nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất trong lịch sự
D. Nguyên hân của mọi biến đổi trong lịch sử, xét đến cùng là do tư tưởng của con người đang luôn luôn thay đổi
-
Câu 6:
Một sinh viên tóm tắt về " tồn tại xã hội" và " ý thúc xã hội" như sau. Hãy phát hiện một tóm tắt đúng?
A. Tồn tại xã hội là toàn bộ những yếu tố vật chất và tinh thần mà xã hội dựa vào để phát triển bao gồm phương thức sản xuất, hoàn cảnh địa lý, dân số, Nhà nước và văn hóa
B. Tồn tại xã hội phụ thuộc vào ý thức xã hội
C. Ý thức xã hội có tính tương đối so với tồn tại xã hội
D. Ý thức cá nhân là thế giới tinh thần của từng con người riêng biệt, phản ánh hoàn cảnh sống rieng của con người đó. Vì vật, n nghèo nadn hơn ý thức xã hội
-
Câu 7:
Mâu thuẫn biện chứng là gì? Xác định câu trả lời sai nhất?
A. Sự liên tác động lẫn nhau giữa các mặt , thuộc tính, có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại khách quan trong sự vật tạo thành mâu thuẫn biện chứng
B. Là khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau trong sự liên hệ tác động qua lại của các mặt do con người tạo ra
C. Là sự tác động lẫn nhau của các mặt có sự khác nhau một cách khách quan, phổ biến giữa các sự vật hiện tượng
D. Là sự liên hệ phổ bến của các mặt, các thuộc tính trong sự vật hiện tượng, trong sự thống nhất với nhau
-
Câu 8:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường triết học duy tâm lịch sử trong những luận điểm sau:
A. Trong tất cả những chuyển biến lịch sử thì chuyển biến kinh tế là chuyển biến quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của lịch sử
B. Dân dĩ thực vi thiên
C. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình, đồng thời thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình
D. Xã hội vận động theo những quy luật phụ thuộc vào ý thức của con người
-
Câu 9:
Mối quan hệ giữa mâu thuẫn bên trong với mâu thuẫn bên ngoài. Xác định câu trả lời đúng nhất?
A. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài có tác động ngang nhau đối với sự phát triển, vì không có sự vật nào lại chỉ phát triển nhờ mâu thuẫn bên trong
B. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài đều là nguyên nhân của sự phát triển, nhưng suy tới cùng mâu thuẫn bên trong giữ vai trò quyết định nhất, còn mâu thuẫn bên ngoài là không thể thiếu, rất quan trọng.
C. Mâu thuẫn bên trong mói giữa vai trò quyết định tuyệt đối còn mâu thuẫn bên ngoài chỉ có tác động phụ đến sự phát triển
D. Mâu thuẫn bên trong hay bên ngoài có vai trò quyết định là tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, không thể khẳng định được
-
Câu 10:
Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường triết học duy vật siêu hình trong lịch sử trong những luận điểm sau:
A. Xã hội là một tổ hợp các bộ phận được cấu thành và biến đổi một cách ngẫu nhiên
B. Xã hội là một tổng số các bộ phận cấu thành và biến đổi tùy theo ý muốn của con người
C. tất cả cái gì thúc đẩy con người hành động đều phải thông qua đầu óc của họ. Vì vậy phải tìm động lực sâu xa của lịch sử ở trong tư tưởng và ý chí của con gười
D. Quy luật kinh tế là quyết định mặc dù chính sách kinh tế có thể kìm hãm hay thúc đẩy sự hoạt động của quy luật đó
-
Câu 11:
Phát hiện luận điểm sai trong các luận điểm sau đây?
A. Cái cối xay gió chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp
B. Tư liệu lao động là cơ sở của sự kế tục lịch sử
C. Các quan hệ xã hội tồn tại độc lập với lực lượng sản xuất của xã hội
D. Trình độ phát triển của tư liệu lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của loài người
-
Câu 12:
Hãy phát hiện một điểm tóm tắt có nội dung sai trong những tóm tắt sau:
A. Trong đó phương thức sản xuất chi phối hoàn cảnh tự nhiên và dân số
B. Chỉ toàn bộ các yếu tố vật chất mà xã hội dựa vào để tồn tại và phát triển
C. Đó là một khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
D. bao gồm hoàn cảnh tự nhiên, dân số và phương thức sản xuất tinh thần
-
Câu 13:
Xác định quan niệm sai về mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:
A. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng
B. Quan hệ giữa cái chung và cái riêng là quan hệ tính chủ quan
C. Quan hệ giữa cái chung và cái riêng là có tính phổ biến
D. Cái chung là bộ phận còn cái riêng là cái toàn thể
-
Câu 14:
Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cacgs nào, với những tư liệu lao động nào. Luận điểm trên đây thuộc lập trường triết học nào? Chọn câu trả lời đúng:
A. Thuyết không thể biết
B. Chủ nghĩa duy tâm lịch sử
C. chủ nghĩa duy vật biejn chứng lịch sử
D. Chủ nghĩa duy vật tầm thường ( Chủ nghĩa duy vật kinh tế)
-
Câu 15:
Hãy phát hiện một điểm tóm tắt sai nội dung mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
A. Lực lượng sản xuất và quan hệ ản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất tồn tại không tách rời nhau
B. Tác động biện chứng giữa hai mặt đó tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất
C. Đó là quy luật xã hội phổ biến trong tất cả các xã họi khong có đối khàn giai cấp
D. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời quan hệ vật chất cũng tác động trở lại lực lượng sản xuất
-
Câu 16:
Xác định quan niệm sai về vai trò của mâu thuẫn và của quy luật mâu thuẫn:
A. Mâu thuẫn vừa có tính khách quan, vừa có tính phôt biến trong tự nhiên, xã hội và nhận thức
B. Không chỉ cần nắm được vai trò động lực, nguồn gốc của mâu thuẫn trong phát triển mà còn biêt phân biệt các mâu thuẫn khác nhau để có giải pháp goải quyết khác nhau
C. Quy luật mâu thuẫn là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, nó chỉ phương hướng của sự phát triển
D. Sự vật tự nhiên muốn có mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn này là nguồn gốc vận động của sự vật
-
Câu 17:
Phương thức sản xuất đời sống vật chất........ toàn bộ đời sống xã hội, đời sống chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Luận điểm này viết thiếu hai từ. Hãy chọn cụm từ đúng nhất cho chỗ viết thiếu đó:
A. Chi phối
B. Liên quan
C. Thúc đẩy
D. Phụ thuộc
-
Câu 18:
Xác định quan niệm sai về quy luật phủ định của phủ định:
A. Phủ định của phủ định là vòng khâu của sự phát triển, mỗi chu kỳ hình như lặp lại giai đoạn đầu
B. Phủ định của phủ định có hình xoáy ốc theo hướng tiến lên đến vô tận, không có khởi đầu
C. Phủ định của phủ định có tính khách quan còn phủ định trong tư duy là sự phản ánh phủ định trong hiện thực
D. Phủ định của phủ định là quy luật chỉ tồn tại trong giới tự nhiên
-
Câu 19:
Điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội bao gồm các yếu tố: hãy chỉ ra một yếu tố viết thừa và không đúng:
A. Văn hóa phi vật thể
B. Hoàn cảnh tự nhiên
C. Phương thức sản xuất
D. Dân số
-
Câu 20:
Lực lượng sản xuất vật chất bao gồm các yếu tố: Hãy chỉ ra một yếu tố viết thừa:
A. Đối tượng lao động
B. Công cụ lao động
C. Tư liệu lao động
D. Người lao động
-
Câu 21:
Xác định câu trả lời đúng nhất về ý nghĩa của phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định:
A. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ mất đi, cái mới hợp quy luật ra đời. Cái mới ra đời thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Cần có thái độ tích cực ủng hộ, giúp đỡ, bảo vệ cái mới và kiên quyết từ bỏ cái cũ lỗi thời
B. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ ra đời. Cần có thái độ giúp đỡ, ủng hộ, bảo vệ cái mới. Vì khi nó ra đời thường gặp nhiều khó khăn
C. Phủ định của phủ định là làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời phù hợp với quy luật. Cần phải xây dựng thái độ ủng hộ, giúp đỡ, phê phán cái mới
D. Phủ định của phủ định là quá trình cái cũ mất đi, cái mới ra đời hợp với quy luật. Cần có nhận thức đúng về vai trò tích cực, tiến bộ của cái mới
-
Câu 22:
Theo quan điểm duy vật lịch sử, nhân tố.......trong lịch sử, xét đến cùng là sự sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Luận điểm trên bị viết thiếu hai từ. Hãy chọn cụm từ đúng nhất cho sự viết thiếu đó:
A. Quan trọng
B. Chủ yếu
C. Thứ yếu
D. Quyết định
-
Câu 23:
Hãy phát hiện một điểm tóm tắt trong đó có nội dung sai về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
A. Từ trong toàn bộ các quan hệ xã hội hết sưc phức tạp Mác đã phân biệt những quan hệ vật chất tạo nên cơ sở hạ tầng xã hội, với những quan hệ tư tưởng tinh thần tại lên kiến trúc thượng tầng của xã hội
B. Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định
C. Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng, hignh thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
D. Cơ sở hạ tầng nào thì sinh ra kiến trúc thượng tầng ấy nên giữa chúng luôn luôn không có sự mâu thuẫn nào cả
-
Câu 24:
Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất là quy luật..........của sự phát triển. Luận điểm này bị viết thiếu hai từ. hãy chon ra cụm từ đúng cho chỗ viết thiếu đó:
A. Chung nhất
B. Tạm thời
C. Riêng biệt
D. Đặc thù
-
Câu 25:
Hãy phát hiện một điểm tóm tắt sai nội dung về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất:
A. Lực lượng sản xuất là hình thức còn quan hệ sản xuất là nội dung của phương thức sản xuất
B. Tác động biện chứng giữa hai mặt đó tạo thành quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất
C. Đó là quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người
D. Quy luật này vạch rõ sự phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất đồng thời quan hệ sản xuất cũng tác động lại lực lượng sản xuất
-
Câu 26:
Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chững giữa hiện tượng và bản chất:
A. Hiện tượng là biểu hiện ra bên ngoài của bản chất, thường làm sai lệch bản chất nên tốt nhất là nhận thức, hành động đi thẳng vào bản chất sẽ tránh được sai lầm
B. Phương pháp nhận thức đúng là đi từ hiện tượng đến bản chất, đi từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn, không nhầm lẫn hiện tượng với bản chất
C. Nhận thức và hành động của con người không thể đạt tới bản chất của sự vật vì nó bị vô số hiện tượng bao bọc bên ngoài, trong đó lại có những hiện tượng làm sai lạc, xuyên tặc bản chất
D. Chỉ có bản chất mới là mối quan hệ khách quan, còn hiện tượng là mối quan hệ chủ quan do tác động tiêu cực của con người tạo ra làm sai lạc bản chất. Do đó, muốn nhận thức đúng bản chất, con người đi thẳng vào tìm hiểu và nắm lấy bản chất sẽ tránh được sai lầm c.
-
Câu 27:
Ý thức xã hội là sự phản ánh tích cực xủa tồn tại xã hội. Luận điểm này thuộc lập trường triết học nào? Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy tâm
C. Chủ nghĩa duy vật
D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
-
Câu 28:
Ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tai xã hội, vì vậy nó không có vai trò gì đối với tồn tại xã hội. Quan điểm này thuộc lập trường triết học nào? Chọn câu trả lời đúng nhất:
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử
B. Chủ nghĩa dy tâm lịch sử
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
D. Chủ nghĩa duy vật tầm thường( Chủ nghĩa duy vật kinh tế)
-
Câu 29:
Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là gì? Xác định câu trả lời đúng và đầy đủ nhất?
A. Trong nhận thức và hành động không được tách rời hoặc tuyệt đối hóa một mặt nội dung hay hình thức. Phải coi trọng nội dung đồng thời phải chú trọng thích đáng tới hình thức, bảo đảm cho nội dung có một hình thức phù hợp nhất. Khi một trong chúng đã tỏ ra lỗi thời thì phải thay đổi cho phù hợp
B. Trong nhận thức và hành động không được tách rời, tuyệt đối hóa một mặt nội dung hay hình thức. Trước hết phải chú trọng vai trò quyết định của hình thức, đồng thời coi trọng nội dung. Khi một trong chúng đã lỗi thời phải thay đổi cho phù hợp, chống chủ nghĩa hình thức
C. Trong nhận thức và hành động không được tách rời, tuyệt đối hóa một mặt nội dung hay hình thức. Trước hết phải chú trọng vai trò quyết định của nội dung, nhưng phải chú trọng tới hình thức
D. Trong nhận thức và hành động không thể tuyệt đối hóa một mặt nội dung hay hình thức
-
Câu 30:
Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả thể hiện như nào? Xác định câu trả lời theo quan điểm siêu hình:
A. Trong điều kiện xác định, nguyên nhân có sau kết quả. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại. Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau
B. Trong điều kiện xác định, nguyên nhân có trước kết quả, một nguyên nhân chi sinh ra một kết quả và ngược lại, nguyên nhân và kết quả không thê chuyển hóa cho nhau
C. Trong những điều kiện xác định, nguyên nhân có trước kết quả, một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại, nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau
D. Trong điều kiện xác định, nguyên nhân có trước kết quả, một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại. Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau trong quá trình vận động