1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tính quy định nói lên sự vật trong một mối quan hệ nhất định đó, gọi là gì?
A. Chất
B. Độ
C. Lượng
D. Bước nhảy
-
Câu 2:
Tính quy định nói lên quy mô trình độ phát triển của sự vật được gọi là gì?
A. Chất
B. Độ
C. Lượng
D. Điểm nút
-
Câu 3:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Trong giới hạn của độ sự thay đổi của lượng chưa làm cho chất của sự vật biến đổi.
B. Trong giới hạn của độ sự thay đổi của lượng đều đưa đến sự thay đổi về chất của sự vật.
C. Chỉ khi lượng đạt đến giới hạn của độ mới làm cho chất của sự vật thay đổi.
-
Câu 4:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Không phải mọi sự biến đổi của lượng đều đưa đến sự biến đổi của chất.
B. Sự thay đổi của lượng phải đạt đến một giới hạn nhất định mới làm cho chất của sự vật thay đổi.
C. Mọi sự thay đổi của lượng đều đưa đến sự thay đổi về chất của sự vật.
-
Câu 5:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là đúng?
A. Sự biến đổi về chất là kết quả sự biến đổi về lượng của sự vật.
B. Không phải sự biến đổi về chất nào cũng là kết quả của sự biến đổi về lượng.
C. Chất không có tác động gì đến sự thay đổi của lượng.
-
Câu 6:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là đúng?
A. Phát triển của sự vật chỉ bao hàm sự thay đổi về lượng.
B. Phát triển của sự vật chỉ bao hàm sự thay đổi về chất.
C. Quá trình phát triển của sự vật là quá trình chuyển hoá từ sự thay đổi dần dần về lượng sang sự thay đổi về chất và ngược lại.
-
Câu 7:
Câu ca dao: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao,
Thể hiện nội dung quy luật nào của phép biện chứng duy vật
A. Quy luật mâu thuẫn
B. Quy luật phủ định của phủ định
C. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
-
Câu 8:
Trong hoạt động thực tiễn sai lầm của sự chủ quan, nóng vội là do không tôn trọng quy luật nào?
A. Quy luật mâu thuẫn
B. Quy luật phủ định của phủ định
C. Quy luật lượng - chất
-
Câu 9:
Trong hoạt động thực tiễn sai lầm của trì trệ bảo thủ là do không tôn trọng quy luật nào của phép biện chứng duy vật?
A. Quy luật lượng - chất.
B. Quy luật phủ định của phủ định.
C. Quy luật mâu thuẫn.
-
Câu 10:
Lênin nói quy luật mâu thẫn có vị trí như thế nào trong phép biện chứng duy vật?
A. Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc bên trong của sự vận động và phát triển.
B. Vạch ra xu hướng của sự phát triển.
C. Vạch ra cách thức của sự phát triển.
-
Câu 11:
Trong lý luận về mâu thuẫn người ta gọi hai cực dương và âm của thanh nam châm là gì?
A. Hai mặt
B. Hai mặt đối lập
C. Hai yếu tố.
D. Hai thuộc tính
-
Câu 12:
Trong lý luận về mâu thuẫn người ta gọi quá trình đồng hoá và dị hoá trong cơ thể sống là gì?
A. Hai yếu tố
B. Những sự vật
C. Những thuộc tính
D. Hai mặt đối lập.
-
Câu 13:
Trong quy luật mâu thuẫn tính quy định về chất và tính quy định về lượng được gọi là gì?
A. Hai sự vật
B. Hai mặt đối lập
C. Hai thuộc tính
D. Hai quá trình
-
Câu 14:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?
A. Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm trái ngược nhau.
B. Mặt đối lập tồn tại khách quan trong các sự vật
C. Mặt đối lập không nhất thiết phải gắn liền với sự vật
D. Mặt đối lập là vốn có của các sự vật, hiện tượng
-
Câu 15:
Theo quan điểm của CNDVBC các mặt đối lập do đâu mà có?
A. Do ý thức cảm giác của con người tạo ra.
B. Do ý niệm tuyệt đối sinh ra
C. Vốn có của thế giới vật chất, không do ai sinh ra.
-
Câu 16:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận điểm nào sau đây là sai?
A. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ với nhau, không có mặt đối lập nào tồn tại biệt lập.
B. Không phải lúc nào các mặt đối lập cũng liên hệ với nhau.
C. Các mặt đối lập liên hệ, tác động qua lại với nhau một cách khách quan.
-
Câu 17:
Luận điểm nào sau đây là không đúng?
A. Hai mặt đối lập biện chứng của sự vật liên hệ với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng
B. Ghép hai mặt đối lập lại với nhau là được mâu thuẫn biện chứng
C. Không phải ghép bất kỳ hai mặt đối lập lại với nhau là được mâu thuẫn biện chứng.
-
Câu 18:
Hai mặt đối lập ràng buộc nhau, tạo tiền đề tồn tại cho nhau triết học gọi là gì?
A. Sự đấu tranh của hai mặt đối lập
B. Sự thống nhất của hai mặt đối lập.
C. Sự chuyển hoá của hai mặt đối lập.
-
Câu 19:
Theo quan điểm của CNDVBC sự thống nhất của các mặt đối lập có những biểu hiện gì?
A. Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau.
B. Sự đồng nhất, có những điểm chung giữa hai mặt đối lập.
C. Sự tác động ngang bằng nhau.
D. Cả A, B và C.
-
Câu 20:
Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Sự thống nhất của các mặt đối lập loại trừ sự đấu tranh của các mặt đối lập".
A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa duy tâm biện chứng.
-
Câu 21:
Sự tác động theo xu hướng nào thì được gọi là sự đấu tranh của các mặt đối lập?
A. Ràng buộc nhau.
B. Nương tựa nhau
C. Phủ định, bài trừ nhau.
-
Câu 22:
Lập trường triết học nào cho rằng mâu thuẫn tồn tại là do tư duy, ý thức của con người quyết định?
A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
-
Câu 23:
Quan điểm triết học nào cho rằng mâu thuẫn và quy luật mâu thuẫn là sự vận động của ý niệm tuyệt đối?
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
-
Câu 24:
Quan điểm nào sau đây là của CNDVBC?
A. Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên, xã hội và tư duy.
B. Mâu thuẫn chỉ tồn tại trong tư duy.
C. Mâu thuẫn chỉ tồn tại trong một số hiện tượng.
-
Câu 25:
Trong mâu thuẫn biện chứng các mặt đối lập quan hệ với nhau như thế nào?
A. Chỉ thống nhất với nhau.
B. Chỉ có mặt đấu tranh với nhau.
C. Vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.
-
Câu 26:
Trong hai xu hướng tác động của của các mặt đối lập xu hướng nào quy định sự ổn định tương đối của sự vật?
A. Thống nhất của các mặt đối lập
B. Đấu tranh của các mặt đối lập
C. Cả A và B.
-
Câu 27:
Trong hai xu hướng tác động của các mặt đối lập xu hướng nào quy định sự biến đổi thường xuyên của sự vật?
A. Thống nhất của các mặt đối lập.
B. Đấu tranh của các mặt đối lập.
C. Cả A và B.
-
Câu 28:
Theo quan điểm của CNDVBC luận điểm nào sau đây là sai?
A. Trong mâu thuẫn biện chứng thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là không thể tách rời nhau.
B. Sự vận động và phát triển của sự vật chỉ do một mình sự đấu tranh của các mặt đối lập quyết định.
C. Sự vận động và phát triển của sự vật là do sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập quyết định.
-
Câu 29:
Mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, thay đổi cùng với sự thay đổi căn bản về chất của sự vật, được gọi là mâu thuẫn gì?
A. Mâu thuẫn chủ yếu.
B. Mâu thuẫn bên trong
C. Mâu thuẫn cơ bản.
-
Câu 30:
Mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn đó được gọi là mâu thuẫn gì?
A. Mâu thuẫn cơ bản
B. Mâu thuẫn chủ yếu
C. Mâu thuẫn thứ yếu.
D. Mâu thuẫn đối kháng