1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Luận điểm nào thể hiện quan điểm siêu hình trong các luận điểm sau?
A. Sự phân biệt giữa mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ là tương đối.
B. Giải quyết mâu thuẫn bên trong liên hệ chặt chẽ với việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài.
C. Giải quyết mâu thuẫn bên trong không quan hệ với việc giải quyết mâu thuẫn bên ngoài.
-
Câu 2:
Mâu thuẫn đối kháng tồn tại ở đâu?
A. Trong cả tự nhiên, xã, hội và tư duy.
B. Trong mọi xã hội.
C. Trong xã hội có giai cấp đối kháng
-
Câu 3:
Trong quy luật phủ định của phủ định sự thay thế sự vật này bằng sự vật kia (thí dụ: nụ thành hoa, hoa thành quả v.v.) được gọi là gì?
A. Mâu thuẫn
B. Tồn tại
C. Vận động
D. Phủ định
-
Câu 4:
Sự tự thay thế sự vật này bằng sự vật kia không phụ thuộc vào ý thức con người trong phép biện chứng duy vật được gọi là gì?
A. Vận động
B. Phủ định biện chứng
C. Phủ định của phủ định
D. Phủ định
-
Câu 5:
Tôi nói "bông hoa hồng đỏ". Tôi lại nói "bông hoa hồng không đỏ" để phủ nhận câu nói trước của tôi. Đây có phải là phủ định biện chứng không?
A. Không
B. Phải
C. Vừa phải vừa không phải
-
Câu 6:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Phủ định biện chứng có tính khách quan
B. Phủ định biện chứng là kết quả giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật
C. Phủ định biện chứng phụ thuộc vào ý thức của con người
-
Câu 7:
Theo quan điểm của CNDVBC luận điểm nào sau đây là sai?
A. Phủ định biện chứng xoá bỏ cái cũ hoàn toàn.
B. Phủ định biện chứng không đơn giản là xoá bỏ cái cũ.
C. Phủ định biện chứng loại bỏ những yếu tố không thích hợp của cái cũ.
D. Phủ định biện chứng giữ lại và cải biến những yếu tố còn thích hợp của cái cũ.
-
Câu 8:
Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Cái mới ra đời trên cơ sở phá huỷ hoàn toàn cái cũ".
A. Quan điểm siêu hình
B. Quan điểm biện chứng duy vật
C. Quan điểm biện chứng duy tâm
-
Câu 9:
Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Cái mới ra đời trên cơ sở giữ nguyên cái cũ".
A. Quan điểm biện chứng duy vật
B. Quan điểm biện chứng duy tâm
C. Quan điểm siêu hình, phản biện chứng.
-
Câu 10:
Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Triết học Mác ra đời trên cơ sở phủ định hoàn toàn các hệ thống triết học trong lịch sử".
A. Quan điểm duy tâm siêu hình.
B. Quan điểm biện chứng duy vật.
C. Quan điểm biện chứng duy tâm.
-
Câu 11:
Sự tự phủ định để đưa sự vật dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu trong phép biện chứng được gọi là gì?
A. Phủ định biện chứng.
B. Phủ định của phủ định
C. Chuyển hoá
-
Câu 12:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng luận điểm nào sau đây là sai?
A. Phủ định của phủ định có tính khách quan và kế thừa
B. Phủ định của phủ định hoàn toàn lặp lại cái ban đầu
C. Phủ định của phủ định lặp lại cái ban đầu trên cơ sở mới cao hơn
-
Câu 13:
Con đường phát triển của sự vật mà quy luật phủ định của phủ định vạch ra là con đường nào?
A. Đường thẳng đi lên
B. Đường tròn khép kín
C. Đường xoáy ốc đi lên
-
Câu 14:
Theo quan điểm của CNDVBC luận điểm nào sau đây là sai?
A. Phủ định của phủ định kết thúc một chu kỳ phát triển của sự vật
B. Phủ định của phủ định mở đầu một chu kỳ phát triển mới của sự vật
C. Phủ định của phủ định kết thúc sự phát triển của sự vật
-
Câu 15:
Vị trí của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật?
A. Chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
B. Chỉ ra cách thức của sự phát triển
C. Chỉ ra xu hướng của sự phát triển
D. Cả A, B và C
-
Câu 16:
Trường phái triết học nào cho nhận thức là sự kết hợp các cảm giác của con người?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
-
Câu 17:
Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Chúng ta chỉ nhận thức được các cảm giác của chúng ta thôi".
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
-
Câu 18:
Trường phái triết học nào cho nhận thức là "sự hồi tưởng" của linh hồn về thế giới ý niệm?
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
-
Câu 19:
Trường phái triết học nào cho nhận thức là sự tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt đối?
A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
-
Câu 20:
Theo quan điểm của CNDVBC luận điểm nào sau đây là sai?
A. Chủ nghĩa duy vật đều thừa nhận nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người
B. CNDV đều thừa nhận nhận thức là sự phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người dựa trên cơ sở thực tiễn
C. CNDVBC thừa nhận nhận thức là quá trình phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.
-
Câu 21:
Trường phái triết học nào cho thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức?
A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
-
Câu 22:
Thêm cụm từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau để được định nghĩa phạm trù thực tiễn: "Thực tiễn là toàn bộ những ........... của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội".
A. Hoạt động.
B. Hoạt động vật chất
C. Hoạt động có mục đích
D. Hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội
-
Câu 23:
Hoạt động nào sau đây là hoạt động thực tiễn
A. Mọi hoạt động vật chất của con người
B. Hoạt động tư duy sáng tạo ra các ý tưởng
C. Hoạt động quan sát và thực nghiệm khoa học.
-
Câu 24:
Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản nhất quy định đến các hình thức khác là hình thức nào?
A. Hoạt động sản xuất vật chất
B. Hoạt động chính trị xã hội
C. Hoạt động quan sát và thực nghiệm khoa học
-
Câu 25:
Theo quan điểm của CNDVBC tiêu chuẩn của chân lý là gì?
A. Được nhiều người thừa nhận.
B. Đảm bảo không mâu thuẫn trong suy luận.
C. Thực tiễn
-
Câu 26:
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tiêu chuẩn chân lý?
A. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tương đối.
B. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý có tính chất tuyệt đối.
C. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính chất tương đối vừa có tính chất tuyệt đối.
-
Câu 27:
Giai đoạn nhận thức diễn ra trên cơ sở sự tác động trực tiếp của các sự vật lên các giác quan của con người là giai đoạn nhận thức nào?
A. Nhận thức lý tính
B. Nhận thức khoa học
C. Nhận thức lý luận
D. Nhận thức cảm tính
-
Câu 28:
Nhận thức cảm tính được thực hiện dưới các hình thức nào?
A. Khái niệm và phán đoán
B. Cảm giác, tri giác và khái niệm
C. Cảm giác, tri giác và biểu tượng
-
Câu 29:
Sự phản ánh trừu tượng, khái quát những đặc điểm chung, bản chất của các sự vật được gọi là giai đoạn nhận thức nào?
A. Nhận thức cảm tính
B. Nhận thức lý tính
C. Nhận thức kinh nghiệm
-
Câu 30:
Nhận thức lý tính được thực hiện dưới hình thức nào?
A. Cảm giác, tri giác và biểu tượng
B. Khái niệm, phán đoán, suy luận
C. Tri giác, biểu tượng, khái niệm