1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ném một đồng xu có hai mặt đen và trắng lên trời, đồng xu rơi xuống và ngửa mặt đen lên trên. Đấy là tất nhiên hay ngẫu nhiên?
A. Tất nhiên.
B. Ngẫu nhiên.
C. Vừa tất nhiên vừa ngẫu nhiên.
D. Không có phương án trả lời đúng.
-
Câu 2:
Đêmôcrít là người đã…
A. Đề cao cái ngẫu nhiên.
B. Phủ định cái tất nhiên.
C. Phủ định cái ngẫu nhiên.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 3:
… tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
A. Tất nhiên và ngẫu nhiên.
B. Chỉ mỗi tất nhiên.
C. Chỉ mỗi ngẫu nhiên.
D. Tất nhiên và ngẫu nhiên đều không.
-
Câu 4:
Câu nào dưới đây là câu đúng và đủ:
A. Tất nhiên có thể chuyển hóa thành ngẫu nhiên.
B. Ngẫu nhiên có thể chuyển hóa thành tất nhiên.
C. Tất nhiên và ngẫu nhiên không thể chuyển hóa cho nhau.
D. Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau.
-
Câu 5:
C. Mác – Ph.Ăngghen cho rằng: Cái mà người ta quả quyết cho là… thì lại hoàn toàn do những cái… cấu thành; và cái được coi là… lại là hình thức trong đó ẩn nấp…
A. Tất yếu/ Ngẫu nhiên; Ngẫu nhiên/ Tất yếu.
B. Ngẫu nhiên/ Tất yếu; Tất yếu/ Ngẫu nhiên
C. Tất yếu/ Ngẫu nhiên; Tất yếu/ Ngẫu nhiên.
D. Ngẫu nhiên/ Tất yếu; Ngẫu nhiên/ Tất yếu
-
Câu 6:
V.I. Lênin cho rằng: Tính….không thể tách rời tính phổ biến.
A. Nhân quả
B. Tất nhiên
C. Đơn nhất
D. Hiện thực
-
Câu 7:
C. Mác cho rằng: Nếu như… không có tác dụng gì cả, thì lịch sử sẽ có một tính chất là rất thần bí.
A. Tất nhiên
B. Ngẫu nhiên
C. Nguyên nhân
D. Tất cả đều sai
-
Câu 8:
Trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, chúng ta cần…
A. Phủ nhận, gạt bỏ cái ngẫu nhiên
B. Phủ nhận, gạt bỏ cái tất nhiên
C. Căn cứ vào cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên
D. Cơ bản là phải căn cứ vào cái tất nhiên nhưng đồng thời phải tính tới cái ngẫu nhiên
-
Câu 9:
…là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố trong quá trình tạo nên sự vật
A. Khả năng
B. Hiện thực
C. Nội dung
D. Hình thức
-
Câu 10:
…là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
A. Nguyên nhân
B. Kết quả
C. Nội dung
D. Hình thức
-
Câu 11:
Trong các cụm từ dưới đây, cụm từ nào được xem là” hình thức” trong cặp phạm trù “nội dung – hình thức” mà Phép biện chứng duy vật nghiên cứu: “Truyện Kiều là…”
A. Tác phẩm của Nguyễn Du
B. Tác phẩm thơ lục bát
C. Tác phẩm có bìa màu xanh
D. Tác phẩm ra đời vào thế kỷ XVIII
-
Câu 12:
Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen viết: toàn bộ giới tự nhiên hữu cơ là bằng chứng liên tục nói lên rằng… là đồng nhất và không thể tách rời được.
A. Nguyên nhân và kết quả
B. Khả năng và hiện thực
C. Nội dung và hình thức
D. Bản chất và hiện tượng
-
Câu 13:
Không có… tồn tại thuần túy không chứa đựng… ngược lại cũng không có… lại không tồn tại trong một… xác định
A. Hình thức / Nội dung; Nội dung/ Hình thức
B. Nội dung/ Hình thức; Hình thức / Nội dung
C. Hiện tượng/ Bản chất; Bản chất/ Hiện tượng
D. Bản chất/ Hiện tượng; Hiện tượng/ Bản chất
-
Câu 14:
Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật,… giữ vai trò quyết định…
A. Hình thức/Nội dung
B. Nội dung/Hình thức
C. Hiện tượng/Bản chất
D. Ngẫu nhiên/Tất nhiên
-
Câu 15:
Giữa nội dung và hình thức, yếu tố nào chậm biến đổi hơn?
A. Nội dung
B. Hình thức
C. Cả hai đều như nhau
-
Câu 16:
Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là gì?
A. Biến đổi
B. Ổn định
C. Cả hai đều sai
-
Câu 17:
Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của…
A. Hình thức
B. Nội dung
C. Cả hai biến đổi cùng một lần
D. A, B, C đều sai
-
Câu 18:
V.I.Lênin viết: Những… cũ đã bị phá vỡ vì… mới của chúng
A. Hình thức/Nội dung
B. Nội dung/Hình thức
C. Hiện tượng/Bản chất
-
Câu 19:
Trong mối quan hệ giữa” lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất” , yếu tố nào là nội dung, yếu tố nào là hình thức?
A. Lực lượng sản xuất là nội dung- quan hệ sản xuất là hình thức
B. Quan hệ sản xuất là nội dung- lực lượng sản xuất là hình thức
C. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là nội dung
D. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều là hình thức
-
Câu 20:
Ngược lại với chủ nghĩa giáo điều tả khuynh, chủ nghĩa giáo điều hữu khuynh…
A. Luôn phủ nhận những hình thức cũ
B. Chỉ thừa nhận những hình thức cũ
C. Luôn đề cao những nội dung mới
D. Cả ba đều sai
-
Câu 21:
C.Mác cho rằng: nếu… của sự vật là nhất trí với nhau, thì tất thảy khoa học sẽ trở nên thừa
A. Nội dung và hình thức
B. Hiện tượng và bản chất
C. Nguyên nhân và kết quả
D. Cả A, B, C đều sai
-
Câu 22:
Tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật gọi là gì?
A. Bản chất
B. Hiện tượng
C. Nội dung
D. Hình thức
-
Câu 23:
Hiện tượng là…
A. Một bộ phận của bản chất
B. Luôn đồng nhất với bản chất
C. Biểu hiện bên ngoài của bản chất
D. Kết quả của bản chất
-
Câu 24:
Trong chủ nghĩa tư bản, … quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân là quan hệ bóc lột
A. Hình thức
B. Nội dung
C. Bản chất
D. Hiện tượng
-
Câu 25:
“Thế giới những thực thể tinh thần tồn tại vĩnh viễn và bất biến là bản chất chân chính của mọi sự vật”. Đây là quan niệm của ai?
A. Đêmôcrít
B. Hêraclít
C. Platôn
D. Ph. Ăngghen
-
Câu 26:
“Bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng mà con người tưởng tượng ra, nó không tồn tại trên thực tế”. Đây là quan niệm của trường phái triết học nào?
A. Duy tâm khách quan
B. Bất khả vi
C. Duy vật biện chứng
D. Duy tâm chủ quan
-
Câu 27:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: Bản chất là cái…và gắn liền với sự vật
A. Không tồn tại ở hiện thực
B. Tồn tại khách quan
C. Tồn tại chủ quan
-
Câu 28:
V.I.Lênin cho rằng: Nhận thức đi từ… đến…, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
A. Hình thức/Nội dung
B. Nội dung/Hình thức
C. Bản chất/Hiện tượng
D. Hiện tượng/Bản chất
-
Câu 29:
Trong tác phẩm Bút ký triết học, V.I.Lênin có ví mối quan hệ giữa”…và…” với sự vận động của một con sông- bọt ở bên trên và luồng nước sâu ở dưới
A. Nội dung và hình thức
B. Khả năng và hiện thực
C. Hiện tượng và bản chất
D. Tất yếu và ngẫu nhiên
-
Câu 30:
… tương đối ổn định, biến đổi chậm. Ngược lại, … không ổn định mà luôn biến đổi
A. Nội dung/ Hình thức
B. Bản chất/ Hiện tượng
C. Hiện tượng/ Bản chất