1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì vật thể có là vật chất không? Theo nghĩa nào?
A. Có
B. Không
-
Câu 2:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng có cho khái niệm vật chất đồng nhất với khái niệm vật thể không?
A. Có
B. Không
-
Câu 3:
Những phát minh của vật lý học cận đại đã bác bỏ khuynh hướng triết học nào?
A. Duy vật chất phác.
B. Duy vật siêu hình.
C. Duy vật biện chứng.
D. Duy vật chất phác và duy vật siêu hình.
-
Câu 4:
Có thể coi trường và hạt cơ bản là giới hạn cuối cũng của cấu tạo vật chất vật lý được không? Vì sao?
A. Có
B. Không
-
Câu 5:
Khái niệm trung tâm mà V.I.Lênin sử dụng để định nghĩa về vật chất là khái niệm nào?
A. Phạm trù triết học.
B. Thực tại khách quan.
C. Cảm giác.
D. Phản ánh.
-
Câu 6:
Trong định nghĩa về vật chất của mình, V.I.Lênin cho thuộc tính chung nhất của vật chất là:
A. Tự vận động.
B. Cùng tồn tại.
C. Đều có khả năng phản ánh.
D. Tồn tại khách quan bên ngoài ý thức, không lệ thuộc vào cảm giác.
-
Câu 7:
Xác định mệnh đề sai:
A. Vật thể không phải là vật chất.
B. Vật chất không phải chỉ là một dạng tồn tại là vật thể.
C. Vật thể là dạng cụ thể của vật chất.
D. Vật chất tồn tại thông qua những dạng cụ thể của nó.
-
Câu 8:
Xác định mệnh đề đúng theo quan điểm duy vật biện chứng.
A. Phản điện tử, phản hạt nhân là phi vật chất.
B. Phản điện tử, phản hạt nhân là thực tại khách quan, là dạng cụ thể của vật chất.
C. Phản vật chất là sự tưởng tượng thuần túy của các nhà vật lý học.
D. Phản vật chất không phải là vật chất.
-
Câu 9:
Xác định mệnh đề đúng:
A. Vận động tồn tại trước rồi sinh ra vật chất.
B. Vật chất tồn tại rồi mới vận động phát triển.
C. Không có vận động ngoài vật chất.
D. Không có vật chất không vận động.
-
Câu 10:
Sai lầm của các các nhà triết học cổ đại trong quan niệm về vật chất:
A. Đồng nhất vật chất với một số dạng vật thể cụ thể, cảm tính.
B. Vật chất là tất cả cái tồn tại khách quan.
C. Vật chất là cái có thể nhận thức được.
D. Vật chất tự thân vận động.
-
Câu 11:
Hãy chỉ ra sai lầm của các nhà triết học thế kỷ XVII-XVIII trong quan niệm về vật chất.
A. Đồng nhất vật chất với vật thể.
B. Đồng nhất vật chất với một số tính chất phổ biến của vật thể.
C. Vật chất là cái có thể nhận thức được.
D. Vật chất biểu hiện qua không gian và thời gian.
-
Câu 12:
Tồn tại khách quan là tồn tại như thế nào?
A. Tồn tại bên ngoài ý thức của con người, không phụ thuộc vào ý thức của con người, độc lập vào ý thức của con người.
B. Được ý thức của con người phản ánh.
C. Tồn tại không thể nhận thức được.
D. Cả A và B.
-
Câu 13:
Mệnh đề nào đúng?
A. Vật chất là cái tồn tại.
B. Vật chất là cái không tồn tại.
C. Vật chất là cái tồn tại khách quan.
-
Câu 14:
Hãy sắp xếp các mệnh đề sau cho đúng trật tự logic trong ý nghĩa của định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:
(1) Định hướng cho sự phát triển của khoa học.
(2) Khắc phục những thiếu sót trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất.
(3) Là cơ sở để xác định vật chất xã hội, để luận giải nguyên nhân cuối cùng của mọi biến đổi xã hội.
A. (1)-(2)-(3)
B. (3)-(2)-(1)
C. (2)-(3)-(1)
D. (2)-(1)-(3)
-
Câu 15:
Khi nói vật chất tự thân vận động là muốn nói:
A. Do kết quả sự tác động lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận tạo nên sự vật.
B. Do nguyên nhân vốn có của vật chất.
C. Cả A và B
-
Câu 16:
Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó thể hiện ở chỗ:
A. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
B. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới chỉ là những hình thức biếu hiện đa dạng của vật chất với những mối liên hệ vật chất và tuân theo quy luật khách quan.
C. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.
D. Thể hiện ở cả A, B, C.
-
Câu 17:
Theo Ph. Angghen, tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi:
A. Thực tiễn lịch sử.
B. Thực tiễn cách mạng.
C. Sự phát triển lâu dài của khoa học.
D. Sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.
-
Câu 18:
Trung tâm định nghĩa vật chất của V.I.Lê nin là cụm từ nào?
A. Thực tại khách quan.
B. Phạm trù triết học.
C. Được đem lại cho con người trong cảm giác.
D. Không lệ thuộc vào cảm giác.
-
Câu 19:
Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất nhờ đó phân biệt vật chất với ý thức đả được V.I.Lê nin xác định trong định nghĩa vật chất là thuộc tính:
A. Tồn tại.
B. Tồn tại khách quan.
C. Có thể nhận thức được.
D. Tính đa dạng.
-
Câu 20:
Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất không có ý nghĩa gì khác mà chính là:
A. Tồn tại khách quan.
B. Thực tại khách quan tồn tại độc lập với ý thức con người.
C. Được ý thức con người phản ánh.
D. Tồn tại thực sự.
-
Câu 21:
Xác định nội dung cơ bản trong định nghĩa của V.I.Lê nin về vật chất:
A. Thực tại khách quan.
B. Thực tại khách quan tồn tại độc lập với cảm giác.
C. Thực tại khách quan – tồn tại độc lập với ý thức và khi tác động đến giác quan con người thì có thể sinh ra cảm giác.
D. Tồn tại khách quan nhưng không thể nhận biết ra nó vì thực tại đó là một sự trừu tượng của tư duy.
-
Câu 22:
Hạn chế trong quan niệm của các nhà triết học duy vật thời cận đại Tây Âu là ở chỗ:
A. Coi vận động của vật chất là vận động cơ giới.
B. Coi vận động là thuộc tính vốn có của vật thể.
C. Coi vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 23:
Hai mệnh đề “Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất” và “Vận động là phương thức tồn tại của vật chất” được hiểu là:
A. Vật chất tồn tại bằng cách vận động.
B. Vật chất biểu hiện sự tồn tại cụ thể, đa dạng thông qua vận động.
C. Không thể có vận động phi vật chất cũng như không thể có vật chất không vận động.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 24:
Nếu không thể thừa nhận vật chất tự thân vận động thì nhất định quan điểm duy tâm về nguồn gốc của vận động của vật chất, vì:
A. Sẽ phải thừa nhận nguyên nhân của vật chất là từ ý thức.
B. Sẽ phải thừa nhận nguyên nhân cuối cùng của mọi vận động vật chất là từ ý thức.
C. Sẽ phải thừa nhận vật chất không vận động.
D. Sẽ phải thừa nhận nguyên nhân vận động của vật chất là từ Thượng Đế.
-
Câu 25:
Lựa chọn mệnh đề phát biểu đúng trong số các mệnh đề được liệt kê sau đây:
A. Thế giới vật chất có 5 hình thức vận động.
B. Các hình thức vận động của vật chất tồn tại độc lập với nhau.
C. Các hình thức vận động của vật chất có thể chuyển hóa lẫn nhau.
D. Giữa các hình thức vận động của vật chất có tồn tại hình thức vận động trung gian.
-
Câu 26:
Lựa chọn mệnh đề đúng trong số các mệnh đề được liệt kê dưới đây:
A. Mỗi sự vật chỉ có một hình thức vận động.
B. Trong một sự vật có thể tồn tại nhiều hình thức vận động.
C. Mỗi sự vật thường được đặc trưng bởi một hình thức vận động cao nhất mà nó có.
D. Hình thức vận động cao hơn có thể bao hàm trong nó những hình thức vận động thấp hơn.
-
Câu 27:
Đứng im là:
A. Tuyệt đối.
B. Tương đối.
C. Vừa tuyệt đối vừa tương đối.
D. Không có câu trả lời đúng.
-
Câu 28:
Không gian và thời gian:
A. Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là phương thức tồn tại của vật chất.
B. Không gian là phương thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là hình thức tồn tại của vật chất.
C. Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của tồn tại vật chất.
D. Không gian và thời gian là những phương thức cơ bản của tồn tại vật chất.
-
Câu 29:
Theo quan điểm của triết học Mác – Lê nin, thuộc tính phản ánh là thuộc tính:
A. Riêng có ở con người.
B. Chỉ có ở các cơ thể sống.
C. Chỉ có ở vật chất vô cơ.
D. Phổ biến ở mọi tố chức vật chất.
-
Câu 30:
Sự tiến hóa của các hình thức phản ánh của vật:
A. Quá trình tiến hóa – phát triển của các dạng vật chất giới tự nhiên.
B. Quá trình tiến hóa – phát triển của các giống loài sinh vật.
C. Quá trình tiến hóa – phát triển của thế giới.
D. Cả A, B, C.