1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Triết học Ấn Độ cổ đại là một trong ba nền triết học tiêu biểu thời kỳ đầu của lịch sử triết học, đó là:
A. Triết học Ấn Độ, triết học Trung Quốc và Ả Rập
B. Triết học Ấn Độ, triết học Ả rập và triết học Hy lạp – La Mã
C. Triết học Ấn Độ, triết học Trung Quốc, triết học Hy Lạp – La Mã
D. Triết học Phương Tây
-
Câu 2:
Vai trò của kinh Vêda đối với triết học Ấn Độ cổ đại:
A. Là cội nguồn của văn hoá Ấn Độ
B. Là cơ sở của mọi trường phái triết học Ấn Độ
C. Là cơ sở của các trường phái triết học chính thống
D. Cả A và C
-
Câu 3:
Hệ thống triết học không chính thống ở Ấn Độ cổ đại gồm các trường phái:
A. Sàmkhuya, Đạo Jaina, Đạo Phật
B. Lôkayata, Đạo Jaina, Đạo Phật
C. Vêdanta, Đạo Jaina, Đạo Phật
D. Đạo Jaina, Đạo Phật, Yoga
-
Câu 4:
Hệ thống triết học chính thống ở Ấn Độ cổ đại gồm 6 trường phái:
A. Sàmkhuya, Vedanta, Mimansa, Yoga, Lokayata, Vaseisika.
B. Sàmkhuya, Vedanta, Mimansa, Yoga, Đạo Jaina, Vaseisika.
C. Sàmkhuya, Vedanta, Mimansa, Yoga, Nyaya, Vaseisika.
D. Sàmkhuya, Yoga, Lokayata, Vaseisika, Mimansa.
-
Câu 5:
Quan niệm tồn tại tuyệt đối (Brahman) đồng nhất với “tôi” (Atman) là ý thức cá nhân thuần tuý. Quan niệm đó là của trường phái triết học cổ đại nào ở Ấn Độ:
A. Sàmkhuya
B. Nyaya
C. Vêdanta
D. Yoga
-
Câu 6:
Thế giới được tạo ra bởi 4 yếu tố: đất, nước, lửa, không khí là quan điểm của trường phái triết học cổ đại nào ở Ấn Độ:
A. Lokayata
B. Nyaya
C. Sàmkhuya
D. Mimansa
-
Câu 7:
Thế giới vật chất là thể thống nhất của 3 yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng, tươi vui), Rajas (động, kích thích), Tamas (nặng, khó khăn) là quan điểm của trường phái triết học cổ đại nào ở Ấn Độ:
A. Lôkayata
B. Sàmkhuya
C. Mimansa
D. Nyaya
-
Câu 8:
Quan điểm các vật thể vật chất hình thành do các nguyên tử hấp dẫn và kết hợp với nhau theo nhiều dạng khác nhau là của trường phái triết học Ấn Độ cổ đại nào:
A. Mimansa
B. Đạo Jaina
C. Lôkayata
D. Yoga
-
Câu 9:
Cơ sở lý luận của đạo Hindu ở Ấn Độ cổ đại là trường phái triết học nào:
A. Mimansa
B. Yôga
C. Vêdanta
D. Lôkoyata
-
Câu 10:
Trong triết học cổ đại Ấn Độ, nhân sinh quan Phật giáo thể hiện tập trung trong thuyết “tứ đế”. Phương án nào sau đây phản ánh được “tứ đế” đó?
A. Khổ đế, Tập đế, Nhân đế, Đạo đế
B. Khổ đế, Tập đế, Nhân đế, Diệt đế
C. Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế
D. Khổ đế, Tập đế, Đạo đế, Niết bàn
-
Câu 11:
Bát chính đạo của Đạo Phật nằm trong phương án nào sau đây:
A. Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính đạo.
B. Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.
C. Chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính định, chính tinh tiến, chính niệm, chính đạo.
D. Chính kiến, chính khẩu, chính tư duy, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm, chính định.
-
Câu 12:
Trong triết học cổ đại nào Trung Hoa, người chủ trương cải biến xã hội loạn lạc bằng “Nhân trị” là:
A. Khổng Tử
B. Tuân Tử
C. Hàn Phi Tử
D. Mạnh Tử
-
Câu 13:
Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào đưa ra quan điểm “Nhân tri sơ tính bản thiện”?
A. Dương Hùng
B. Mạnh Tử
C. Mặc Tử
D. Lão Tử
-
Câu 14:
Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào đưa ra quan điểm: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng đằng sau, vua còn nhẹ hơn):
A. Khổng Tử
B. Tuân Tử
C. Mạnh Tử
D. Lão Tử
-
Câu 15:
Tác giả câu nói nổi tiếng: “Lưới trời lồng lộng, thưa mà không lọt”?
A. Lão Tử
B. Hàn Phi Tử
C. Trang Tử
D. Tuân Tử
-
Câu 16:
Quan điểm: “Đời khác thì việc phải khác, việc khác thì pháp độ phải khác” là của nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào?
A. Thương Ưởng
B. Hàn Phi Tử
C. Mặc Tử
D. Tuân Tử
-
Câu 17:
Tư tưởng về sự giàu nghèo, sống chết, hoạ phúc, thành bại không phải là do số mệnh quy định mà do hành vi con người gây nên là của ai:
A. Lão Tử
B. Trang Tử
C. Mặc Tử
D. Khổng Tử
-
Câu 18:
Nhà triết học Trung Quốc cổ đại nào quan niệm nguyên nhân và động lực căn bản của mọi sự biến đổi lịch sử là do dân số và của cải ít hoặc nhiều?
A. Hàn Phi Tử
B. Khổng Tử
C. Mạnh Tử
D. Tuân Tử
-
Câu 19:
Ông cho rằng tự nhiên không có ý chí tối cao, ý muốn chủ quan con người không thể thay đổi được quy luật khách quan, vận mệnh của con người là do con người tự quyết định lấy. Ông là ai?
A. Trang Tử
B. Mặc Tử
C. Hàn Phi Tử
D. Khổng Tử
-
Câu 20:
Học thuyết “Kiêm ái” kêu gọi yêu thương tất cả mọi người như nhau, không phân biệt thân sơ, trên dưới, sang hèn là của nhà triết học nào?
A. Dương Chu
B. Lão Tử
C. Mặc Tử
D. Mạnh Tử
-
Câu 21:
Chủ trương chủ nghĩa “vị ngã” tức là vì mình trong triết học Trung Quốc cổ đại là của tác giả nào?
A. Lão Tử
B. Dương Chu
C. Trang Tử
D. Mạnh Tử
-
Câu 22:
Người đưa ra tư tưởng về sự hình thành khái niệm trước hết là dựa vào kinh nghiệm cảm quan. Con người lấy tính chất chung của sự vật khách quan do cảm giác chung đưa lại để so sánh và quy nạp thành từng loại, đặt cho nó một tên gọi chung, do đó hình thành lời và khái niệm. Ông là ai?
A. Tuân Tử
B. Mặc Tử
C. Trang Tử
D. Khổng Tử
-
Câu 23:
Đề cập về nguồn gốc xã hội của con người, một triết gia Trung Quốc cổ đại cho rằng con người khác động vật ở chỗ có tổ chức xã hội và có sinh hoạt xã hội theo tập thể. Sở dĩ như vậy là để sinh tồn, người ta cần phải có sự liên hệ, trao đổi và giúp đỡ nhau một cách tự nhiên và tất yếu. Ông là ai?
A. Lão Tử
B. Mạnh Tử
C. Tuân Tử
D. Khổng Tử
-
Câu 24:
Quan điểm: “Hoạ là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của hoạ” tư tưởng về sự thống nhất của các mặt đối lập ấy là của nhà triết học nào?
A. Mặc Tử
B. Lão Tử
C. Tuân Tử
D. Hàn Phi Tử
-
Câu 25:
Luận điểm nổi tiếng: “Trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có văn tự” là của nhà triết học nào?
A. Khổng Tử
B. Mạnh Tử
C. Hàn Phi Tử
D. Tuân Tử
-
Câu 26:
Theo Talét (~ 624-547 TCN) bản nguyên của mọi vật trong thế giới là:
A. Nước
B. Không khí
C. Ête
D. Lửa
-
Câu 27:
Ông cho rằng vũ trụ không phải do Chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra. Nó “mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tồn tại”. Ông là ai?
A. Đêmôcrit
B. Platôn
C. Hêraclit
D. Arixtốt
-
Câu 28:
Luận điểm “cùng một cái ở trong chúng ta – sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già. Vì rằng cái này mà biến đổi thành cái kia, và ngược lại cái kia mà biến đổi thành cái này” là của ai?
A. Lơxip
B. Hêraclit
C. Arixtốt
D. Đêmôcrit
-
Câu 29:
Ông cho rằng linh hồn luôn vận động sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động, nơi cư trú của linh hồn là trái tim. Ông là ai?
A. Đêmôcrit
B. Platôn
C. Arixtốt
D. Hêraclit
-
Câu 30:
Tư tưởng vê sự vận động, phát triển không ngừng của thế giới do quy luật khách quan (lôgos) quy định là của nhà triết học nào?
A. Arixtốt
B. Đêmôcrit
C. Hêraclit
D. Xênôphan