1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Quan điểm của chủ nghĩa cải lương đối với cách mạng xã hội, đó là:
A. Chủ trương cải cách riêng lẻ trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản
B. Chủ trương thay đổi chủ nghĩa tư bản bằng phương pháp hoà bình
C. Từ bỏ đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội
D. Cả A và C
-
Câu 2:
Cuộc cách mạng tháng 8/1945 ở nước ta do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo:
A. Là cuộc cách mạng vô sản
B. Là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
C. Là cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp
D. Là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc
-
Câu 3:
Yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất của nhân tố chủ quan trong cách mạng vô sản là:
A. Đảng của giai cấp công nhân có đường lối cách mạng đúng đắn
B. Tính tích cực chính trị của quần chúng
C. Lực lượng tham gia cách mạng
D. Khối đoàn kết công – nông – trí thức.
-
Câu 4:
Điều kiện không thể thiếu để cuộc cách mạng xã hội đạt tới thành công theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin:
A. Bạo lực cách mạng
B. Sự giúp đỡ quốc tế
C. Giai cấp thống trị phản động tự nó không duy trì được địa vị thống trị
D. Sự khủng hoảng của chế độ xã hội cũ
-
Câu 5:
Theo Ph. Ăngghen, vai trò quyết định của lao động đối với quá trình biến vượn thành người là:
A. Lao động làm cho bàn tay con người hoàn thiện hơn
B. Lao động làm cho não người phát triển hơn
C. Lao động là nguồn gốc hình thành ngôn ngữ
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 6:
Kết luận của Ph. Ăngghen về vai trò quyết định của lao động trong việc hình thành con người và là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội là nhờ:
A. Áp dụng quan điểm của Đac-uyn trong tác phẩm “Nguồn gốc loài người” của ông.
B. Áp dụng quan điểm duy vật lịch sử vào nghiên cứu vấn đề nguồn gốc loài người
C. Áp dụng quan điểm của các nhà kinh tế chính trị học Anh “lao động là nguồn gốc của mọi của cải.
D. Suy luận chủ quan của Ph. Ăngghen
-
Câu 7:
Tiêu chuẩn cơ bản nhất của tiến bộ xã hội là:
A. Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật
B. Trình độ dân trí và mức sống cao của xã hội
C. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
D. Trình độ phát triển của đạo đức, luật pháp, tôn giáo
-
Câu 8:
Những đặc trưng cơ bản của nhà nước:
A. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định
B. Là bộ máy quyền lực đặc biệt mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội
C. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khoá để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 9:
Lý luận hình thái kinh tế – xã hội của C.Mác được V.I.Lênin trình bày khái quát trong tác phẩm nào sau đây:
A. Nhà nước và cách mạng
B. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.
C. Chủ nghĩa tư bản ở Nga
D. Bút ký triết học
-
Câu 10:
Thực chất của cách mạng xã hội là:
A. Thay đổi thể chế chính trị này bằng thể chế chính trị khác
B. Thay đổi thể chế kinh tế này bằng thể chế kinh tế khác
C. Thay đổi hình thái kinh tế – xã hội thấp lên hình thái kinh tế – xã hội cao hơn.
D. Thay đổi chế độ xã hội
-
Câu 11:
C.Mác viết: “Các học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh giáo dục… Các học thuyết ấy quên rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Câu nói này trong tác phẩm nào sau đây:
A. Luận cương về Phoiơbắc
B. Hệ tư tưởng Đức
C. Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844
D. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgen
-
Câu 12:
Điểm xuất phát để nghiên cứu xã hội và lịch sử của C.Mác, Ph.Ăngghen là:
A. Con người hiện thực
B. Sản xuất vật chất
C. Các quan hệ xã hội
D. Đời sống xã hội
-
Câu 13:
Tư tưởng về vai trò cách mạng của bạo lực như là phương thức để thay thế xã hội cũ bằng xã hội mới của F.Ăngghen được trình bày trong tác phẩm:
A. Những bức thư duy vật lịch sử
B. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước.
C. Chống Đuyrinh
D. Biện chứng của tự nhiên
-
Câu 14:
Đặc trưng nào dễ biến động nhất trong các đặc trưng của dân tộc:
A. Sinh hoạt kinh tế
B. Lãnh thổ
C. Ngôn ngữ
D. Văn hóa và cấu tạo tâm lý
-
Câu 15:
Chức năng xã hội của nhà nước với tư cách là:
A. Một tổ chức xã hội
B. Một cơ quan công quyền
C. Một bộ máy trấn áp
D. Một cơ quan pháp chế
-
Câu 16:
Chức năng giai cấp của nhà nước bao gồm:
A. Tổ chức, kiến tạo trật tự xã hội
B. Thực hành chuyên chính trấn áp các giai cấp đối lập
C. Củng cố, mở rộng cơ sở chính trị xã hội cho sự thống trị của giai cấp cầm quyền.
D. Cả B và C
-
Câu 17:
Nhận xét của V.I.Lênin về một tác phẩm của C.Mác và Ph.Ăngghen: “Tác phẩm này trình bày một cách hết sức sáng tạo và rõ ràng thế giới quan mới chủ nghĩa duy vật triệt để” (tức chủ nghĩa duy vật lịch sử). Đó là tác phẩm:
A. Tư bản
B. Lutvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức
C. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
D. Luận cương về Phoiơbắc
-
Câu 18:
Lịch sử diễn ra một cách phức tạp là do:
A. Bị tác động bởi quy luật lợi ích
B. Bị chi phối với quy luật chung của xã hội
C. Bị chi phối bởi đặc thù truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc.
D. Cả A và C
-
Câu 19:
Chọn câu của C.Mác định nghĩa bản chất con người trong các phương án sau:
A. Trong tính hiện thực, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội.
B. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà tất cả các mối quan hệ xã hội.
C. Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội.
D. Con người là động vật xã hội
-
Câu 20:
Biểu hiện vĩ đại nhất trong bước ngoặt cách mạng do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện:
A. Làm thay đổi tính chất của triết học
B. Sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật về lịch sử
C. Thống nhất chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng sau khi cải tạo, phát triển cho ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng.
D. Phát hiện ra quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản
-
Câu 21:
Bản chất của con người được quyết định bởi:
A. Các mối quan hệ xã hội
B. Nỗ lực của mỗi cá nhân
C. Giáo dục của gia đình và nhà trường
D. Hoàn cảnh xã hội
-
Câu 22:
Con người là thể thống nhất của các mặt cơ bản:
A. Sinh học
B. Tâm lý
C. Xã hội
D. Cả A và C
-
Câu 23:
Câu nói sau của Ph.Ăngghen: “Nhà nước là yếu tố tuỳ thuộc, còn xã hội công dân tức là lĩnh vực những quan hệ kinh tế, là yếu tố quyết định”, được nêu trong tác phẩm:
A. Lutvich Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức
B. Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước
C. Chống Đuyrinh
D. Biện chứng của tự nhiên
-
Câu 24:
Lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử là:
A. Nhân dân
B. Quần chúng nhân dân
C. Vĩ nhân, lãnh tụ
D. Các nhà khoa học
-
Câu 25:
Hạt nhân cơ bản của quần chúng nhân dân là:
A. Các giai cấp, tầng lớp thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
B. Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất
C. Những người chống lại giai cấp thống trị phản động
D. Những người nghèo khổ
-
Câu 26:
Cơ sở lý luận nền tảng của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là:
A. Học thuyết về giai cấp và đấu tranh giai cấp của triết học Mác-Lênin
B. Phép biện chứng duy vật
C. Học thuyết về hình thái kinh tế – xã hội
D. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
-
Câu 27:
Nền tảng của quan hệ giữa cá nhân và xã hội:
A. Quan hệ chính trị
B. Quan hệ lợi ích
C. Quan hệ pháp quyền
D. Quan hệ đạo đức
-
Câu 28:
Các yếu tố cơ bản tạo thành cấu trúc của một hình thái kinh tế – xã hội:
A. Lực lượng sản xuất.
B. Quan hệ sản xuất
C. Kiến trúc thượng tầng
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 29:
Vai trò của mặt xã hội trong con người:
A. Cải tạo nâng cao mặt sinh vật
B. Quyết định bản chất con người
C. Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa người với động vật
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 30:
Kiến trúc thượng tầng chịu sự quyết định của cơ sở hạ tầng theo cách:
A. Chủ động
B. Thụ động