1100+ câu trắc nghiệm Triết học
Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây nhằm phục vụ cho các bạn sinh viên đang cần tài liệu ôn thi kết thúc học phần môn triết học đúng và gần sát nội dung thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tác phẩm nào được coi là đánh dấu sự chín muồi của thế giới quan mới (chủ nghĩa duy vật về lịch sử)?
A. Hệ tư tưởng Đức
B. Bản thảo kinh tế triết học 1844
C. Sự khốn cùng của triết học
D. Luận cương về Phoiơbắc
-
Câu 2:
Yếu tố nào giữ vai trò quyết định trong tồn tại xã hội?
A. Môi trường tự nhiên
B. Điều kiện dân số
C. Phương thức sản xuất
D. Lực lượng sản xuất
-
Câu 3:
Sản xuất vật chất là gì?
A. Sản xuất xã hội, sản xuất tinh thần
B. Sản xuất của cải vật chất
C. Sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần
D. Sản xuất ra đời sống xã hội
-
Câu 4:
Tư liệu sản xuất bao gồm:
A. Con người và công cụ lao động
B. Con người lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động
C. Đối tượng lao động và tư liệu lao động
D. Công cụ lao động và tư liệu lao động
-
Câu 5:
Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở:
A. Trình độ công cụ lao động và người lao động
B. Trình độ tổ chức, phân công lao động xã hội
C. Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất
D. Tất cả ý trên
-
Câu 6:
Tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội trong lịch sử?
A. Quan hệ sản xuất đặc trưng
B. Chính trị tư tưởng
C. Lực lượng sản xuất
D. Phương thức sản xuất
-
Câu 7:
Yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất:
A. Người lao động
B. Công cụ lao động
C. Phương tiện lao động
D. Tư liệu lao động
-
Câu 8:
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ nào giữ vai trò quyết định:
A. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất
B. Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
C. Quan hệ phân phối sản phẩm.
D. Quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
-
Câu 9:
Thời đại đồ đồng tương ứng với hình thái kinh tế – xã hội:
A. Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản nguyên thuỷ
B. Hình thái kinh tế – xã hội phong kiến
C. Hình thái kinh tế – xã hội chiếm hữu nô lệ
D. Hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa
-
Câu 10:
Nội dung của quá trình sản xuất vật chất là:
A. Tư liệu sản xuất và quan hệ giữa người với người đối với tư liệu sản xuất
B. Tư liệu sản xuất và người lao động với kỹ năng lao động tương ứng với công cụ lao động
C. Tư liệu sản xuất và tổ chức, quản lý quá trình sản xuất
D. Tư liệu sản xuất và con người
-
Câu 11:
Nền tảng vật chất của toàn bộ lịch sử nhân loại là:
A. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Của cải vật chất
D. Phương thức sản xuất
-
Câu 12:
Hoạt động tự giác trên quy mô toàn xã hội là đặc trưng cơ bản của nhân tố chủ quan trong xã hội?
A. Cộng sản nguyên thuỷ
B. Tư bản chủ nghĩa
C. Xã hội chủ nghĩa
D. Phong kiến
-
Câu 13:
Khuynh hướng của sản xuất là không ngừng biến đổi phát triển. Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu từ:
A. Sự biến đổi, phát triển của cách thức sản xuất
B. Sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất
C. Sự biến đổi, phát triển của kỹ thuật sản xuất
D. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật
-
Câu 14:
Tính chất xã hội của lực lượng sản xuất được bắt đầu từ:
A. Xã hội tư bản chủ nghĩa
B. Xã hội xã hội chủ nghĩa
C. Xã hội phong kiến
D. Xã hội chiếm hữu nô lệ.
-
Câu 15:
Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của xã hội?
A. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
B. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
C. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
D. Quy luật đấu tranh giai cấp
-
Câu 16:
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta, chúng ta cần phải tiến hành:
A. Phát triển lực lượng sản xuất đạt trình độ tiên tiến để tạo cơ sở cho việc xây dựng quan hệ sản xuất mới.
B. Chủ động xây dựng quan hệ sản xuất mới để tạo cơ sở thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
C. Kết hợp đồng thời phát triển lực lượng sản xuất với từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp.
D. Củng cố xây dựng kiến trúc thượng tầng mới cho phù hợp với cơ sở hạ tầng
-
Câu 17:
Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng:
A. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
B. Quan hệ giữa kinh tế và chính trị
C. Quan hệ giữa vật chất và tinh thần.
D. Quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội
-
Câu 18:
Phạm trù hình thái kinh tế – xã hội là phạm trù được áp dụng:
A. Cho mọi xã hội trong lịch sử
B. Cho một xã hội cụ thể
C. Cho xã hội tư bản chủ nghĩa
D. Cho xã hội cộng sản chủ nghĩa
-
Câu 19:
C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”, theo nghĩa:
A. Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội cũng giống như sự phát triển của tự nhiên không phụ thuộc chủ quan của con người.
B. Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội tuân theo quy luật khách quan của xã hội.
C. Sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội ngoài tuân theo các quy luật chung còn bị chi phối bởi điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia dân tộc.
D. Tất cả ý trên
-
Câu 20:
Chủ trương thực hiện nhất quán cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện nay là:
A. Sự vận dụng đúng đắn quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất.
B. Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới
C. Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế
D. Cả A và C
-
Câu 21:
Cấu trúc của một hình thái kinh tế – xã hội gồm các yếu tố cơ bản hợp thành:
A. Lĩnh vực vật chất và lĩnh vực tinh thần
B. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
C. Quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
D. Quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
-
Câu 22:
Tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là:
A. Trái với tiến trình lịch sử tự nhiên
B. Phù hợp với quá trình lịch sử tự nhiên
C. Vận dụng sáng tạo của Đảng ta
D. Không phù hợp với quy luật khách quan
-
Câu 23:
Luận điểm: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên” được C.Mác nêu trong tác phẩm nào?
A. Tư bản
B. Hệ tư tưởng Đức
C. Lời nói đầu góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị
D. Tuyên ngôn Đảng cộng sản
-
Câu 24:
Câu nói sau của V.I.Lênin là trong tác phẩm nào: “Chỉ có đem qui những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản xuất và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được cơ sở vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử – tự nhiên”.
A. Nhà nước và cách mạng
B. Chủ nghĩa tư bản ở Nga
C. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao.
D. Làm gì?
-
Câu 25:
Quan hệ sản xuất bao gồm:
A. Quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người
B. Quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng hàng hoá
C. Các quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
D. Quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội
-
Câu 26:
Cách viết nào sau đây là đúng:
A. Hình thái kinh tế – xã hội
B. Hình thái kinh tế của xã hội
C. Hình thái xã hội
D. Hình thái kinh tế, xã hội
-
Câu 27:
Cơ sở hạ tầng của xã hội là:
A. Đường xá, cầu tàu, bến cảng, bưu điện…
B. Tổng hợp các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội
C. Toàn bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội
D. Đời sống vật chất
-
Câu 28:
Kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm:
A. Toàn bộ các quan hệ xã hội
B. Toàn bộ các tư tưởng xã hội và các tổ chức tương ứng
C. Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền,… và những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái chính trị, … được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
D. Toàn bộ ý thức xã hội
-
Câu 29:
Xét đến cùng, nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là:
A. Năng suất lao động
B. Sức mạnh của luật pháp
C. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị
D. Sự điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước
-
Câu 30:
Trong 3 đặc trưng của giai cấp thì đặc trưng nào giữ vai trò chi phối các đặc trưng khác:
A. Tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác
B. Khác nhau về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất xã hội
C. Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội
D. Khác nhau về địa vị trong hệ thống tổ chức xã hội