1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thiệt hại của độc quyền mà xã hội phải chịu được minh họa bởi sự khác nhau giữa giá và chi phí cận
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Nếu sự gia nhập vào một ngành làm dịch chuyển đường cầu dốc xuống của mỗi hãng sang bên trái đủ để loại trừ tất cả lợi nhuận thì hầu hết cái gọi là lãng phí của cạnh tranh không hoàn hảo sẽ bị loại bỏ
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Một trong những lợi ích của độc quyền so với cạnh tranh hoàn hảo là trong những trường hợp có tính kinh tế của mô thì chi phí sản xuất sẽ thấp hơn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Một lập luận mạnh mẽ ủng hộ cho thương mại tự do là nó sẽ khuyến khích các ngành trong nước tập trung cao để sản xuất có hiệu quả hơn
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Một khi hãng đạt được những kết quả tích lũy của nghiên cứu và quảng cáo và có được một sức mạnh độc quyền nào đó đối với giá thì các hãng nhỏ khó mà đuổi kịp và cạnh tranh có hiệu quả
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Trong mô hình cạnh tranh thì
A. Nếu hãng nâng giá của mình lên cao hơn giá mà các đối thủ đặt thì nó sẽ mất tất cả khách hàng
B. Đường cầu mà hãng gặp là đường nằm ngang
C. Hãng là người chấp nhận giá
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Nếu một hãng cung cho toàn bộ thị trường thì cấu trúc thị trường là
A. Cạnh tranh hoàn hảo
B. Độc quyền tập đoàn
C. Độc quyền
D. Cạnh tranh độc quyền
-
Câu 8:
Cạnh tranh độc quyền khác với độc quyền tập đoàn ở chỗ
A. Trong cạnh tranh độc quyền các hãng không lo lắng về các phản ứng của các đối thủ của mình
B. Trong độc quyền tập đoàn không có sự cạnh tranh
C. Độc quyền tập đoàn là một hình thức cạnh tranh
D. Trong cạnh tranh độc quyền đường cầu mà hãng gặp là một đường dốc xuống
-
Câu 9:
Nếu thị trường do một số hãng chi phối thì cấu trúc thị trường của nó là:
A. Cạnh tranh hoàn hảo
B. Độc quyền tập đoàn
C. Độc quyền
D. Cạnh tranh độc quyền
-
Câu 10:
Khi có cạnh tranh không hoàn hảo thì
A. Đường cầu mà hãng gặp bằng đường cầu thị trường
B. Đường cầu mà hãng gặp là đường nằm ngang
C. Đường cầu mà hãng gặp là dốc xuống
D. Đường cầu mà hãng gặp là dốc lên
-
Câu 11:
Khi đường cầu hãng gặp là đường dốc xuống thì doanh thu cận biên nhỏ hơn giá
A. Vì nguyên lý hiệu suất giảm dần
B. Trong ngắn hạn chứ không phải trong dài hạn
C. Vì khi sản lượng tăng giá phải giảm cho tất cả các đơn vị sản phẩm
D. Vì phải trả thuế
-
Câu 12:
“Chi phí cận biên bằng giá” là quy tắc tối đa hóa lợi nhuận cho cấu trúc thị trường nào sau đây?
A. Cạnh tranh hoàn hảo
B. Độc quyền tập đoàn
C. Độc quyền
D. Cạnh tranh độc quyền
-
Câu 13:
So với cạnh tranh, độc quyền bán
A. Đặt giá cao hơn
B. Bán nhiều sản lượng hơn
C. Đặt gia thấp hơn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Đường cầu thị trường là đường cầu hãng gặp khi cấu trúc thị trường là:
A. Cạnh tranh hoàn hảo
B. Độc quyền tập đoàn
C. Độc quyền
D. Cạnh tranh độc quyền
-
Câu 15:
Trong độc quyền bán chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên sẽ lớn hơn khi đường cầu là
A. Co dãn hơn
B. Ít co dãn hơn
C. Co dãn đơn vị
D. Co dãn hoàn toàn
-
Câu 16:
Vì họ là những người bán duy nhất nên độc quyền bán có thể thu được
A. Lợi nhuận kinh tế thuần túy
B. Lợi nhuận kế toán thuần túy
C. Lợi nhuận bằng không
D. Tỷ lệ lợi nhuận bình thường từ vốn đầu tư
-
Câu 17:
Thước đo sức mạnh thị trường của hãng là
A. Số công nhân hãng có
B. Quy mô tư bản ○ Giá thị trường của các cổ phiếu của nó ● Mức độ mà đường cầu nó gặp dốc xuống
C. Giá thị trường của các cổ phiếu của nó
D. Mức độ mà đường cầu nó gặp dốc xuống
-
Câu 18:
Đường cầu mà hãng gặp dốc xuống như thế nào được quy định bỏi
A. Số hãng trong ngành
B. Mức độ mà sản phẩm của nó khác với của các đối thủ
C. Quy mô tư bản
D. A và B
-
Câu 19:
Sự khác biệt sản phẩm là do
A. Những sự khác nhau trong đặc tính của các sản phẩm do các hãng khác nhau sản xuất ra
B. Những sự khác nhau trong vị trí của các hãng
C. Những sự khác nhau nhận được do quảng cáo
D. Thông tun không hoàn hảo về giá và sự sẵn có
-
Câu 20:
Khi các sản phẩm bán trong một ngành là khác nhau thì nếu một hãng nâng giá của mình lên
A. Sẽ mất hết khách hàng
B. Sẽ không mất khách hàng nào
C. Sẽ mất một số chứ không phải tất cả khách hàng
D. Sẽ rời bỏ kinh doanh
-
Câu 21:
Các hàng rao gia nhập
A. Là các yếu tố ngăn cản các hãng mới gia nhập ngành
B. Là bất hợp pháp
C. Cho phép các hãng đang ở trong ngành tiếp tục thu được lợi nhuận kinh tế
D. A và C
-
Câu 22:
Ở cân bằng trong cạnh tranh độc quyền
A. Các hãng thu được lợi nhuận kinh tế bằng không
B. Giá bằng chi phí trung bình
C. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 23:
Đặt các giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau gọi là
A. Phân biệt sản phẩm
B. Phân biệt giá
C. Đặt giá chiếm thị trường
D. Đặt giá giới hạn
-
Câu 24:
Tính kinh tế của quy mô đề cập đến
A. Khi sản lượng tăng chi phí trung bình giảm
B. Đặt các giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau
C. Một yếu tố nào đó dựng lên các hàng rào gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh mới
D. Khi sản xuất ra các sản phẩm khác nhau bằng cùng một nhà máy và máy móc thiết bị thì chi phí trung bình thấp hơn
-
Câu 25:
Một hãng không thể ảnh hưởng đến giá sản phẩm mà mình bán ra gọi là:
A. Người đặt giá
B. Người chấp nhận giá
C. Người ra quyết định hợp lý
D. Không câu nào đúng