1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ của một nước không phụ thuộc vào các quyết định của:
A. Người nước ngoài
B. Các hãng kinh doanh
C. Các hộ gia đình
D. Các nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ
-
Câu 2:
Trong mô hình AD-AS, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa:
A. Thu nhập thực tế và GDP thực tế
B. Mức giá chung và tổng lượng cầu
C. Tổng chi tiêu thực tế và GDP thực tế
D. Mức giá chung và GDP danh nghĩa
-
Câu 3:
Chi tiêu mua hàng của chính phủ phụ thuộc vào:
A. Quy mô của chính phủ
B. Viện trợ của nước ngoài
C. Các cân nhắc về mặt chính trị-xã hội của chính mình
D. Thu nhập của nền kinh tế
-
Câu 4:
Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không gây ra sự dịch chuyển của đường tổng cầu:
A. Mức giá
B. Lãi suất
C. Kỳ vọng về lạm phát
D. Thuế xuất
-
Câu 5:
Một lý do làm cho đường tổng cầu dốc xuống:
A. Khi giá tăng, mọi người đều chuyển từ tiêu dùng hàng ngoại sang tiêu dùng hàng sản xuất trong nước
B. Giống với lý do làm cho đường cầu đối với một hàng hóa cá biệt có độ dốc âm
C. Mọi người tìm thấy những hàng hóa thay thế khi giá cả của một loại hàng hóa nào đó mà họ đang tiêu dùng tăng
D. Dân cư trở nên khá giả hơn khi giá cả giảm và do đó sẵn sàng mua nhiều hàng hơn
-
Câu 6:
Xuất khẩu ròng phụ thuộc vào:
A. Thu nhập của nền kinh tế
B. Tất cả các yếu tố nói ở đây
C. Tỷ giá hối đoái
D. Thu nhập ở nước ngoài
-
Câu 7:
Vì đường tổng cung dài hạn là thẳng đứng, do đó trong dài hạn:
A. Thu nhập quốc dân thực tế được quy định bởi tổng cầu, còn mức giá được quy định bởi tổng cung
B. Thu nhập quốc dân thực tế được quy định bởi tổng cầu, còn mức giá được quy định bởi tổng cung
C. Thu nhập quốc dân thực tế được quy định bởi tổng cung, còn mức giá được quy định bởi tổng cầu
D. Thu nhập quốc dân thực tế và mức giá được quy định bởi tổng cầu
-
Câu 8:
Một đường tổng cung thẳng đứng hàm ý rằng:
A. Tăng giá sẽ khuyến khích đổi mới công nghệ và do vậy là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
B. Đường tổng cung dài hạn không bao giờ thay đổi vị trí
C. Giá sẽ không ảnh hưởng đến mức sản lượng của nền kinh tế
D. Không thể rõ có được tốc độ tăng của sản lượng trong ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng trung bình của sản lượng trong dài hạn
-
Câu 9:
Khái niệm "tiết kiệm tư nhân" được sử dụng trong phân tích tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân là:
A. Tổng tài sản của các hộ gia đình trừ đi các khoản nợ của họ
B. Thu nhập nhận được trong một thời kỳ mà không chi ra để mua hàng tiêu dùng và đóng thuế
C. Tổng tài sản do khu vực hộ gia đình nắm giữ
D. Thu nhập nhận được trong một thời kỳ và được dùng để mua chứng khoán
-
Câu 10:
Đường tổng cung ngắn hạn không dịch chuyển lên trên vì lý do sau:
A. Giảm năng suất lao động
B. Mức giá tăng
C. Giá cả các nguyên liệu thô thiết yếu tăng
D. Tiền lương tăng
-
Câu 11:
GDP thực tế và GDP danh nghĩa bằng nhau khi:
A. Chỉ số điều chỉnh GDP = 1
B. Khi giá cố định và giá hiện hành trùng nhau
C. Sản lượng bằng nhau
D. Cả B và C đúng
-
Câu 12:
Những khoản mục nào sau đây sẽ được tính vào GDP năm nay:
A. Máy in mới sản xuất ra trong năm nay được một công ty xuất bản mua
B. Máy tính cá nhân sản xuất trong năm trước đượcmột sinh viên mua để chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ
C. Một chiếc ô tô mới được nhập khẩu từ nước ngoài
D. Máy in mới sản xuất ra trong năm nay được một công ty xuất bản mua và một dịch vụ ngân hàng được thực hiện trong năm nay đối với người sản xuất ôtô
-
Câu 13:
Để tính được phần đóng góp của một doanh nghiệp vào GDP theo phương pháp giá trị gia tăng, chúng ta phải lấy giá trị tổng sản xuất của doanh nghiệp trừ đi:
A. Toàn bộ khoản lợi nhuận không chia
B. Khấu hao
C. Toàn bộ thuế gián thu và khấu hao
D. Không phải các câu trên
-
Câu 14:
Nhà nước nên thực hiện chính sách kích cầu:
A. Khi nền kinh tế còn khó khăn
B. Vì tổng cầu tác động tích cực đến sản xuất
C. Nhằm khuyến khích tiết kiệm và đầu tư
D. Nhằm ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát
-
Câu 15:
GDP danh nghĩa sẽ tăng:
A. Chỉ khi khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn
B. Chỉ khi tỷ lệ thất nghiệp tăng
C. Khi mức giá trung bình tăng và hoặc/khối lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn
D. Chỉ khi mức giá trung bình tăng
-
Câu 16:
Nếu mức sản xuất không thay đổi, trong khi giá cả của mọi hàng hóa đều tăng gấp đôi, khi đó:
A. GDP thực tế không đổi, còn GDP danh nghĩa tăng gấp đôi
B. GDP thực tế tăng gấp đôi, còn GDP danh nghĩa không đổi
C. Cả GDP danh nghĩa và GDP thực tế đều không đổi
D. GDP thực tế không đổi, trong khi GDP danh nghĩa giảm một nửa
-
Câu 17:
Để khắc phục thâm hụt ngân sách:
A. Là hiện tượng nên tránh
B. Là sự cân đối thu chi ngân sách
C. Chứng tở Chính phủ quản lý tài chính không tốt
D. Cần được tài trợ bằng các giải pháp hợp lý
-
Câu 18:
Lợi nhuận của hãng Honda tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào:
A. GNP của Nhật
B. GDP của Việt Nam
C. Cả GDP của Việt Nam và GNP của Nhật
D. GDP chủ nhật
-
Câu 19:
Khi ngân sách nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì:
A. Ngân hàng nhà nước phát hành thêm tiền vào lưu thông
B. Các ngân hàng thương mại cho vay nhiều hơn
C. Mức cung tiền và số nhân tiền đều tăng
D. Mức cung tiền giảm, các ngân hàng thương mại cho vay ít hơn
-
Câu 20:
Cán cân ngân sách chính phủ:
A. Có liên quan đến thu và chi của chính phủ
B. Sẽ cân bằng khi toàn bộ nợ của chính phủ được thanh toán
C. Luôn luôn thâm hụt ở tất cả các nước
D. Luôn thâm hụt trong thời kỳ suy thoái
-
Câu 21:
Số nhân tiền phụ thuộc:
A. Tỷ lệ tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng so với tiền gửi không kỳ hạn viết séc
B. Cả A và B đúng
C. Mức cung tiền lớn hay nhỏ
D. Tiền dự trữ của hệ thống ngân hàng thương mại
-
Câu 22:
Yếu tố nào dưới đây được coi là nhân tố ổn định tự động của nền kinh tế:
A. Thuế thu nhập lũy tiến
B. Xuất khẩu
C. Trợ cấp thất nghiệp
D. A và C đúng
-
Câu 23:
Chức năng bảo tồn giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là:
A. Một đơn vị trao đổi có thể được chấp nhận chung
B. Sự đảm bảo cho sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu
C. Một thước đo quy ước để định giá cả
D. Một phương tiện có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hóa khác
-
Câu 24:
Khoản mục nào dưới đây thuộc M2, nhưng không thuộc M1?
A. Tiền mặt
B. Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân tại các ngân hàng thương mại
C. Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân tại các tổ chức tín dụng nông thôn
D. B và C
-
Câu 25:
Một người chuyển 1000 nghìn đồng từ tài khoản tiết kiệm sang tài khoản tiền gửi có thể viết séc, khi đó:
A. M1 tăng, còn M2 không thay đổi
B. M1 giảm, còn M2 không thay đổi
C. M1 giảm, còn M2 tăng lên
D. M1 và M2 giảm