1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hàng hóa công cộng là gì?
A. Là những hàng hóa mà tất cả mọi người có thể được hưởng thụ một khi chúng đã được cung
B. Là những hàng hóa mà khó có thể loại trừ một người nào đó khỏi việc tiêu dùng
C. Là dạng cực đoan nhất của ảnh hưởng hướng ngoại tích cực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Ví dụ nào sau đây là về sự điều tiết mệnh lệnh và kiểm soát?
A. Trợ cấp cho việc sản xuất những hàng hóa có ảnh hưởng hướng ngoại tích cực
B. Đánh thuế những hàng hóa có ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực
C. Những quy định giới hạn mức ô nhiễm được phép
D. Xác định quyền tài sản cho những người bị thiệt hại từ ô nhiễm môi trường
-
Câu 3:
Để giảm chất thải gây ô nhiễm chính phủ có thể
A. Trợ cấp cho việc giảm ô nhiễm
B. Đánh thuế việc giảm bớt ô nhiễm
C. Trợ cấp cho việc bán những hàng hóa gây ô nhiễm như sắt thép, hóa chất
D. Xác định lại quyền tài sản cho những người gây ô nhiễm
-
Câu 4:
heo phương pháp cấp giấy phép gây ô nhiễm có thể mua bán được để gây ô nhiễm
A. Các hãng mua giấy phép từ chính phủ
B. Tồn tại thị trường để mua bán giấy phép gây ô nhiễm giữa các hãng với nhau
C. Các hãng có động cơ mạnh mẽ làm giảm ô nhiễm
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Hệ thống thị trường khuyến khích bảo tồn vì
A. Giá tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như một giếng dầu, bằng giá trị chiết khấu về hiện tại của những việc sử dụng tiềm tàng trong tương lai
B. Việc khai thác lãng phí bị phạt bằng tiền hoặc phạt tù
C. Thị trường luôn luôn phân bổ tài nguyên hiệu quả
D. Phải có giấy phép chính phủ cấp trước khi bán tài nguyên thiên nhiên
-
Câu 6:
Những người sở hữu tư nhân có thê đánh giá thấp cầu tương lai về tài nguyên thiên nhiên nếu
A. Có ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực gắn với việc sử dụng tài nguyên đó
B. Có ảnh hưởng hướng ngoại tích cực gắn với việc sử dụng tài nguyên đó
C. Quyền sở hữu tài sản không được đảm bảo
D. Những người sở hữu có thể có các cơ hội đi vay hữu hạn
-
Câu 7:
Việc điều tiết độc quyền tự nhiên thường đặt giá bằng
A. Doanh thu cận biên
B. Chi phí cận biên
C. Doanh thu trung bình
D. Chi phí trung bình
-
Câu 8:
Độc quyền tự nhiên bị điều tiết thường
A. Đầu tư quá nhiều
B. Đầu tư quá ít
C. Thuê quá nhiều lao động
D. Thuê quá ít lao động
-
Câu 9:
Các chính sách khuyến khích cạnh tranh của chính phủ được gọi là:
A. Chống cấu kết
B. Kiếm chênh lệch
C. Quản lý lỏng lẻo
D. Độc quyền tự nhiên
-
Câu 10:
Khi đánh giá xem một nền kinh tế hoạt động như thế nào chúng ta cần xem xét
A. Hiệu quả
B. Công bằng
C. Việc hoàn thành những nhiệm vụ
D. Tất cả các điều trên
-
Câu 11:
Cân bằng của một nền kinh tế được coi là hiệu quả Pareto nếu:
A. Máy móc được sử dụng tốt
B. Không ai có thể làm cho được lợi mà không phải làm cho người khác bị thiệt
C. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
D. Một sự phân phối thu nhập thích hợp được duy trì
-
Câu 12:
Điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của một giải pháp cân bằng tổng thể xác định trong cạnh tranh hoàn hảo là:
A. Chi phí không đổi và các đường cung nằm ngang ở tất cả các ngành
B. Sự can thiệp ít nhất của chính phủ
C. Có điều kiện cân bằng cung và cầu cho mỗi yếu tố sản xuất và mỗi hàng hóa
D. Không có sự khan hiếm đối với bất kỳ yếu tố sản xuất nào
-
Câu 13:
Trong một xã hội cạnh tranh hoàn hảo
A. Sự vận động ra khỏi cân bằng sẽ không làm cho một ai lợi hơn
B. Tính không công bằng của phân phối thu nhập là tối thiểu
C. Một cá nhân bằng việc cố gắng làm việc vì lợi ích của bản thân không nhất thiết đi đến thúc đẩy lợi ích xã hội
D. Không câu nào đúng
-
Câu 14:
Tình huống nào sau đây không phù hợp với tối ưu kinh tế?
A. Cạnh tranh hoàn hảo
B. Không có ảnh hưởng hướng ngoại
C. Độc quyền
D. Tất cả đều không phù hợp
-
Câu 15:
Cái nào không phải là trung tâm của một quá trình định giá cạnh tranh độc lập:
A. Những ảnh hưởng hướng ngoại làm cho hệ thống không ở các điều kiện hiệu quả và tối ưu của nó
B. Lợi nhuận có xu hướng bằng không trong điều kiện có sự chắc chắn và không có sự thay đổi công nghệ
C. Sản phẩm doanh thu cận biên tạo ra đường cầu thứ phát về các yếu tố
D. Sản phẩm cận biên là tỷ lệ thuận với giá các yếu tố
-
Câu 16:
Trong một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo thì điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện cần cho hiệu quả kinh tế?
A. Người tiêu dùng được tự do chi tiêu thu nhập của mình theo ý muốn
B. Dự trữ vốn tăng thông qua đầu tư
C. Sản lượng của mỗi sản phẩm là mức mà giá bằng chi phí cận biên
D. Mỗi đơn vị sản xuất đang sử dụng phương pháp sản xuất đem lại chi phí trên đơn vị sản phẩm thấp nhất
-
Câu 17:
Cái khó đối với cạnh tranh tự do kinh doanh (laissez-faire) là:
A. Giá của các hàng hóa quan trọng có thể quá cao làm cho một số người không mua được chúng
B. Nghèo khổ có thể quá cao
C. Phân phối thu nhập có thể là không công bằng
D. Tất cả đều có thể được lợi với những sự thay đổi giá
-
Câu 18:
Đâu không phải là vai trò tiềm tàng của chính phủ trong nền kinh tế hỗn hợp?
A. Đưa ra một khung pháp luật cho hành vi kinh tế và xã hội
B. Đưa ra một hệ thống xác định quyền sở hữu tài sản
C. Phân bổ lại tài nguyên để có hiệu quả và công bằng hơn
D. Không câu nào đúng
-
Câu 19:
Hàng hóa nào sau đây về mặt bản chất không phải là hàng hóa công cộng?
A. Quốc phòng
B. Dịch vụ bưu điện
C. Ngọn hải đăng
D. Sự bảo vệ của cảnh sát
-
Câu 20:
Hàng hóa công cộng có xu hướng không được bán trên thị trường vì:
A. Chính hành động bán chúng theo kiểu này sẽ tự động làm mất lợi ích có được từ chúng và sự khác biệt của chúng
B. Chúng là quá đắt mà chỉ những người mua giàu nhất mới có thể mua được nếu chúng được bán theo kiểu này
C. Người này có nhiều hơn thì người khác sẽ phải có ít hơn
D. Nếu cung cho một người mua thi chúng trở thành có sẵn cho người khác không mua chúng
-
Câu 21:
Hàng hóa công cộng được đặt trưng bởi:
A. Chi phí cung ứng nhỏ hơn lợi ích cá nhân và việc loại trừ mọi người khỏi tiêu dùng chung chịu chi phí thấp
B. Chi phí cung ứng lớn hơn lợi ích cá nhân và việc loại trừ mọi người khỏi tiêu dùng chung chịu chi phí cao
C. Chi phí cung ứng lớn hơn lợi ích cá nhân rất nhiều và việc loại trừ mọi người khỏi tiêu dùng chung chịu chi phí thấp
D. Không câu nào đúng
-
Câu 22:
Lời phát biểu nào trong các lời phát biểu sau đây là sai?
A. Đối với hàng hóa công cộng tì không thể (hoặc rất tốn kém) loại trừ các cá nhân nhân khỏi việc tiêu dùng nó
B. Các hàng hóa công cộng là không cạnh tranh trong tiêu dùng
C. Vấn đề kẻ ăn không tồn tại đối với các hàng hóa công cộng
D. Không có câu nào
-
Câu 23:
Ô nhiễm là sự tương phản với hàng hóa công cộng (có nghĩ là nó là hàng hóa công cộng tốt) vì:
A. Những quyết định về số lượng đòi hỏi một loại hành động tập thể nào đó
B. Ảnh hưởng phúc lợi của ô nhiễm mở rộng ra ngoài những người tạo ra ô nhiễm
C. Chi phí cá nhân của việc hạ thấp ô nhiễm cao hơn lợi ích cá nhân của việc làm giảm ô nhiễm
D. Tất cả các trường hợp trên
-
Câu 24:
Khi một tài sản là sở hữu chung thì những người sử dụng:
A. Không tối đa hóa lợi nhuận
B. Vi phạm nguyên lý hợp lý
C. Bỏ qua nguyên lý hiệu suất giảm dần
D. Có ít động cơ để duy trì và bảo tồn tài sản đó
-
Câu 25:
Khi không có sự can thiệp của chính phủ, thị trường luôn luôn tạo ra các kết quả hiệu quả
A. Đúng
B. Sai