1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ngân hàng nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở nhằm:
A. Cho các ngân hàng thương mại vay khi mất khả năng thanh toán
B. Mua, bán trái phiếu để thay đổi mức cung tiền
C. Đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại
D. Tài trợ cho bội chi ngân sách
-
Câu 2:
Sự gia tăng nhân tố nào sau đây không làm tăng năng suất của một quốc gia:
A. Vốn nhân lực/công nhân
B. Tri thức công nghệ
C. Tư bản vật chất/công nhân
D. Lao động
-
Câu 3:
Việc chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng mà không tăng thuế có thể dẫn đến:
A. Giá cả cao hơn và GDP không đổi
B. Giá cả thấp hơn và GDP thấp hơn
C. Giá cả cao hơn và GDP cao hơn
D. Giá cả thấp hơn và GDP cao hơn
-
Câu 4:
Điều nào dưới đây làm đường cầu dịch chuyển sang trái?
A. Tăng mức giá
B. Tăng cung tiền
C. Giảm GDP thực tế
D. Giảm lãi suất
-
Câu 5:
Ai trong số những người sau đây được coi là thất nghiệp cơ cấu?
A. Một công nhân trong ngành thép tạm bị nghỉ việc nhưng anh ta hy vọng sớm được gọi trở lại
B. Không ai trong số những người nêu trên
C. Một người nông dân bị mất ruộng trở thành thất nghiệp cho tới khi ta được đào tạo lại
D. Một nhân viên văn phòng bị mất việc khi nền kinh tế lâm vào suy thoái
-
Câu 6:
Hoạt động mua trái phiếu trên thị trường mở của ngân hàng trung ương sẽ dẫn đến:
A. Sự gia tăng mức cung tiền ứng tiền tệ và lãi xuất có xu hướng giảm
B. Sự hạn chế các khoản cho vay và lãi xuất có xu hướng tăng
C. Tỷ lệ dự trữ của các ngân hàng thương mại giảm và số nhân tiền tăng
D. Sự gia tăng mức cung tiền và nợ nhà nước
-
Câu 7:
Mọi thứ khác không đổi, tiền lương thực tế giảm khi:
A. Tiền lương trung bình tăng nhanh hơn mức giá
B. Tiền lương danh nghĩa và mức giá giảm cùng một tỷ lệ
C. Tiền lương danh nghĩa và mức giá tăng cùng một tỷ lệ
D. Tiền lương trung bình tăng chậm hơn mức giá
-
Câu 8:
Chi phí cơ hội của việc giữ một khoản tiền là:
A. Lãi suất danh nghĩa
B. Lãi suất thực tế
C. Địa tô có thể kiếm được nếu dùng số tiền đó để mua nhà và cho thuê
D. Lợi nhuận có thể kiếm được nếu dùng số tiền để mua xe máy trước khi nhà nước tăng thuế nhập khẩu
-
Câu 9:
Nếu các nhà hoạch định chính sách muốn đưa giá cả trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, họ cần phải:
A. Giảm thuế
B. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt
C. Tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng
D. Tăng chi tiêu chính phủ
-
Câu 10:
Câu bình luận nào sau đây là sai?
A. Khi tỷ lệ lạm phát là dương, mọi người tiêu ít tiền hơn
B. Tỷ lệ lạm phát là dương khi mức giá chung tăng
C. Khi tỷ lệ lạm phát là dương, sức mua của đồng tiền giảm
D. Lạm phát không được dự kiến trước gây ra sự phân phối lại thu nhập
-
Câu 11:
Nếu những cái khác không thay đổi, lượng cầu về tiền lớn hơn khi:
A. Lãi suất cao hơn
B. Lãi suất thấp hơn
C. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái
D. Mức giá thấp hơn
-
Câu 12:
Đường Phillips biểu diễn:
A. Mối quan hệ giữa mức giá và mức thất nghiệp
B. Mối quan hệ giữa phần trăm thay đổi của mức giá chung và tỷ lệ thất nghiệp
C. Mối quan hệ giữa sự thay đổi tỷ lệ lạm phát và sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp
D. Mối quan hệ giữa mức tiền lương và mức thất nghiệp
-
Câu 13:
Cán cân thanh toán của một nước chịu ảnh hưởng bởi?
A. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái thực tế
B. Sự thay đổi chênh lệch giữa lãi suất trong nước và lãi suất quốc tế trong điều kiện hoàn toàn cơ động
C. Sự thay đổi thu nhập trong nước và ở nước ngoài
D. Tất cả các câu nêu ở đây đều đúng
-
Câu 14:
Cung ứng tiền tệ:
A. Có quan hệ tỷ lệ nghịch với lãi suất
B. Chủ yếu do các ngân hàng thương mại quyết định
C. Biến động cùng với nhu cầu về tiền tệ
D. Chủ yếu do ngân hàng trung ương quyết định và được giả định là hoàn toàn không phải ứng đối với lãi suất
-
Câu 15:
Sự gia tăng cung ứng tiền tệ:
A. Làm tăng nhu cầu đầu tư
B. Làm tăng lượng cầu về tiền
C. Khuyến khích mọi người tìm cách đổi tiền lấy những trái phiếu đem lại lợi tức
D. Tất cả những điều nêu ở đây
-
Câu 16:
Một nguyên nhân làm cho đường tổng cầu dốc xuống là sự giảm sút của mức giá tạo ra:
A. Sự giảm sút của nhu cầu tiền tệ phục vụ cho động cơ giao dịch
B. Sự giảm sút của chi tiêu cho đầu tư
C. Sự gia tăng cung ứng tiền tệ
D. Sự gia tăng của nhu cầu tiền phục vụ cho động cơ giao dịch
-
Câu 17:
Kinh tế vĩ mô ít đề cập nhất đến:
A. Sự thay đổi giá cả từng loại hàng hóa và dịch vụ
B. Sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp
C. Mức thất nghiệp
D. Mức năng suấ
-
Câu 18:
Giả sử rằng khối lượng tư bản trong nền kinh tế giảm, khi đó đường AS ngắn hạn:
A. Có vị trí không đổi, nhưng đường AS dài hạn dịch chuyển sang trái
B. Sẽ dịch chuyển sang trái, nhưng đường AS dài hạn không thay đổi vị trí
C. Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang trái
D. Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang phải
-
Câu 19:
Ngân hàng trung ương không thể:
A. Giữ cho cung ứng tiền tệ không thay đổi
B. Giữ cho lãi suất không thay đổi
C. Đồng thời giữ cho cả lãi suất và cung ứng tiền tệ không thay đổi
D. Tất cả các nhận định nêu ở đây là đúng
-
Câu 20:
Tiến bộ công nghệ sẽ làm dịch chuyển:
A. Đường tổng cung ngắn hạn sang phải nhưng đường tổng cung dài hạn không thay đổi vị trí
B. Đường tổng cung dài hạn sang phải nhưng đường tổng cung ngắn hạn không thay đổi vị trí
C. Cả đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cầu sang phải
D. Cả hai đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải
-
Câu 21:
Sự kiện nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, nhưng không làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn?
A. Sự thay đổi thuế đánh vào các nguyên liệu thô nhập khẩu
B. Sự thay đổi thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu
C. Sự thay đổi của khối lượng tư bản
D. Sự thay đổi cung lao động
-
Câu 22:
Yếu tố nào trong các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến sản lượng thực tế trong dài hạn?
A. Mức cung ứng tiền tệ
B. Cán cân thượng mại quốc tế
C. Cung về các nhân tố sản xuất
D. Quy mô chỉ tiêu của chính phủ
-
Câu 23:
Nếu sự gia tăng tổng cầu không ảnh hưởng đến mức giá:
A. Sản lượng có thể ở trên mức tiềm năng
B. Đường AS thẳng đứng
C. Đường AD thẳng đứng
D. Đường AS nằm ngang
-
Câu 24:
Trong mô hình AS-AD, sự dịch chuyển sang trái của đường AD có thể gây ra bởi:
A. Giảm chi tiêu chính phủ
B. Tăng cung tiền danh nghĩa
C. Giảm thuế
D. Tăng niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vào triển vọng phát triển của nền kinh tế trong tương lai
-
Câu 25:
Hiện tượng nào dưới đây không thể xẩy ra trong thời kỳ suy thoái:
A. Trợ cấp thất nghiệp giảm
B. Đầu tư vào hàng lâu bền
C. Giá cả hàng hóa và dịch vụ giảm
D. Lợi nhuận công ty giảm