1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
So đánh đổi là bắt buộc vì mong muốn thì vô hạn còn các nguồn lực là:
A. Hiệu quả
B. Khan hiếm
C. Vô hạn
D. Tiết kiệm
-
Câu 2:
Giả sử bạn bắt được 20 đôla. Nếu bạn chọn sử dụng 20 đôla này để đi xem một trận bóng đá, chi phí cơ hội của việc đi xem này là:
A. 20 đôla (vì bạn có thể sử dụng 20 đôla này mua những thức khác)
B. Không mất gì cả bởi vì bạn bắt được tiền
C. 20 đôla (vì bạn có thể sử dụng 20 đôla này mua những thứ khác) cộng thêm với giá trị của khoảng thời gian ở trận đấu
D. Không câu nào đúng
-
Câu 3:
Sản phẩm nào trong số những sản phẩm sau ít khả năng gây ra một ngoại ứng nhất?
A. Giáo dục
B. Máy hát
C. Thức ăn
D. Tiêm chủng phòng bệnh
-
Câu 4:
Câu nào trong số những câu khẳng định sau là đúng về một nền kinh tế thị trường?
A. Những người tham gia thị trường hành động như thể họ bị dẫn dắt bởi "bàn tay vô hình" để sản xuất ra những kết quả tối đa hóa lợi ích xã hội
B. Thuế giúp giá cả liên kết chi phí và lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng
C. Sức mạnh của hệ thống thị trường là nó có xu hướng phân phối đều các nguồn tài nguyên giữa những người tiêu dùng
D. Với một chiếc máy vi tính đủ lớn, các nhà hoạch định tại trung ương có thể chỉ đạo sản xuất hiệu quả hơn thị trường
-
Câu 5:
Những điểm nằm trên đường giới hạn năng lực sản xuất là:
A. Có hiệu quả
B. Không thể đạt được
C. Không phải các câu trên
D. Không có hiệu quả
-
Câu 6:
Vấn đề nào sau đây liên quan tới kinh tế vi mô?
A. Ảnh hưởng của công nghiệp tới tăng trưởng kinh tế
B. Ảnh hưởng của giá dầu tới sản xuất ô tô
C. Ảnh hưởng của thâm hụt tới tiết kiệm
D. Ảnh hưởng của tiền tới lạm phát
-
Câu 7:
Luật cầu nói rằng sự gia tăng trong giá của một hàng hóa:
A. Làm giảm nhu cầu về hàng hóa đó
B. Làm giảm lượng cầu về hàng hóa đó
C. Làm tăng cung về hàng hóa đó
D. Không phải các câu trên
-
Câu 8:
Luật cầu nói rằng sự gia tăng trong giá của một hàng hóa:
A. Làm giảm nhu cầu về hàng hóa đó
B. Làm giảm lượng cầu về hàng hóa đó
C. Làm tăng cung về hàng hóa đó
D. Không phải các câu trên
-
Câu 9:
Luật cung nói rằng sự gia tăng trong giá của một hàng hóa:
A. Làm tăng cung về hàng hóa đó
B. Làm giảm lượng cầu về hàng hóa đó
C. Làm giảm nhu cầu về hàng hóa đó
D. Làm tăng lượng cung về hàng hóa đó
-
Câu 10:
Yếu tố nào sau đây làm dịch chuyển nhu cầu về đồng hồ sang phải?
A. Sự giảm sút thu thập của người tiêu dùng nếu đồng hồ là hàng hóa thông thường
B. Sự tăng giá đồng hồ
C. Sự giảm giá đồng hồ
D. Không phải các câu trên
-
Câu 11:
Sự lựa chọn kinh tế được tiến hành bằng cách so sánh:
A. Lợi ích cận biên với chi phí cận biên
B. Tổng lợi ích với tổng chi phí
C. Hành vi hợp lý với những hành vi phi lý
D. Tổng lợi ích với tổng chi phí hoặc Lợi ích cận biên với chi phí cận biên hoặc Lợi ích bình quân với chi phí bình quân
-
Câu 12:
Do hàng hóa khan hiếm:
A. Chúng ta không thể nhận được những gì chúng ta muốn
B. Chúng ta luôn phải trả tiền cho những hàng hóa nhận được
C. Mỗi người đều muốn có phần trong số hàng hóa hiện có
D. Họ phải chọn lựa trong số chúng
-
Câu 13:
Tuyên bố nào sau đây là cách định nghĩa của khái niệm "Chi phí cơ hội"?
A. Chi phí cơ hội của một hoạt động bao gồm những lợi ích tiềm tàng của tất cả các cơ hội hấp dẫn đã bỏ qua
B. Chi phí cơ hội của một hoạt động bao gồm những lợi ích tiềm tàng của cơ hội hấp dẫn nhất đã bị bỏ qua
C. Chi phí cơ hội cho biết rằng con người luôn hài lòng với những quyết định của họ
D. Tất cả các ý nêu trong bài đều đúng.
-
Câu 14:
Yếu tố nào sau đây gây ra sự dịch chuyển của đường giới hạn Năng lực sản xuất (PPF):
A. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông ngày càng nhiều
B. Thời gian nghỉ phép tăng lên
C. Lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị
D. Tuổi về hưu tăng lên
-
Câu 15:
Cầu phản ánh số lượng hàng hóa mà người tiêu dùng:
A. Sẵn sàng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau
B. Có khả năng mua ở các mức giá khác nhau
C. Các câu trả lời trong bài đều không chính xác
D. Mong muốn ở các mức giá khác nhau
-
Câu 16:
Cầu sẽ không thay đổi khi có sự thay đổi về:
A. Giá của hàng hóa đang xét
B. Thu nhập chi dùng cho hàng hóa đang xét
C. Số lượng người tiêu dùng
D. Giá của các hàng hóa có liên quan
-
Câu 17:
Sự vận động dọc theo đường cầu có thể xảy ra khi có sự thay đổi về:
A. Giá của hàng hóa đang xét
B. Thu nhập chi dùng cho hàng hóa đang xét
C. Số lượng người tiêu dùng
D. Thị hiếu
-
Câu 18:
Người sản xuất lựa chọn một hàng hóa để cung ứng là vì:
A. Trình độ công nghệ của họ hiện là cao nhất
B. Chi phí sản xuất của họ trong lĩnh vực này là thấp nhất
C. Giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất này là lớn nhất
D. Thứ hàng hóa đó được nhiều người ưa thích nhất
-
Câu 19:
Đường cung sẽ không thay đổi khi:
A. Chính sách thuế mới sẽ được áp dụng
B. Số lượng người sản xuất tăng lên
C. Tất cả các chú ý trên
D. Giá cả của hàng hóa đang xét thay đổi
-
Câu 20:
A và B là hàng hóa thay thế. Nếu giá của B tăng lên, trong khi giá của A không đổi:
A. Cung và cầu của A không đổi, chỉ lượng cung và lượng cầu thay đổi
B. Cung và cầu của A đều tăng
C. Cầu của A giảm xuống, cung của A không đổi
D. Cầu của A tăng lên, cung của A không đổi
-
Câu 21:
Nếu giá của một hàng hóa nằm dưới mức giá cân bằng:
A. Sẽ có một sự thặng dư và giảm
B. Sẽ có một sự thiếu hụt và giá giảm
C. Lượng cầu bằng lượng cung và giá không thay đổi
D. Sẽ có một sự thiếu hụt và giá tăng
-
Câu 22:
Hệ số co dãn giá của cầu được xác định là:
A. Phần trăm thay đổi của thu nhập chia cho phần trăm thay đổi của lượng
B. Phần trăm thay đổi của lượng cầu về một hàng hóa chia cho phần trăm thay đổi của giá hàng hóa đó
C. Phần trăm thay đổi của giá của một hàng hóa chia cho phần trăm thay đổi của lượng cầu hàng hóa đó
D. Phần trăm thay đổi của lượng cầu về một hàng hóa chia cho phần trăm thay đổi của thu nhập
-
Câu 23:
Nếu giá của một hàng hóa tăng lên không làm ảnh hưởng đến tổng doanh thu trên thị trường thì cầu sẽ:
A. Co dãn theo giá
B. Không co dãn theo giá
C. Co dãn đơn vị theo giá
D. Tất cả những điều trên
-
Câu 24:
Giá trần có tính ràng buộc tạo ra:
A. Sự cân bằng
B. Sự thặng dư
C. Sự thiếu hụt hoặc thặng dư tùy thuộc vào chỗ giá trần được quy định ở trên hay dưới mức cân bằng
D. Sự thiếu hụt
-
Câu 25:
Một giá sàn là gì?
A. Không phải là điều kiện ràng buộc nếu nó được quy định trên mức giá cân bằng
B. Luôn luôn quy định cho giá mà một hàng hóa có thể được bán ra
C. Đạt ra mức cho phép tối thiểu cho giá mà một hàng hóa có thể được bán ra
D. Đặt ra mức cho phép tối đa cho giá mà một hàng hóa có thể được bán ra