1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một đường bàng quan là dốc xuống bởi vì:
A. Nếu tiêu dùng thêm 1 loại hàng hoá làm tăng tổng lợi ích thì sự giảm tiêu dùng của một hàng hoá khác sẽ giảm cùng cùng một lượng lợi ích.
B. Đường bàng quan giống với đường cầu : có hệ số góc âm.
C. Thị hiếu tiêu dùng giảm theo thời gian nên đường bàng quan giảm xuống với hệ số góc âm.
D. Đường cầu bắt nguồn từ đường bàng quan, và mỗi đường cong có hệ số góc âm.
-
Câu 2:
Đường cong bàng quan:
A. Biểu thị khối lượng của 2 loại hàng hoá mà một cá nhân có thể mua với một lượng thu nhập cố định.
B. Biểu thị tất cả các kết hợp của 2 loại hàng hoá mang lại cho khách hàng cùng một mức tổng lợi ích
C. Đo lường khối lượng của 2 loại hàng hoá mà khách hàng có thể tiêu dùng.
D. Minh hoạ mối quan hệ ngược chiều giữa giá và số lượng hàng hóa được yêu cầu.
-
Câu 3:
Khi sản phẩm biên của lao động vượt quá sản phẩm trung bình của lao động, đường sản phẩm trung bình của lao động dốc xuống dưới.
A. True
B. False
-
Câu 4:
Các đường bàng quan không cắt nhau bởi vì:
A. Người tiêu dùng thích nhiều hàng hóa hơn là ít hàng hóa
B. Hệ số thay thế biên
C. Không thể có các điểm mà các đường cong cắt ngang nhau về mặt hình học.
D. Người tiêu dùng có ngân sách bị hạn chế.
-
Câu 5:
Tối ưu tiêu dùng (cân bằng tiêu dùng) diễn ra tại:
A. Điểm mà đường ngân sách cắt với đường bàng quan ở phía dưới.
B. Điểm mà hệ số góc đường bàng quan bằng với tỷ lệ về lượng cầu.
C. Điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách và đường bàng quan.
D. Bất kỳ điểm nào giao nhau giữa đường ngân sách và đường cong bàng quan.
-
Câu 6:
Hệ số góc của đường cong bàng quan của hàng hoá X và Y được gọi là:
A. Tỷ lệ chuyển đổi biên.
B. Lợi ích biên của X và Y.
C. Tỷ lệ thay thế biên của X đối với Y.
D. Sản phẩm biên của X và Y.
-
Câu 7:
Tính phi kinh tế theo quy mô có thể được giải thích bởi:
A. Quy luật năng suất biên giảm dần
B. Giá đầu vào giảm dần
C. Cầu giảm dần
D. Các khó khăn liên quan đến việc quản lý một tổ chức quy mô lớn
-
Câu 8:
Hiệu suất không đổi theo qui mô xuất hiện nếu hãng tăng qui mô nhà máy và sử dụng thêm lao động cùng một tỷ lệ , đầu ra tăng với tỷ lệ nhỏ hơn.
A. T
B. F
-
Câu 9:
Khi di chuyển dọc theo đường cầu (có dạng đường thẳng), độ co giãn của cầu theo giá sẽ:
A. Giảm, sau đó sẽ tăng
B. Giảm
C. Tăng
D. Không thay đổi
-
Câu 10:
Đường bàng quan biểu thị tất cả các kết hợp của 2 loại hàng hoá mà nó thu được:
A. Cùng mức lợi ích biên.
B. Các mức thoả mãn khác nhau.
C. Lợi ích âm hay bằng không đối với khách hàng.
D. Cùng một mức thoả mãn.
-
Câu 11:
Độ co giãn của cầu theo giá được định nghĩa là phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho
A. Trị tuyệt đối của sự thay đổi của giá
B. Phần trăm thay đổi của giá của hàng hoá có liên quan
C. Trị tuyệt đối của sự thay đổi của lượng cầu
D. Phần trăm thay đổi của giá
-
Câu 12:
Thâm hụt ngân sách liên bang Hoa Kỳ năm 1993 là hơn 4000 tỷ đô la.
A. Thuộc về kinh tế học thực chứng
B. Thuộc về kinh tế học chuẩn tắc
C. Không có ý nghĩa
D. Là sự lặp lại không cần thiết
-
Câu 13:
Khi giá tăng lên 1%, lượng cung tăng lên 2 %. Điều này chỉ ra rằng:
A. Cung co giãn đơn vị
B. Cung co giãn
C. Cung kém co giãn
D. Công ty đang hoạt động tốt trên thị trường của mình
-
Câu 14:
Trong trường hợp hiệu suất theo quy mô không đổi, yếu tố nào sau đây không thay đổi khi đầu ra tăng:
A. Mức sản lượng đầu ra
B. Tổng chi phí sản xuất
C. Chi phí sản xuất bình quân
D. Lợi nhuận
-
Câu 15:
Hệ số góc của đường ngân sách bằng:
A. Tỷ lệ của thu nhập bằng tiền so với giá của hàng hoá nằm trên trục hoành.
B. Tỷ số lợi ích biên của hai loại hàng hóa
C. Tỷ lệ giữa thu nhập bằng tiền so với giá của hàng hoá nằm trên trục tung.
D. Giá tương đối của 2 loại hàng hoá (giá của một hàng hoá so với giá của hàng hoá khác).
-
Câu 16:
Một hãng có doanh thu là 100 triệu đồng, chi phí minh nhiên (chi phí kế toán) là 80 triệu đồng và chi phí ẩn là 20 triệu đồng. Lợi nhuận kế toán của nó là:
A. 10 triệu đồng
B. 70 triệu đồng
C. 20 triệu đồng
D. 80 triệu đồng
-
Câu 17:
Cải tiến về tình hình công nghệ trong sản xuất sẽ dẫn đến:
A. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng giảm.
B. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng giảm.
C. Giá cân bằng giảm và lượng cân bằng tăng.
D. Giá cân bằng tăng và lượng cân bằng không đổi.
-
Câu 18:
Đường ngân sách là:
A. Không có ở trên.
B. Đường thẳng.
C. Dốc đứng.
D. Đường cong.
-
Câu 19:
Nếu những yếu tố khác không đổi, cầu mặt hàng thuốc insulin thay đổi thì ảnh hưởng đến tổng doanh thu mặt hàng này như thế nào?
A. Không thể đoán được
B. Tổng doanh thu sẽ tăng
C. Tổng doanh thu không đổi
D. Tổng doanh thu sẽ giảm
-
Câu 20:
Theo kinh tế học vi mô, mục tiêu của công ty là:
A. Tối thiểu hoá chi phí
B. Tối đa hoá lợi nhuận kinh tế
C. Tối đa hoá doanh thu
D. Tối đa hoá hiệu quả
-
Câu 21:
Hàm sản xuất:
A. Là mối quan hệ giữa khối lượng của đầu vào được sử dụng để sản xuất ra hàng hoá và khối lượng hàng hoá được sản xuất ra
B. Chính là quy luật về tỷ lệ biến đổi
C. Là mối quan hệ giữa các đầu vào và chi phí của đầu vào
D. Là mối quan hệ xã hội giữa xã hội và môi trường mà quá trình sản xuất gây tác động đến
-
Câu 22:
Khi một hãng phát triển qui mô nhà máy của nó và thuê thêm lao động luôn dẫn đến tính kinh tế nhờ qui mô.
A. True
B. False