1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tổng doanh thu là 1 triệu, chi phí hiện (explicit costs) là 500 nghìn thì ta có:
A. Lợi nhuận kinh tế là 1 triệu.
B. Lợi nhuận kinh tế là 500 nghìn.
C. Lợi nhuận kinh tế là 200 nghìn.
D. Lợi nhuận kinh tế không thể xác định được từ những số liệu này.
-
Câu 2:
Nếu lao động và máy móc được sử dụng theo một tỷ lệ cố định. Khi đó, đường đẳng lượng đại diện cho chúng sẽ có dạng gần với dạng đường nào dưới đây?
A. Đường vuông thước thợ, hai cạnh song song với hai trục K và L.
B. Đường thẳng có độ dốc đi xuống.
C. Đường có độ dốc đi xuống và độ dốc giảm dần.
D. Đường có độ dốc đi xuống và độ dốc tăng dần.
-
Câu 3:
Điều nào trong số các điều sau không phải là điều kiện của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
A. Những người mua và người bán là những người chấp nhận giá.
B. Không có rào cản gia nhập ngành.
C. Có thông tin hoàn hảo.
D. Các công ty bán hàng tối đa hóa doanh thu.
-
Câu 4:
Điều nào trong số các điều sau không phải là điều kiện của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
A. Không có rào cản gia nhập ngành.
B. Những người mua và người bán là những người chấp nhận giá.
C. Có thông tin hoàn hảo.
D. Các công ty bán hàng tối đa hóa doanh thu.
-
Câu 5:
Giá trong một thị trường cạnh tranh là 6 USD. Chi phí biên của công ty là 4 USD và đường chi phí biên có dạng điển hình. Bạn sẽ khuyên công ty này nên:
A. Tăng giá của mình.
B. Tăng sản lượng.
C. Giảm sản lượng.
D. Hạ giá của mình.
-
Câu 6:
Trong một thị trường cạnh tranh, đường nào dưới đây là đường cung của công ty:
A. Đường chi phí bình quân toàn bộ (ATC).
B. Đường chi phí biên.
C. Đường chi phí bình quân biến đổi (AVC).
D. Đường doanh thu biên.
-
Câu 7:
Trong cân bằng cạnh tranh dài hạn hầu hết các công ty sẽ:
A. Ra khỏi ngành kinh doanh.
B. Mở rộng sản xuất.
C. Chỉ tạo ra lợi nhuận thông thường.
D. Không kiếm được ngay cả lợi nhuận thông thường.
-
Câu 8:
Trong một thị trường cạnh tranh, ta có:
A. Đường cung dài hạn có khuynh hướng co dãn hơn đường cung ngắn hạn.
B. Đường cung ngắn hạn có khuynh hướng co dãn hơn đường cung dài hạn.
C. Độ co dãn của đường cung dài hạn và ngắn hạn có khuynh hướng bằng nhau.
D. Không có mối quan hệ gì giữa co dãn dài hạn và co dãn ngắn hạn.
-
Câu 9:
Nếu chi phí biên lớn hơn doanh thu biên thì:
A. Độc quyền sẽ tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.
B. Độc quyền sẽ tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.
C. Độc quyền đang tối đa hóa lợi nhuận.
D. Chưa thể nói gì về lợi nhuận.
-
Câu 10:
Giả sử chi phí biên, do đó đường cung về gạo là P = 0,5Q + 1 và đường cầu về gạo là Qd = 20 – 4P. Nếu có một hãng độc quyền trên thị trường này, giá và sản lượng được sản xuất sẽ là:
A. P = 11/3; Q = 16/3.
B. P = 11/3; Q = 4.
C. P = 3; Q = 4.
D. P = 4; Q = 4
-
Câu 11:
Làm quyết định chiến lược đóng vai trò quan trọng nhất trong:
A. Thị trường cạnh tranh.
B. Thị trường cạnh tranh độc quyền.
C. Thị trường độc quyền nhóm.
D. Thị trường độc quyền.
-
Câu 12:
Thế nan giải của người tù là một trò chơi nổi tiếng, trong đó:
A. Hợp tác đòi hỏi có chi phí.
B. Hành động độc lập đòi hỏi chi phí.
C. Các công ty luôn lừa lọc.
D. Các công ty không bao giờ lừa lọc
-
Câu 13:
Cầu về sản phẩm đầu ra của công ty càng co dãn thì:
A. Cầu về nhân tố của công ty càng co dãn.
B. Cầu về nhân tố của công ty càng kém co dãn.
C. Co dãn của cầu sản phẩm và cầu nhân tố của công ty không có quan hệ với nhau.
D. Co dãn của cầu có thể làm cho co dãn của cầu dẫn xuất cao hơn hoặc thấp hơn.
-
Câu 14:
Thị trường độc quyền mua định nghĩa là:
A. Một thị trường chỉ có một người bán duy nhất và một người mua lao động duy nhất.
B. Thị trường chỉ có một người bán lao động duy nhất.
C. Thị trường chỉ có một người mua lao động duy nhất.
D. Một thị trường chỉ có một người bán và hai người mua.
-
Câu 15:
Thuật ngữ “tiền lương hiệu quả” muốn nói đến:
A. Việc trả lương bằng với doanh thu sản phẩm biên (MRP).
B. Trả lương theo số sản phẩm đã sản xuất.
C. Sử dụng hệ thống tiền thưởng vào lương để đối lập với tiền lương bằng một ượng tiền cố định.
D. Tiền lương cao hơn mức doanh thu sản phẩm biên.
-
Câu 16:
Điều nào dưới đây không phải là lý do cho sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường?
A. Quyền sở hữu không công bằng.
B. Ngoại tác (hay ngoại ứng).
C. Những vấn đề về thông tin.
D. Nhu cầu có những quy tắc cố định.
-
Câu 17:
Lý thuyết kinh tế cho chúng ta thấy rằng:
A. Trợ cấp cho các nông trại là một chính sách tồi tệ.
B. Trợ cấp cho các nông trại có cả lợi ích và chi phí.
C. Trợ cấp cho các nông trại để tạo ra năng suất cao trong nông nghiệp.
D. Trợ cấp cho các nông trại làm tổn hại đến các chủ nông trại.
-
Câu 18:
Với hai đường chi phí biên điển hình trong đó chi phí biên xã hội (MSC) luôn lớn hơn chi phí biên tư nhân (MPC) ở mọi mức sản lượng. Với một đường cầu dốc xuống đã cho và trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, thị trường hàng hóa này sẽ:
A. Có quá nhiều sản phẩm được sản xuất.
B. Có quá ít sản phẩm được sản xuất.
C. Mức sản lượng sản xuất là tối ưu.
D. Không có câu trả lời chính xác.
-
Câu 19:
Phạm vi tác động của thuế là nói đến:
A. Ai là người thực sự chịu gánh nặng của thuế.
B. Ai trả thuế cho Chính phủ.
C. Mức độ lũy tiến của một sắc thuế.
D. Mức độ công bằng theo chiều dọc của một sắc thuế.
-
Câu 20:
Điều nào dưới đây không phải là một ví dụ về khoản chuyển giao trợ cấp của Chính phủ cho các cá nhân:
A. Tiền lương công chức của Chính phủ.
B. Lợi ích từ bảo hiểm thất nghiệp.
C. Những khoản tín dụng thuế nuôi trẻ em dưới tuổi đi học.
D. Giảm học phí cho học sinh miền núi và hải đảo.
-
Câu 21:
Kinh tế học nghiên cứu:
A. Việc kinh doanh tạo ra lợi nhuận như thế nào?
B. Chính phủ kiểm soát nền kinh tế và các hộ gia đình kiếm thu nhập như thế nào?
C. Xã hội sử dụng những nguồn lực khan hiếm để thoãn mãn những nhu cầu vô hạn của mình như thế nào?
D. Sự phân bổ thu nhập giữa các khu vực khác nhau của nền kinh tế
-
Câu 22:
Chi phí cơ hội của việc lực chọn hàng hóa X có thể được định nghĩa như là:
A. Lựa chọn X là lựa chọn rẻ nhất.
B. Lựa chọn có giá trị cao nhất thay cho việc có được X.
C. Giá phải trả để có được X.
D. Lựa chọn được định giá cao nhất thay cho việc có được X.
-
Câu 23:
Điều nào trong những phát biểu sau đây là đúng:
A. Kinh tế học vi mô nghiên cứu ứng xử của người tiêu dùng, kinh tế hôc vĩ mô nghiên cứu ứng xử xủa nhà sản xuất.
B. Kinh tế học vi mô nghiên cứu ứng xử của nhà sản xuất, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu ứng xử của người tiêu dùng.
C. Kinh tế hôc vi mô nghiên cứu ứng xử của cá nhân, hộ gia đình, các hãng trong khi nền kinh tế học vĩ mô nghiên cứu tổng thể quốc gia.
D. Kinh tế học vi mô nghiên cứu về lạm phát và chi phí cơ hội còn kinh tế học vĩ mô nghiên cứu thất nghiệp và chi phí chìm.
-
Câu 24:
Phát biểu nào dưới đây về sự hoạt động của một nền kinh tế là sai? Mỗi nền kinh tế có một cơ chế để xác định:
A. Phải sản xuất cái gì?
B. Làm thế nào để thỏa mãn được tất cả các mong muốn của những công dân của mình?
C. Phải sản xuất như thế nào?
D. Các hàng hóa, dịch vụ được phân phối như thế nào cho các công dân?
-
Câu 25:
Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết:
A. Số lượng tối đa các hàng hóa, dịch vụ có thể được sản xuất với những nguồn nhân lực và kỹ thuật cho trước.
B. Những kết hợp có thể có về các hàng hóa, dịch vụ được yêu cầu ở những mức giá thay đổi.
C. Số lượng tối đa các nguồn lực có thể có được khi các mức tiền lương thay đổi.
D. Những kết hợp có thể có về các hàng hóa, dịch vụ ở các mức giá thay đổi.