1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hà đang cân nhắc việc mua quần áo. Một chiếc áo sơ mi có giá 100.000 đồng, và một áo sơ mi bán kèm với một áo ngắn 2 dây có gái là 135.000 đồng. Chênh lệch 35.000 đồng là:
A. Chi phí cơ hội của bộ áo sơ mi và áo hai dây
B. Chi phí cận biên của áo hai dây
C. Chi phí cận biên của áo sơ mi và áo hai dây
D. Không câu nào đúng
-
Câu 2:
Cầu của một cá nhân về hàng hóa hoặc dịch vụ:
A. Cho thấy số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà cá nhân đó sẽ mua ở mỗi mức giá
B. Cho thấy các hàng hóa hoặc dịch vụ khác sẽ bị thay thế
C. Cho thấy giá cân bằng của thị trường
D. Không câu nào đúng
-
Câu 3:
Nếu biết các đường cầu cá nhân có thể tìm ra đường cầu thị trường bằng cách:
A. Cộng các lượng cầu của các cá nhân ở mỗi mức giá lại với nhau
B. Cộng tất cả các mức giá lại với nhau
C. Lấy giá trị trung bình của tất cả các mức giá
D. Lấy giá trị trung bình của các lượng cầu ở mỗi mức giá
-
Câu 4:
Dọc theo một đường cầu cá nhân, khi giá tăng thì lượng cầu sẽ giảm vì:
A. Cá nhân này thay thế hàng hóa này bằng các hàng hóa hoặc dịch vụ khác
B. Một số cá nhân rời bỏ thị trường
C. Một số cá nhân gia nhập thị trường
D. A và B
-
Câu 5:
Dọc theo một đường cung thị trường, khi giá tăng thì lượng cung sẽ tăng vì:
A. Ở các mức giá cao hơn nhiều hãng muốn gia nhập thị trường hơn
B. Mỗi hãng trong thị trường sẵn sàng xuất nhiều hơn
C. Ở các mức giá cao hơn nhiều hãng thay thế hàng hóa này bằng các hàng hóa khác
D. A và B đúng
-
Câu 6:
Nếu giá thị trường thấp hơn mức cân bằng thì:
A. Các hãng sẽ muốn giảm giá
B. Những người tiêu dùng sẽ muốn tăng giá
C. Có thiếu hụt
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Nếu giá thị trường cao hơn mức cân bằng thì:
A. Có cầu vượt cung
B. Có cung vượt cầu
C. Các hãng sẽ không thể bán hết số lượng muốn bán
D. B và C
-
Câu 8:
Nếu giá của một đầu vào giảm thì:
A. Đường cầu dịch chuyển sang phải
B. Đường cung dịch chuyển sang trái
C. Đường cung dịch chuyển sang phải
D. Đường cầu dịch chuyển sang trái
-
Câu 9:
Giả sử rằng giá giảm 10% và lượng cầu tăng 20%. Độ co giãn của cầu theo giá là:
A. 0
B. 0,5
C. 2
D. Không câu nào đúng
-
Câu 10:
Giả sử rằng độ co giãn của cầu theo giá là 1,5. Nếu giá giảm thì tổng doanh thu sẽ:
A. Giữ nguyên
B. Giảm
C. Tăng
D. Tăng gấp tôi
-
Câu 11:
Nếu đường cung là đường thẳng đứng thì:
A. Độ co giãn của cung theo giá bằng 0
B. Cung không co giãn
C. Độ co giãn của cung theo giá bằng 1
D. Cung co giãn
-
Câu 12:
Thay đổi của cung trong dài hạn lớn hơn sự thay đổi của cung trong ngắn hạn vì:
A. Trong dài hạn số lượng máy móc thiết bị và nhà xưởng có thể điều chỉnh được
B. Trong dài hạn các hãng mới có thể gia nhập ngành và các hãng đang ở trong ngành có thể rời bỏ ngành
C. Trong dài hạn người tiêu dùng có thể tìm ra các sản phẩm thay thế
D. A và B
-
Câu 13:
Lý do nào trong các lý do sau không gây ra dư thừa hoặc thiếu hụt:
A. Thuế
B. Giá cứng nhắc
C. Trần giá
D. Không câu nào đúng
-
Câu 14:
Giả sử cầu hoàn toàn không co giãn, đường cung dịch chuyển sang trái thì:
A. Giá sẽ tăng, lượng sẽ giảm
B. Giá sẽ tăng nhưng lượng vẫn giữ nguyên
C. Cả giá và lượng đều giữ nguyên
D. Lượng sẽ tăng nhưng giá vẫn giữ nguyên
-
Câu 15:
Giả sử cung co giãn hoàn toàn, đường cầu dịch chuyển sang phải thì:
A. Giá sẽ tăng nhưng lượng vẫn giữ nguyên
B. Lượng sẽ tăng nhưng giá vẫn giữ nguyên
C. Giá và lượng cân bằng sẽ tăng
D. Giá sẽ tăng, lượng sẽ giảm
-
Câu 16:
Lợi ích cận biên của hàng hóa cho thấy:
A. Tính hữu ích của hàng hóa là có hạn
B. Mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị bổ sung
C. Hàng hóa khan hiếm
D. Không câu nào đúng
-
Câu 17:
Lợi ích cận biên giảm dần có nghĩa là:
A. Tính hữu ích của hàng hóa là có hạn
B. Độ dốc của đường ngân sách là giá tương đối
C. Hàng hóa khan hiếm
D. Mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị bổ sung giảm dần khi hàng hóa đó được tiêu dùng nhiều hơn
-
Câu 18:
Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, đường ngân sách của họ sẽ:
A. Quay, và có độ dốc nhỏ hơn
B. Quay, và có độ dốc lớn hơn
C. Dịch chuyển song song lên bên phải so với đường ngân sách ban đầu
D. Dịch chuyển song song vào trong so với đường ngân sách ban đầu
-
Câu 19:
Giá trị hao mòn của nhà máy và các trang thiết bị trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ được gọi là:
A. Khấu hao
B. Đầu tư
C. Hàng hóa trung gian
D. Tổng sản phẩm quốc dân ròng
-
Câu 20:
Tổng sản phẩm quốc nội có thể được đo lường bằng tổng của giá trị:
A. Đầu tư, tiền lương, lợi nhuận, và hàng hóa trung gian
B. Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, hàng hóa trung gian, thanh toán chuyển khoản và địa tô
C. Tiêu dùng, thanh toán chuyển khoản, tiền lương và lợi nhuận
D. Tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng
-
Câu 21:
Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá thị trường của:
A. Hàng hóa trung gian
B. Hàng hóa và dịch vụ thông thường
C. Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
D. Hàng hóa và dịch vụ thấp
-
Câu 22:
GDP danh nghĩa trong năm 2000 lớn hơn GDP danh nghĩa trong năm 1999, thì sản lượng phải:
A. Tăng
B. Không đổi
C. Tăng hoặc giảm bởi vì chúng ta không đủ thông tin để xác định xem điều gì đã xảy ra đối với sản lượng thực tế
D. Giảm
-
Câu 23:
Tiền lương thực tế của người lao động phụ thuộc trực tiếp vào:
A. Tiền lương danh nghĩa
B. Thuế thu nhập
C. Mức giá
D. Cả A và C
-
Câu 24:
Khi giá cả tăng lên, tiền lương thực tế có xu hướng:
A. Giảm và cầu lao động tăng
B. Giảm và đường cầu lao động dịch chuyển sang trái
C. Tăng và đường cầu lao động dịch chuyển sang phải
D. Cả A và C đúng
-
Câu 25:
Số đơn vị sản phẩm do một đơn vị đầu vào mới thuê thêm tạo ra là:
A. Sản phẩm cận biên của doanh nghiệp
B. Doanh thu cận biên của doanh nghiệp
C. Doanh thu cận biên của lao động
D. Năng suất cận biên của lao động