1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giá của hàng hóa X giảm, ảnh hưởng thu nhập (nếu có) của sự thay đổi giá này:
A. Sẽ thường làm cho số hàng hóa X được mua tăng lên
B. Sẽ thường làm cho số hàng hóa X được mua giảm xuống
C. Có thể làm cho số hàng hóa X được mua tăng hoặc giảm, không có kết quả “thường”
D. Theo định nghĩa không làm tăng hoặc giảm số lượng hàng hóa X mua
-
Câu 2:
Giả sử rằng hai hàng hóa A và B là bổ sung hoàn hảo cho nhau trong tiêu dùng và giá của hàng hóa B tăng cao do cung giảm. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Lượng cầu hàng hóa A sẽ có xu hướng tăng
B. Giá của hàng hóa A sẽ có xu hướng giảm
C. Cả giá và lượng cầu hàng hóa A sẽ có xu hướng tăng
D. Giá của hàng hóa A sẽ có xu hướng tăng lượng cầu hàng hóa A sẽ có xu hướng giảm
-
Câu 3:
Một người tiêu dùng có 20$ một tuần để chi tiêu theo ý mình vào hàng hóa A và B. Giá của các hàng hóa này, các số lượng mà người đó mua và sự đánh giá của người đó về ích lợi thực hiện được từ các số lượng đó được cho bên dưới. Để tối đa hóa sự thỏa mãn người tiêu dùng này phải (giả định có thể mua những số lẻ của A và B):
A. Mua ít A hơn, nhiều B hơn
B. Mua số lượng A và B bằng nhau
C. Mua nhiều A hơn, ít B hơn
D. Mua nhiều A hơn nữa, số lượng B như cũ
-
Câu 4:
Để ở vị trí cân bằng (nghĩa là tối đa hóa sự thỏa mãn) người tiêu dùng phải:
A. Làm cho ích lợi cận biên của đơn vị mua cuối cùng của các hàng hóa bằng nhau
B. Đảm bảo rằng giá của các hàng hóa tỷ lệ với tổng ích lợi của chúng
C. Phân bổ thu nhập sao cho đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa này đem lại phần ích lợi tăng thêm bằng đồng chi tiêu cuối cùng vào hàng hóa kia
D. Đảm bảo rằng giá của hàng hóa bằng ích lợi cận biện của tiền
-
Câu 5:
Ảnh hưởng thu nhập được mô tả là:
A. Ảnh hưởng do thay đổi thu nhập danh nghĩa đến cầu về một hàng hóa không liên quan đến sự thay đổi của giá
B. Ảnh hưởng do thay đổi trong thu nhập thực tế gây ra đối với cầu về một hàng hóa
C. Thay đổi trong sở thích của người tiêu dùng do ảnh hưởng của phân phối thu nhập
D. Ảnh hưởng do thay đổi giá thị trường gây ra đối với cầu về một hàng hóa
-
Câu 6:
Ở cân bằng tỷ lệ ích lợi cận biên/giá của hàng hóa thiết yếu so với của hàng hóa xa xỉ có xu hướng:
A. Tăng khi giá của hàng hóa thiết yếu tăng
B. Giảm khi giá của hàng hóa xa xỉ giảm
C. Tăng khi thu nhập tăng
D. Giảm khi thu nhập giảm
-
Câu 7:
Trong hình tăng thu nhập sẽ làm dịch chuyển tiêu dùng từ:
A. E đến G
B. E đến E’
C. G đến E’
D. F đến E’
-
Câu 8:
Các đường bàng quan của người tiêu dùng bị ảnh hưởng của tất cả các yếu tố sau trừ:
A. Thu nhập
B. Quy mô gia đình
C. Những người tiêu dùng khác
D. Không yếu tố nào
-
Câu 9:
Như biểu thị trong hình, đường ngân sách chuyển từ AC đến BC biểu thị:
A. Thu nhập giảm
B. Giá của hàng hóa 2 tăng
C. Giá của hàng hóa 1 tăng
D. Giá của hàng hóa 2 giảm
-
Câu 10:
Nếu hai hàng hóa, chẳng hạn chè và cà phê, có thể là thay thế hoàn hảo cho nhau, thì mối quan hệ giá – lượng của chúng có thể mô tả như hình:
A. a
B. b
C. c
D. d
-
Câu 11:
Ở hình nếu người tiêu dùng đang ở điểm A, với đường ngân sách và các đường bàng quan đã cho, thì phải:
A. Chuyển đến điểm B
B. Mua ít hàng hóa 1 và nhiều hàng hóa 2 hơn nữa
C. Mua ít hàng hóa 1 và ít hàng hóa 2 hơn nữa
D. Giữ nguyên ở A
-
Câu 12:
Điều kiện cân bằng đối với người tiêu dùng là:
A. Đường ngân sách là tiếp tuyến của đường bàng quang
B. Chi tiêu vào các hàng hóa bằng nhau
C. Ích lợi cận biên của mỗi hàng hóa bằng giá của nó
D. Ích lợi cận biên của các hàng hóa bằng nhau
-
Câu 13:
Mục đích của phân tích bàng quan là:
A. Để chứng minh quy luật ích lợi cận biên giảm dần
B. Để tìm ra lý thuyết người tiêu dùng mà không đòi hỏi đo lợi ích tuyết tuyệt đối
C. Để chứng minh rằng đường cầu về tất cả các hàng hóa đều dốc xuống
D. Để mô tả các hiện tượng thị trường
-
Câu 14:
Theo phân tích bàng quan về hành vi của người tiêu dùng, câu nào sau đây không đúng?
A. Mỗi điểm trên đường ngân sách biểu thị một kết hợp hàng hóa khác nhau
B. Tất cả các điểm trên đường bàng quan biểu thị cùng một mức thỏa mãn
C. Tất cả các điểm trên đường ngân sách biểu thị cùng một mức thỏa mãn
D. Độ cong của đường bàng quan biểu thị: càng tiêu dùng nhiều hàng hóa X thì một cá nhân sẵn sàng thay thế một số lượng càng nhiều hàng hóa X để đạt thêm một lượng Y và vẫn có mức độ thỏa mãn như cũ
-
Câu 15:
Các đường bàng quan thường lồi so với gốc tọa độ vì:
A. Quy luật ích lợi cận biên giảm dần
B. Quy luật hiệu suất giảm dần
C. Những hạn chế của nền kinh tế trong việc cung cấp những số lượng ngày càng tăng các hàng hóa đang xem xét
D. Sự không ổn định của nhu cầu của cá nhân một người
-
Câu 16:
Thay đổi giá các hàng hóa và thu nhập cùng một tỷ lệ sẽ:
A. Làm cho số lượng cân bằng không đổi
B. Làm thay đổi cả giá và lượng cân bằng
C. Làm thay đổi tất cả các giá cân bằng nhưng lượng cân bằng không thay đổi
D. Làm thay đổi tất cả các lượng cân bằng nhưng giá cân bằng không thay đổi
-
Câu 17:
Ràng buộc ngân sách chỉ ra rằng lượng chi tiêu vào hàng hóa dịch vụ không thể vượt thu nhập
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Độ dốc của ràng buộc ngân sách biểu thị sự đánh đổi giữa hai hàng hóa
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Thu nhập xác định độ dốc của ràng buộc ngân sách
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Lượng tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho cà phê gọi là ích lợi cận biên của cà phê
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Sản phẩm cận biên của một yếu tố sản xuất là:
A. Chi phí của việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
B. Sản phẩm bổ sung được tạo ra từ việc thuê thêm một đơn vị yếu tố sản xuất
C. Chi phí cần thiết để thuê thêm một đơn vị yếu tố sản xuất
D. Sản lượng chia cho số yếu tố sử dụng trong quá trình sản xuất
-
Câu 22:
Nếu hàm sản xuất biểu thị hiệu suất tăng theo quy mô thì:
A. Sản phẩm cận biên của yếu tố sản xuất tăng cùng với số lượng sản phẩm sản xuất ra
B. Chi phí cận biên tăng cùng với sản lượng
C. Năng suất cao hơn
D. Hàm sản xuất dốc xuống
-
Câu 23:
Các yếu tố sản xuất cố định là:
A. Các yếu tố không thể di chuyển được
B. Các yếu tố có thể mua chỉ ở một con số cố định
C. Các yếu tố có thể mua chỉ ở giá cố định
D. Các yếu tố không phụ thuộc vào mức sản lượng
-
Câu 24:
Chi phí cố định:
A. Là các chi phí gắn với các yếu tố cố định
B. Không thay đổi theo mức sản lượng
C. Bao gồm những thanh toán trả cho một số yếu tố khả biến
D. A và B
-
Câu 25:
Mối quan hệ giữa sản phẩm cận biên của lao động và chi phí cận biên của sản phẩm là:
A. Chi phí cận biên là nghịch đảo của sản phẩm cận biên
B. Chi phí cận biên bằng lương chia cho sản phẩm cận biên
C. Chi phí cận biên dốc xuống khi sản phẩm cận biên dốc xuống
D. Chi phí cận biên không đổi nhưng sản phẩm cận biên thì tuân theo hiệu suất giảm dần