1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Sự điều chỉnh của người tiêu dùng trước sự thay đổi giá tương đối gọi là:
A. Hiệu ứng của cải.
B. Hiệu ứng thay thế.
C. Hiệu ứng thu nhập.
D. Hiệu ứng thích nghi.
-
Câu 2:
Tiến bộ kỹ thuật sẽ làm dịch chuyển:
A. Cầu lên trên và sang phải.
B. Đường giới hạn khả năng sản xuất về phía gốc tọa độ.
C. Đường cung sang phải và tách khỏi trục tung.
D. Đường cung lên trên và sang trái.
-
Câu 3:
Giá thị trường dưới mức cân bằng có khuynh hướng tạo ra:
A. Dư thừa hàng hóa.
B. Suy giảm trong chi phí nhân tố.
C. Thị trường của người mua.
D. Thiếu hụt hàng hóa.
-
Câu 4:
Nếu cả cung và cầu về một loại hàng hóa tăng, khi đó:
A. Giá sẽ tăng.
B. Số lượng sẽ tăng
C. Lợi nhuận của các doanh nghiệp cạnh tranh sẽ tăng.
D. Phúc lợi của xã hội sẽ tăng.
-
Câu 5:
Giá sàn sẽ dẫn đến những điều dưới đây, ngoại trừ:
A. Hình thành kho dự trữ của Chính phủ.
B. Chơ đen và tham nhũng.
C. Khan hiếm hàng hóa.
D. Phi hiệu quả kinh tế.
-
Câu 6:
Co dãn theo giá của cầu có khuynh hướng hướng hơn:
A. Đối với hàng thiết yếu hơn so với hàng xa xỉ.
B. Khi những nhà sản xuất sẵn có những hàng hóa để lựa chọn sản xuất.
C. Khi chi phí cơ hội để sản xuất cao hơn.
D. Số người sử dụng hàng hóa đó lớn hơn.
-
Câu 7:
Cắt giảm cung một lượng hàng hóa sẽ có khuynh hướng làm tăng:
A. Cầu về một hàng hóa bổ sung.
B. Cầu đối với chính hàng hóa đó.
C. Doanh thu của ngành nếu cầu của nó là co dãn theo giá.
D. Cầu về một hàng hóa thay thế.
-
Câu 8:
Cạnh tranh mới khiến cho giá một hàng hóa giảm từ 650USD xuống còn 350USD. Trong khi lượng bán tăng từ 70.000 sản phẩm lên 210.000 sản phẩm hàng năm. Vậy, mức độ co dãn theo giá của cầu vào khoảng:
A. 3,333
B. 1,667
C. 0,333
D. 0,600
-
Câu 9:
Giả sử việc tăng thu nhập của người tiêu dùng từ 160USD/tháng lên 170USD/tháng khiến cho tiêu dùng về hàng hóa A giảm từ 10 đvsp xuống còn 7 đvsp. Co dãn theo thu nhập của cầu sẽ vào khoảng:
A. -10
B. -5
C. -6
D. 5
-
Câu 10:
Thặng dư của người tiêu dùng là:
A. Phần chênh lệch giữa MU trên mức giá đơn vị hàng cuối cùng được mua.
B. Tổng mức MU của tất cả các hàng hóa được mua.
C. Tổng mức chênh lệch giữa MU trên mức giá mỗi một hàng hóa được mua.
D. Mức chênh lệch giữa MU và tổng độ thỏa dụng.
-
Câu 11:
Khi giá của một hàng hóa giảm:
A. Hiệu ứng thay thế luôn làm tăng mua và hiệu ứng thu nhập luon làm tăng mua.
B. Hiệu ứng thay thế luôn làm tăng mua và hiệu ứng thu nhập luôn làm giảm mua.
C. Nếu hàng hóa là hàng thứ cấp, hiệu ứng thu nhập làm tăng mua.
D. Nếu hàng hóa là hàng thứ cấp, hiệu ứng thay thế làm giảm mua.
-
Câu 12:
Đường cầu thị trường có thể nhận được bằng cách:
A. Cộng các đường tổng độ thỏa dụng của các cá nhân.
B. Cộng các mức giá trả bởi mỗi cá nhân.
C. Cộng theo chiều thẳng đứng của các đường cầu cá nhân.
D. Cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.
-
Câu 13:
Nói đường cầu về một hàng hóa là nói đến:
A. Những số lượng được mua khác nhau khi giá của một hàng hóa thay đổi theo thời gian.
B. Những số lượng được mua khác nhau ở những mức giá tỉa thuyết khác nhau trong cùng một thời điểm.
C. Mức giá thấp nhất mà người ta có thể chấp nhận để bán những số lượng khác nhau về một hàng hóa ở cùng một thời điểm.
D. Những kết hợp số lượng – giá khác nhau khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi theo thời gian.
-
Câu 14:
Nếu một đầu vào tăng khi tất cả các đầu vào khác không đổi sẽ dẫn đến:
A. Sản phẩm trung bình trên mỗi đơn vị đầu vào biến đổi đó thoạt đầu giảm sau đó tăng.
B. Sản phẩm trung bình nói chung là không đổi.
C. Sản phẩm biên rốt cuộc sẽ giảm.
D. Sản phẩm biên nói chung là không đổi.
-
Câu 15:
Đường chi phí trung bình có dạng điển hình là:
A. Nằm ngang.
B. Tăng theo tỷ lệ không đổi.
C. Giảm, tiệm cận nhưng không bao giờ tời trục hoành.
D. Hình chữ U
-
Câu 16:
Trong dài hạn, ta có:
A. Tất cả các chi phí là chi phí cố định.
B. Tất cả các chi phí là chi phí biến đổi.
C. Tỷ lệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi luôn ổn định.
D. Các chi phí hầu hết giảm khi sản lượng tăng.
-
Câu 17:
Nếu một công ty quyết định tăng giá, có thể nó sẽ phải:
A. Hạ thấp mức sản lượng bán ra.
B. Hạ thấp mức tiền lương.
C. Nâng mức sản lượng bán ra.
D. Nâng mức tiền lương.
-
Câu 18:
Khi chi phí biên vượt quá doanh thu biên, một công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải:
A. Tăng sản lượng.
B. Giảm sản lượng.
C. Thuê thêm công nhân.
D. Quyết định về sự an toàn thay cho tối đa hối lợi nhuận.
-
Câu 19:
Nếu doanh thu phụ thêm khi có một hoạt động mới lớn hơn chi phí phụ thêm, nhưng thấp hơn chi phí trung bình của công ty, công ty muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải:
A. Tiến hành hoạt động đó.
B. Khước từ tiến hành hoạt động đó.
C. Tiến hành hoạt động đó nếu doanh thu biên đang tăng lên.
D. Tiến hành hoạt động đó nếu chi phí trung bình đang tăng lên.
-
Câu 20:
Vì có nhiều công ty trong ngành cạnh tranh hoàn hảo nên:
A. Đường chi phí biên nằm ngang.
B. Doanh thu biên bằng với doanh thu trung bình.
C. Doanh thu biên bằng với chi phí biên.
D. Chi phí biên bằng giá.
-
Câu 21:
Trong ngắn hạn, một công ty cạnh tranh sẽ đạt mức sản lượng tại điểm:
A. Giá bằng với chi phí trung bình.
B. Chi phí biên bằng với chi phí trung bình.
C. Tổng doanh thu ở mức tối đa.
D. Chi phí biên bằng giá.
-
Câu 22:
Thị trường độc quyền tự nhiên có:
A. Tính kinh tế thoe quy mô trong sản xuất.
B. Giấy phép độc quyền về sản phẩm.
C. Giấy phép của Chính phủ.
D. Loại bỏ được sự kiểm soát về một loại đầu vào tối quan trọng.
-
Câu 23:
Nhà độc quyền là người:
A. Chấp nhận giá
B. Đặt mức giá và sản lượng ở bất kỳ mức nào nó muốn.
C. Phải tính đến chiến lược của những nhà cạnh tranh tiềm năng.
D. Có doanh thu biên dưới mức giá.
-
Câu 24:
Một lý lẽ dễ được chấp nhận về thuận lợi (in favor of) của nhà độc quyền là:
A. Làm tăng số người ra quyết định trong xã hội.
B. Tạo ra một sự khuyến khích đối với nghiên cứu và phát triển.
C. Làm hài hòa trong việc phân phối thu nhập cá nhân.
D. Dẫn đến mức sản lượng hiệu quả, ở đó giá bằng với chi phí biên.
-
Câu 25:
Một sự phân biết đối xử về giá để tối đa lợi nhuận là:
A. Đặt mức chi phí trung bình bằng nhau trong mỗi thị trường.
B. Đặt khối lượng bán bằng nhau trong mỗi thị trường.
C. Đặt giá tỷ lệ với chi phí biên trong mỗi thị trường.
D. Đặt doanh thu biên bằng nhau trong mỗi thị trường.