1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Giả sử cả thuế và chi tiêu chính phủ đều giảm cùng một lượng. Khi đó:
A. Cả thu nhập quốc dân và cán cân ngân sách đều không thay đổi
B. Cả tiêu dùng và chi tiêu chính phủ sẽ giảm cùng một lượng như nhau
C. Cán cân ngân sách sẽ không đổi, nhưng thu nhập quốc dân sẽ giảm
D. Thu nhập quốc dân sẽ không thay đổi
-
Câu 2:
Khi tính thu nhập quốc dân (NI) hoặc GNP thì việc cộng hai khoản nào dưới đây là không đúng:
A. Chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư
B. Chi tiêu cho tiêu dùng và tiết kiệm
C. Lợi nhuận của công ty và lãi xuất do công ty trả
D. Đáp án A và C
-
Câu 3:
Yếu tố nào sau đây sẽ làm đường cầu lao động dịch chuyển sang bên phải:
A. Khối lượng tư bản trong nền kinh tế giảm
B. Khối lượng tư bản trong nền kinh tế tăng
C. Giá cả tăng nhanh hơn tiền lương danh nghĩa
D. A và B đúng
-
Câu 4:
Nếu tổng mức thu nhập (Y) không thay đổi, thu nhập có thể sử dụng (YD) tăng khi:
A. Thuế tiêu thụ đặc biệt giảm
B. Tiết kiệm tăng
C. Thuế thu nhập giảm
D. Tiêu dùng tăng
-
Câu 5:
Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ suy thoái do cú sốc cầu, chúng ta có thể dự tính:
A. Lạm phát sẽ giảm, trong khi thất nghiệp sẽ tăng
B. Lạm phát sẽ tăng, trong khi thất nghiệp sẽ giảm
C. Lạm phát sẽ giảm, trong khi sản lượng sẽ tăng
D. Không phải những câu trên
-
Câu 6:
Toàn dụng nhân công không có nghĩa là không có thất nghiệp bởi vì:
A. Sự dao động theo chu kỳ kinh doanh là không thể tránh khỏi
B. Do kỳ vọng khkoong thực tế về tiền lương
C. Có những lao động không muốn làm việc
D. Cần phải có thời gian để tìm việc và không có sự ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu lao động
-
Câu 7:
Nếu tiết kiệm là một khoản rút ra khỏi vòng chu chuyển, thì khoản nào sau đây là bơm vào tương ứng với nó?
A. Chi tiêu cho đầu tư
B. Chi tiêu cho đầu tư, mua hàng hóa và cihj vụ của chính phủ
C. Chi tiêu cho đầu tư, mua hàng hóa và cihj vụ của chính phủ và trợ cấp thất nghiệp
D. Trợ cấp thất nghiệp
-
Câu 8:
Hoạt động nào sau đây có thể làm tăng GDP:
A. Một gia đình bán ngôi nhà của mình
B. Người mẹ đưa con đến nhà trẻ chứ không để ở nhà cho bà trông nữa
C. Người lái xe tắc xi đưa vợ ra sân bay
D. Nhà máy công cụ mua thép của hãng sản xuất thép
-
Câu 9:
Giảm phát xảy ra khi:
A. Mức giá trung bình giảm
B. Khi giá cả của một mặt hàng quan trọng trên thị trường giảm đáng kể
C. Tỷ lệ lạm phát giảm
D. Mức giá trung bình ổn định
-
Câu 10:
Nếu tỷ lệ lạm phát lớn hơn lãi suất danh nghĩa, thì lãi suất thực tế sẽ:
A. Không âm
B. Bằng 0
C. Nhỏ hơn 0
D. Không trường hợp nào đúng
-
Câu 11:
GDP danh nghĩa của Việt Nam là 270 nghìn tỷ đồng vào năm 1995 và 290 nghìn tỷ đồng vào năm 1996. Sự gia tăng này có thể có nguyên nhân ở:
A. Lạm phát
B. Biện pháp cắt giảm nhập khẩu
C. Sự gia tăng mức mua hàng của chính phủ
D. Tất cả các yếu tố nêu ở đây
-
Câu 12:
GDP thực tế của năm hiện tại lớn hơn GDP danh nghĩa của năm trước:
A. Khi giá hiện hành lớn hơn giá cố định
B. Khi cả sản lượng và giá cố định đều tăng.
C. Khi giá cố định lớn hơn giá hiện hành
D. Khi sản lượng năm hiện tại lớn hơn sản lượng năm trước
-
Câu 13:
Tổng sản phẩm trong nước bằng tổng sản phẩm quốc gia:
A. Khi đầu tư nước ngoài vào nước ta lớn hơn đầu tư của nước ta ra nước ngoài
B. Khi thu nhập chuyển nhượng ròng bằng 0
C. Khi FDI = ODA
D. Khi khấu hao bằng 0b
-
Câu 14:
Lý thuyết ưu thích thanh khoản về lãi suất của Keynes cho rằng lãi suất được quyết định bởi:
A. Cung và cầu vốn
B. Cung và cầu về lao động
C. Cung và cầu về tiền
D. Tổng cung và tổng cầu
-
Câu 15:
Khi cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất còn trục hoành là lượng tiền, một sự gia tăng trong lãi suất:
A. Làm giảm lượng cầu tiền
B. Làm tăng lượng cầu tiền
C. Làm giảm cầu tiền
D. Không câu nào đúng trong những câu trên
-
Câu 16:
Trong nền kinh tế giản đơn và nền kinh tế đóng:
A. Tổng sản phẩm quốc dân nhỏ hơn tổng sản phẩm trong nước
B. Tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm trong nước không có quan hệ gì với nhau
C. Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm trong nước
D. Tổng sản phẩm quốc dân lớn hơn tổng sản phẩm trong nước
-
Câu 17:
Khi cung tiền và cầu tiền được biểu diễn bằng một đồ thị với trục tung là lãi suất và trục hoành là lượng tiền, sự tăng lên của mức giá:
A. Dịch chuyển đường cầu tiền sang phải và làm tăng lãi suất
B. Dịch chuyển đương cầu tiền sang phải và giảm lãi suất
C. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và giảm lãi suất
D. Dịch chuyển đường cầu tiền sang trái và tăng lãi suất
-
Câu 18:
Trong nền kinh tế giản đơn:
A. Nhu cầu tiết kiệm luôn luôn bằng nhu cầu đầu tư
B. Tiết kiệm luôn luôn bằng đầu tư
C. Xuất khẩu luôn luôn bằng nhập khẩu
D. Chi tiêu của chính phủ luôn luôn bằng thuế của chính phủ
-
Câu 19:
Nguyên nhân quan trọng nhất cho sự dốc xuống của đường tổng cầu là:
A. Hiệu ứng thu nhập
B. Hiệu ứng lãi suất
C. Hiệu ứng tỷ giá hối đoái
D. Không câu nào đúng
-
Câu 20:
Tác động dài hạn của sự tăng cung tiền là:
A. Làm tăng lãi suất
B. Làm giảm mức giá
C. Làm tăng mức giá
D. Làm giảm lãi suất
-
Câu 21:
Theo phương pháp giá trị gia tăng GDP bằng:
A. Tổng thu nhập gia tăng của các nhân tố sản xuất trong nước
B. Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trừ khấu hao
C. Tổng chi phí tăng thêm phát sinh từ việc sử dụng các nhân tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai và năng lực kinh doanh
D. Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành trong nền kinh tế
-
Câu 22:
Tác động ban đầu của việc tăng chi phí tiêu chính phủ là làm dịch chuyển:
A. Tổng cầu sang phải
B. Tổng cầu sang trái
C. Tổng cung sang phải
D. Tổng cung sang trái
-
Câu 23:
Nhu cầu đầu tư:
A. Chỉ phụ thuộc vào nhận định của nhà đầu tư về nhu cầu trong tương lai
B. Phụ thuộc vào kỳ vọng và lãi suất đi vay của nhà đầu tư
C. Phụ thuộc vào thu nhập của nền kinh tế
D. Phụ thuộc vào quy mô tiết kiệm của hộ gia đình và chính phủ
-
Câu 24:
Nhu cầu đầu tư:
A. Chỉ phụ thuộc vào nhận định của nhà đầu tư về nhu cầu trong tương lai
B. Phụ thuộc vào kỳ vọng và lãi suất đi vay của nhà đầu tư
C. Phụ thuộc vào thu nhập của nền kinh tế
D. Phụ thuộc vào quy mô tiết kiệm của hộ gia đình và chính phủ