1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Yếu tố nào gây ra sự vận động dọc theo đường cầu về rau của thị trường:
A. Chi phí sản xuất rau giảm dần đến giá rau giảm
B. Người ta khuyến cáo rằng những người trồng rau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách
C. Các nhà khoa học khuyên nên ăn nhiều rau để giảm các bệnh về tim mạch
D. Phong trào ăn chay đang phát triển
-
Câu 2:
Yếu tố nào gây ra sự vận động dọc theo đường cung về vải của thị trường nội địa (yếu tố khác không đổi):
A. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho ác nhà đầu tư sản xuất vải
B. Người tiêu dùng trong nước thích dùng vải nội địa hơn trước đây
C. Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa làm cho vải nhập khẩu vào thị trường trong nước tăng
D. Công nghệ dệt được cải tiến
-
Câu 3:
Cung cấp thị trường về dầu ăn đều tăng thì:
A. Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm
B. Lượng cân bằng tăng giá cân bằng có thể tăng, hoặc giảm, hoặc không đổi
C. Cả giá và lượng cân bằng đều giảm
D. Cả giá và lượng cân bằng đều tăng
-
Câu 4:
Cung cầu thị trường về gạo đều giảm thì:
A. Cả giá và lượng cân bằng đều giảm
B. Giá cân bằng tăng, lượng cân bằng giảm
C. Lượng cân bằng tăng giá cân bằng có thể tăng, hoặc giảm, hoặc không đổi
D. Cả giá và lượng cân bằng đều tăng
-
Câu 5:
Cung thị trường về thực phẩm đông lạnh tăng, cầu thị trường về thực phẩm đông lạnh giảm thì:
A. Giá và sản lượng thực phẩm đông lạnh đều giảm
B. Giá thực phẩm đông lạnh giảm, lượng thực phẩm đông lạnh có thể tăng, giảm hoặc không thay đổi
C. Giá thực phẩm đông lạnh tăng
D. Giá và sản lượng thực phẩm đông lạnh đều tăng
-
Câu 6:
Khi giá tăng 1%, tổng cầu tăng 1% thì cầu là:
A. Hoàn toàn không co giãn
B. Không co giãn hoặc ít co giãn
C. Co giãn
D. Co giãn đơn vị
-
Câu 7:
Nếu cầu không co giãn, hoặc ít co giãn, muốn tăng tổng doanh thu thì phải:
A. Giảm giá
B. Tăng giá
C. Không có cách nào
D. Không câu nào đúng
-
Câu 8:
Đối với hàng hóa bình thường (hàng hóa cao cấp), khi thu nhập tăng cầu sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Không câu nào đúng
-
Câu 9:
Co giãn cầu theo giá chéo mang dấu dương thì 2 hàng hóa đang xét là:
A. Thay thế
B. Bổ sung
C. Không xác định được
D. Không câu nào đúng
-
Câu 10:
Co giãn cầu theo giá chéo mang dấu âm thì 2 hàng hóa đang xét là:
A. Bổ sung
B. Thay thế
C. Không câu nào đúng
D. Không xác định được
-
Câu 11:
Người tiêu dùng tối đa hóa mức thỏa mãn sẽ chọn:
A. Hàng hóa nào có ích lợi cận biên trên một đồng chi tiêu lớn hơn
B. Hàng hóa nào giá thấp hơn
C. Hàng hóa nào có ích lợi cận biên trên một đồng chi tiêu nhỏ hơn
D. Hàng hóa nào có ích lợi cận biên lớn hơn
-
Câu 12:
Người tiêu dùng tối đa hóa mức thỏa mãn sẽ đạt điểm tiêu dùng tối ưu khi:
A. Ích lợi cận biên của các hàng hóa bằng nhau
B. Ích lợi cận biên của đơn vị cuối cùng của các hàng hóa bằng nhau
C. Ích lợi cận biên trên một đồng chi tiêu của đơn vị hàng hóa cuối cùng bằng nhau
D. Ích lợi cận biên trên một đồng chi tiêu của các hàng hóa bằng nhau
-
Câu 13:
Đường chi phí nào trong các đường chi phí sau không có hình chữ U:
A. Đường MC
B. Đường AFC
C. Đường ATC
D. Đường AVC
-
Câu 14:
Hãng cạnh tranh hoàn hảo sẽ đóng cửa sản xuất khi:
A. Giá thấp hơn chi phí cận biên tối thiểu
B. Giá thấp hơn chi phí trung bình tối thiểu
C. Giá thấp hơn chi phí biến đổi trung bình tối thiểu
D. Không câu nào đúng
-
Câu 15:
Hãng cạnh tranh hòa hảo vẫn tiếp tục sản xuất khi bị lỗ chừng nào mà:
A. Tổng doanh thu vẫn còn bù đắp được tổng chi phí biến đổi
B. Tổng doanh thu vẫn còn bù đắp được tổng chi phí cận biên
C. Tổng doanh thu vẫn còn bù đắp được tổng chi phí cố định
D. Không câu nào đúng
-
Câu 16:
Câu nào trong các câu sau là đúng:
A. Mục đích của hãng độc quyền là đặt mức giá cao nhất
B. Hãng độc quyền có thể bị lỗ
C. Mục đích của hãng độc quyền là sản xuất mức sản lượng cao nhất
D. Hãng độc quyền không thể bị lỗ
-
Câu 17:
Để tối đa hóa lợi nhuận độc quyền:
A. Luôn bán sản phẩm của mình ở điểm co giãn đơn vị của đường cầu
B. Luôn bán sản phẩm của mình ở miền co giãn của đường cầu
C. Luôn bán sản phẩm của mình ở miền không co giãn của đường cầu
D. Không câu nào đúng
-
Câu 18:
Câu nào trong các câu sau là đúng:
A. Đường doanh thu cận biên của nhà độc quyền trùng với đường giá
B. Đường cung của nhà độc quyền là đường chi phí cận biên phần nằm trên AVCmin
C. Trong độc quyền không có đường cung
D. Đường doanh thu cận biên của nhà độc quyền nằm trên đường giá
-
Câu 19:
Muốn tối đa hóa doanh thu, nhà độc quyền phải bán:
A. Số lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng không
B. Số lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
C. Càng nhiều càng tốt
D. Số lượng mà tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí trung bình
-
Câu 20:
Câu nào trong các câu sau là đúng?
A. Ngành độc quyền tạo ra lợi ích ròng lớn hơn
B. Ngành độc quyền không có sức mạnh thị trường
C. Ngành độc quyền sản xuất lượng cao hơn và đặt giá thấp hơn ngành cạnh tranh
D. Ngành độc quyền sản xuất lượng thấp hơn và đặt giá cao hơn ngành cạnh tranh
-
Câu 21:
Thuế trên đơn vị sản phẩm đánh vào nhà sản xuất độc quyền sẽ làm cho:
A. Sản lượng giảm, giá tăng, lợi nhuận giảm
B. Sản lượng tăng, giá giảm, lợi nhuận tăng
C. Sản lượng giảm, giá tăng, lợi nhuận giữ nguyên
D. Sản lượng giữ quyên nhưng giá giảm vì thế lợi nhuận giảm
-
Câu 22:
Trong các nhận định sau, nhận định nào sai:
A. Độc quyền không mang lại lợi ích gì cho xã hội
B. Độc quyền đem lại lợi ích cho xã hội và lợi nhuận độc quyền cao giúp nó thể chi nhiều cho nghiên cứu và phát triển
C. Độc quyền không gây thiệt hại cho người tiêu dùng vì nó sản xuât ít và bán giá cao
D. Độc quyền vẫn có thể bị lỗ
-
Câu 23:
Trong độc quyền tập đoàn, giá cứng nhắc vì:
A. Các hãng không cạnh tranh với nhau bằng giá
B. Các hãng tin rằng mình gặp đường cầu gẫy ở mức giá hiện hành
C. Các hãng tin rằng nếu mình tăng giá các đối thủ sẽ không tăng theo, nhưng nếu mình giảm giá thì các đối thủ sẽ giảm theo
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 24:
Trong dài hạn hãng cạnh tranh độc quyền thu được lợi nhuận bằng không vì:
A. Hãng phải giảm sản lượng vì có sự cạnh tranh phân chia thị phần
B. Việc gi nhập thị trường là tương đối dễ nên khi các hãng ở trong ngành thu được lợi nhuận kinh tế dương thì sẽ có hãng mới gia nhập ngành
C. Hãng phải giảm giá để duy trì thị phần
D. Không câu nào đúng
-
Câu 25:
Câu nào trong các câu sau là đúng:
A. Đặt trần giá không làm thay đổi phúc lợi xã hội vì thặng dư tiêu dùng tăng và thặng dư sản xuất giảm
B. Đặt trần giá làm tăng phúc lợi xã hội vì người tiêu dùng được mua với giá thấp hơn làm cho thặng dư tiêu dùng tăng
C. Đặt trần giá làm giảm phúc lợi của xã hội vì các nhà sản xuất giảm sản lượng, làm cho thặng dư sản xuất giảm, thặng dư tiêu dùng có thể tăng nhưng tổng thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng giảm so với thị trường tự do
D. Không câu nào đúng