1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nếu D là đường thẳng dốc xuống thì
A. MR bắt đầu ở cùng một điểm với đường cầu và là đường dốc xuống nhưng với độ dốc lớn hơn gấp đôi
B. MR cao hơn P
C. MR dương
D. MR không đổi
-
Câu 2:
Sản lượng của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn là số lượng có:
A. MC bằng MR bằng P
B. AVC bằng P
C. Tối thiểu hóa ATC
D. ATC bằng P
-
Câu 3:
Nếu đường cầu của hãng là đường nằm ngang thì doanh thu cận biên của hãng:
A. Nhỏ hơn giá của sản phẩm
B. Bằng giá của sản phẩm
C. Lớn hơn giá của sản phẩm
D. Lớn hơn, bằng, hoặc nhỏ hơn giá của sản phẩm phụ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể
-
Câu 4:
Câu nào sau đây mô tả một hãng ở điểm cận biên tối đa hóa lợi nhuận của nó?
A. Doanh thu cận biên luôn luôn bằng doanh thu trung bình
B. Độ dốc của đường tổng lợi nhuận bằng 1
C. Độ dốc của đường tổng doanh thu và đường tổng chi phí bằng nhau
D. Cầu lớn hơn cung
-
Câu 5:
Trong tình huống cạnh tranh không hoàn hảo mối quan hệ giữa giá thị trường và doanh thu cận biên của hãng là:
A. P nhỏ hơn MR ở tất cả hay hầu hết các mức sản lượng
B. P lớn hơn MR ở hầu hết các mức sản lượng
C. P bằng MR ở tất cả các mức sản lượng
D. P hoặc nhỏ hơn MR ở những mức sản lượng cụ thể hoặc bằng MR
-
Câu 6:
Trong ngắn hạn hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận (hoặc tối thiểu hóa thua lỗ) phải đảm bảo:
A. Tổng chi phí trung bình cao hơn chi phí cận biên
B. Doanh thu trung bình cao hơn tổng chi phí trung bình
C. Tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí
D. Giá cao hơn chi phí biến đổi trung bình
-
Câu 7:
Nếu nhà độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận thì nó phải làm điều gì sau đây?
A. Tối đa hóa lợi nhuận đơn vị
B. Chọn mức sản lượng nào có chi phí trung bình tối thiểu
C. Chọn mức sản lượng nào có chi phí cố định trung bình tối thiểu
D. Không câu nào đúng
-
Câu 8:
Nếu một hãng cạnh tranh không hoàn hảo hiện đang sản xuất ở điểm mà doanh thu trung bình cao hơn chi phí cận biên thì ban quản lý phải áp dụng chính sách nào trong các chính sách sau để tối đa hóa lợi nhuận
A. Thu hẹp sản lượng và tăng giá
B. Thu hẹp sản lượng và giữ nguyên giá
C. Mở rộng sản lượng và giữ giá không đổi
D. Không nhất thiết phải làm một điều nào trong các điều trê vì có thể nó đang tối đa hóa lợi nhuận
-
Câu 9:
Để tối đa hóa lợi nhuận (hoặc tối thiểu hóa thua lỗ) hãng phải đảm bảo sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó:
A. Doanh thu cận biên giảm nhanh hơn chi phí cận biên
B. Chi phí trung bình đang tăng
C. Chi phí cận biên đang giảm
D. Doanh thu cận biên đang tăng
-
Câu 10:
Một nhà độc quyền thấy rằng, ở mức sản lượng hiện thời, doanh thu cận biên bằng 4$ và chi phí cận biên bằng 3,2$, điều nào trong các điều sau sẽ tối đa hóa được lợi nhuận?
A. Giữ giá và sản lượng không đổi
B. Tăng giá và giữ sản lượng không đổi
C. Giảm giá và tăng sản lượng
D. Giảm giá và tăng sản lượng
-
Câu 11:
Nếu có các điều kiện cầu đang làm cho hãng không thể thu được lợi nhuận ở bất kỳ mức sản lượng nào thì cách sách ngắn hạn tốt nhất mà hãng nên thực hiện là gì?
A. Đóng cửa
B. Tiếp tục sản xuất nếu có một mức sản lượng nào đó mà hãng có thể bù đắp được chi phí cố định của mình
C. Tiếp tục sản xuất nếu có một mức sản lượng nào đó mà hãng có thể bù đắp được chi phí biến đổi của mình
D. Loại bỏ quy tắc doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
-
Câu 12:
Trong một tình huống độc quyền bán thuần túy
A. Giá sản phẩm và sản lượng phải bằng trong cạnh tranh thuần túy
B. Giá sản phẩm và sản lượng phải cao hơn trong cạnh tranh thuần túy
C. Giá sản phẩm và sản lượng phải thấp hơn trong cạnh tranh thuần túy
D. Giá sản phẩm thông thường là cao hơn và sản lượng thấp hơn trong cạnh tranh thuần túy
-
Câu 13:
Nguyên nhân nào sau đây làm cho cạnh tranh hoàn hảo tạo ra sự phân bổ tài nguyên hiệu quả hơn độc quyền?
A. Các hãng trong cạnh tranh hoàn hảo cố gắng tối thiểu hóa chi phí trong khi các độc quyền cố gắng tối đa hóa lợi nhuận
B. Các hãng trong cạnh tranh hoàn hảo cố gắng tối đa hóa sản lượng trong khi các độc quyền cố gắng tối đa hóa lợi nhuận
C. Các hãng trong cạnh tranh hoàn hảo cố gắng tối đặt giá thấp hơn trong khi các độc quyền cố gắng đặt giá cao hơn
D. Một hãng trong cạnh tranh hoàn hảo không kiểm soát được giá thị trường của sản phẩm của mình trong khi độc quyền có thể được lợi từ việc tạo ra sự khác nhau giữa P và MC
-
Câu 14:
Nếu đường cầu mà một hãng cạnh tranh không hoàn hảo gặp là P: ($) 5, 4, 3, 2, 1 và q: 8, 12, 17, 22, 27 thì lượng doanh thu bổ sung do giá giảm đi 1$ là:
A. 3, 8, 12 ($)
B. 3, 8, 12, -7 ($)
C. 8, 12, -7, -17 ($)
D. 8, 3, -7, -17 ($)
-
Câu 15:
Đường cầu mà một hãng cạnh tranh không hoàn hảo gặp là P: 5, 4, 3, 2, 1 ($), và q: 8, 12, 17, 22, 27. Nếu hãng không thể sản xuất ở mức sản lượng bất kỳ nào khác thì giá và sản lượng tối đa hóa doanh thu là:
A. P bằng 5, q bằng 8
B. P bằng 4, q bằng 12
C. P bằng 3, q bằng 17
D. P bằng 2, q bằng 22
-
Câu 16:
Đường cầu mà một hãng cạnh tranh không hoàn hảo gặp là P: 5, 4, 3, 2, 1 ($), và q: 8, 12, 17, 22, 27, và MC không đổi ở 4,5$. Nếu hãng không thể sản xuất ở mức sản lượng bất kỳ nào khác thì giá và sản lượng tối đa hóa lợi nhuận là:
A. P bằng 5, q bằng 8
B. P bằng 4, q bằng 12
C. P bằng 3, q bằng 17
D. P bằng 2, q bằng 22
-
Câu 17:
Độc quyền tập đoàn có nghĩa là:
A. Một người bán
B. Hai người bán
C. Một số người bán
D. Độc quyền tự nhiên bị điều tiết
-
Câu 18:
Đặc điểm nào sau đây là của độc quyền bán tập đoàn?
A. Một thị trường mở vì lợi ích tốt nhất của người tiêu dùng
B. Một tình huống thị trường trong đó không có cạnh tranh
C. Một tình huống thị trường trong đó chỉ có một người bán
D. Một tình huống thị trường trong đó có một số người bán cạnh tranh với nhau
-
Câu 19:
Trong cạnh tranh hoàn hải đường cầu mà hãng gặp là một đường dốc xuống
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Trong cạnh tranh độc quyền đường cầu mà hãng gặp là một đường dốc xuống
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Khi hãng gặp đường cầu dốc xuống thì doanh thu cận biên nhỏ hơn giá
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Doanh thu cận biên nhỏ hơn giá bán vì giá phải giảm để sản lượng tăng
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Ngành có một người bán là độc quyền bán
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Đường cầu mà nhà độc quyền gặp cũng là đường cầu của ngành
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 25:
Trong độc quyền bán giá cao hơn chi phí cận biên
A. Đúng
B. Sai