1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hàm số cầu thị trường của một sản phẩm có dạng: P = - Q/4 + 280, từ mức giá P = 200 nếu giá thị trường giảm xuống thì tổng chi tiêu của ngưởi tiêu thụ sẽ
A. Không thay đổi
B. Tăng lên
C. Giảm xuống
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 2:
Trong lý thuyết trò chơi, khi một trong các doanh nghiệp độc quyền nhóm tham gia thị trường, âm thầm gia tăng sản lượng để đạt lợi nhuận cao hơn sẽ dẫn đến
A. Các doanh nghiệp khác sẽ gia tăng sản lượng
B. Giá sản phẩm sẽ giảm
C. Lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ giảm
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
-
Câu 3:
Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền, cạnh tranh với nhau bằng việc:
A. Bán ra sản phẩm hoàn toàn không có sản phẩm khác thay thế được
B. Bán ra các sản phẩm có thể thay thế nhau một cách hoàn toàn
C. Bán ra các sản phẩm riêng biệt, nhưng có thể thay thế nhau
D. Cả ba câu đều sai
-
Câu 4:
Doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ sản xuất tại sản lượng
A. AC=MC
B. P=MC
C. MR=MC
D. AR=MC
-
Câu 5:
Đặc điểm cơ bản của ngành cạnh tranh độc quyền là:
A. Có nhiều doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có thể dễ thay thế cho nhau
B. Mỗi doanh nghiệp chỉ có khả năng hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình
C. Cả hai câu đều sai
D. Cả hai câu đều đúng
-
Câu 6:
Đường tiêu dùng theo giá là tập hợp các phương án tiêu dùng tối ưu giữa hai sản phẩm khi:
A. Thu nhập và giá sản phẩm đều thay đổi
B. Chỉ có giá 1 sản phẩm thay đổi
C. Chỉ có thu nhập thay đổi
D. Các câu trên đều sai
-
Câu 7:
Tìm câu sai trong các câu dưới đây:
A. Đường đẳng ích (đường cong bàng quan) thể hiện các phối hợp khác nhau về 2 loại hàng hoá cùng mang lại một mức thoả mãn cho người tiêu dùng
B. Các đường đẳng ích thường lồi về phía gốc O
C. Đường đẳng ích luôn có độ dốc bằng tỷ giá của 2 hàng hoá
D. Tỷ lệ thay thế biên thể hiện sự đánh đổi giữa 2 sản phẩm sao cho tổng mức thoả mãn không đổi
-
Câu 8:
Trong giới hạn ngân sách và sở thích, để tối đa hóa hữu dụng người tiêu thụ mua số lượng sản phẩm theo nguyên tắc:
A. Ưu tiên mua các sản phẩm có mức giá rẽ hơn.
B. Hữu dụng biên của các sản phẩm phải bằng nhau.
C. Hữu dụng biên trên mỗi đơn vị tiền của các sản phẩm phải bằng nhau.
D. Số tiền chi tiêu cho các sản phẩm phải bằng nhau.
-
Câu 9:
Đường đẳng ích biểu thị tất cả những phối hợp tiêu dùng giữa hai loại sản phẩm mà người tiêu dùng:
A. Đạt được mức hữu dụng tăng dần
B. Đạt được mức hữu dụng giảm dần
C. Sử dụng hết số tiền mà mình có
D. Đạt được mức hữu dụng như nhau
-
Câu 10:
Trên hệ trục 2 chiều thông thường, số lượng mặt hàng X biểu diễn ở trục hoành, số lượng mặt hàng Y biểu diễn ở trục tung. Khi thu nhập thay đổi, các yếu tố khác không đổi, đường thu nhập-tiêu dùng là một đường dốc lên, ta có thể kết luận gì về hai hàng hoá này đối với người tiêu dùng:
A. X và Y đều là hàng hoá cấp thấp.
B. X và Y đều là hàng hoá thông thường.
C. X là hàng hoá cấp thấp, Y là hàng hoá thông thường.
D. X là hàng hoá thông thường, Y là hàng hoá cấp thấp
-
Câu 11:
Điều kiện cân bằng dài hạn của một thị trường cạnh tranh hoàn toàn:
A. SAC min = LAC min
B. LMC = SMC = MR = P
C. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp là quy mô sản xuất tối ưu
D. Các câu trên đều đúng
-
Câu 12:
Kinh tế học vi mô tiếp cận với những nghiên cứu kinh tế dưới góc độ
A. Toàn bộ nền kinh tế.
B. Chính phủ.
C. Sự hoạt động của các thị trường riêng rẻ.
D. Thị trường chứng khoán.
-
Câu 13:
Nếu một hàng hóa có được mà không phải hi sinh việc sản xuất hoặc tiêu dùng bất cứ gì khác thì:
A. Chi phí cơ hội của nó bằng 0
B. Nền kinh tế này là một nền kinh tế chỉ huy.
C. Tất cả các nhân tố sản xuất đã được phân bố hiệu quả.
D. Nền kinh tế ở trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó.
-
Câu 14:
Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cầu cho biết:
A. Giá hàng hóa tăng thì lượng cầu giảm
B. Giá hàng hóa tăng thì lượng cung giảm.
C. Giá và lượng cầu có mối quan hệ thuận chiều.
D. Giá hàng hóa tăng thì lượng cầu tăng.
-
Câu 15:
Yếu tố nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường cầu rượu vang sang phải?
A. Thu nhập tăng.
B. Giảm giá rượu sâm banh (hàng hóa thay thế)
C. Giảm giá rượu vang.
D. Tăng giá bắp rang bơ (hàng hóa bổ sung).
-
Câu 16:
Đường cầu dốc xuống về phía phải, phản ánh:
A. Khi thu nhập tăng thì lượng cầu sẽ tăng
B. Luật cung
C. Luật cầu
D. Lợi thế so sánh.
-
Câu 17:
Khi giá thịt bò tăng sẽ gây ra
A. Tăng cầu thịt gà (hàng hóa thay thế)
B. Tăng lượng cầu về thịt bò
C. Giảm lượng cầu về thịt bò
D. Câu a và c đúng
-
Câu 18:
Thu nhập tăng sẽ gây ra
A. Tăng cầu về bánh rán nếu bánh rán là hàng hóa cấp thấp.
B. Tăng cầu về bánh rán nếu bánh rán là hàng hóa thông thường
C. Tăng cung về bánh rán.
D. Giảm cung về bánh rán.
-
Câu 19:
Nếu giá hàng hóa A tăng làm cho cầu hàng hóa B dịch sang phải thì:
A. A và B là hai hàng hóa thay thế trong tiêu dùng.
B. A và B là hai hàng hóa bổ sung trong tiêu dùng.
C. B là hàng hóa cấp thấp.
D. B là hàng hóa thông thường.
-
Câu 20:
Yếu tố nào sau đây gây ra sự vận động dọc theo đường cầu?
A. Thu nhập.
B. Giá hàng hóa liên quan.
C. Giá của hàng hóa đang xem xét.
D. Thị hiếu.
-
Câu 21:
Với giả định các yếu tố khác không thay đổi, luật cung cho biết:
A. Giá dầu giảm làm lượng cung về dầu giảm.
B. Giá dầu tăng làm lượng cung về dầu giảm.
C. Cung dầu tăng làm giá dầu giảm.
D. Chi phí sản xuất dầu giảm sẽ làm cung dầu tăng.
-
Câu 22:
Thiếu hụt thị trường có nghĩa là:
A. Cầu tăng thì giá tăng.
B. Lượng cầu lớn hơn lượng cung.
C. Lượng cung lớn hơn lượng cầu.
D. Lượng cầu nhỏ hơn lượng cân bằng.
-
Câu 23:
Dư thừa thị trường:
A. Tồn tại nếu giá cao hơn giá cân bằng.
B. Là chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cung.
C. Là chênh lệch giữa lượng cầu và lượng cân bằng.
D. Là chênh lệch giữa lượng cung và lượng cân bằng.
-
Câu 24:
Kinh tế học nghiên cứu làm như thế nào để:
A. Các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để thỏa mãn những nhu cầu vô hạn.
B. Chúng ta chọn lựa được việc sử dụng các nguồn lực vô hạn.
C. Các nguồn lực vô hạn được sử dụng để thỏa mãn những nhu cầu có hạn.
D. Một xã hội không phải lựa chọn.