1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thặng dư tiêu dùng là gì?
A. Nằm dưới đường cung và trên giá cả
B. Nằm dưới đường cầu và trên giá cả
C. Nắm trên đường cung và dưới giá cả
D. Nằm dưới đường cầu và trên đường cung
-
Câu 2:
Nếu sẵn sàng thanh toán của người mua một chiếc Honda mới là 20.000 đôla và anh ta có thể mua nó với giá 18.0000 đôla, thì thặng dư tiêu dùng của anh ta là:
A. 0 đôla
B. 38.000 đôla
C. 2.000 đôla
D. 20.000 đôla
-
Câu 3:
Giả sử có ba chiếc bình giống hệt nhau cho mọi người mua. Người mua thứ nhất sẵn sàng thanh toán 30 đôla cho một chiếc, người mua thứ 2 sẵn sàng thanh toán 25 đôla cho một chiếc và người thứ 3 sẵn sàng thanh toán 20 đôla cho một chiếc. Nếu giá của nó bằng 25 đôla, thì có bao nhiêu chiếc bình được bán và giá trị thặng dư tiêu dùng trên thị trường là bao nhiêu?
A. Một chiếc bình được bán và thặng dư tiêu dùng là 30 đôla
B. Ba chiếc bình được bán và thặng dư tiêu dùng là 0 đôla
C. Một chiếc bình được bán và thặng dư tiêu dùng là 5 đôla
D. Hai chiếc bình được bán và thặng dư tiêu dùng là 5 đôla
-
Câu 4:
Thặng dư sản xuất là phần diện tích:
A. Nắm trên đường cung và dưới giá cả
B. Nằm dưới đường cầu và trên đường cung
C. Nằm dưới đường cung và trên giá cả
D. Nằm trên đường cầu và dưới giá cả
-
Câu 5:
Tổng thặng dư là phần diện tích:
A. Nằm dưới đường cung và trên giá cả
B. Nằm trên đường cầu và dưới giá cả
C. Nằm dưới đường cầu và trên đường cung
D. Nằm dưới đường cầu và trên giá cả
-
Câu 6:
Ngoại hiện là gì?
A. Lợi ích đối với người mua trên một thị trường
B. Khoản đền bù trả cho nhà tư vấn của doanh nghiệp
C. Tác động không được đền bù gây ra bởi hành động của một cá nhân đối với phúc lợi của người ngoài cuộc
D. Chi phí đối với người bán trên một thị trường
-
Câu 7:
Ngoại hiện tiêu cực (không được nội hiện hóa) làm cho:
A. Sản lượng cân bằng bằng với sản lượng tối ưu
B. Sản lượng tối ưu lớn hơn sản lượng cân bằng
C. Sản lượng cân bằng lớn hơn hoặc nhỏ hơn sản lượng tối ưu phụ thuộc vào việc liệu ngoại ứng tiêu cực này là trong sản xuất hay trong tiêu dùng
D. Sản lượng cân bằng lớn hơn sản lượng tối ưu
-
Câu 8:
Ảnh hưởng ngoại hiện tích cực làm cho:
A. Sản lượng cân bằng lớn hơn hoặc nhỏ hơn sản lượng tối ưu phụ thuộc vào việc liệu ngoại ứng tiêu cực này là trong sản xuất hay trong tiêu dùng
B. Sản lượng cân bằng lớn hơn sản lượng tối ưu
C. Sản lượng cân bằng bằng với sản lượng tối ưu
D. Sản lượng tối ưu lớn hơn sản lượng cân bằng
-
Câu 9:
Khi một cá nhân mua một chiếc xe hơi trong một khu vực đô thị đông đúc, thì nó sẽ gây ra:
A. Ngoại hiện tiêu cực trong tiêu dùng
B. Ngoại hiện tích cực trong sản xuất
C. Ngoại hiện tích cực trong tiêu dùng
D. Ngoại hiện tiêu cực trong sản xuất
-
Câu 10:
Nếu việc tiêu dùng hàng hóa của một cá nhân nào đó làm giảm khả năng tiêu dùng hàng hóa đó của những cá nhân khác, thì hàng hóa đó được coi là:
A. Có tính cạnh tranh
B. Một nguồn lực chung
C. Một hàng hóa được sản xuất bởi độc quyền tự nhiên
D. Có tính loại trừ
-
Câu 11:
Một hàng hóa công cộng là gì?
A. Có cả tính cạnh tranh và tính loại trừ
B. Không có tính cạnh tranh nhưng có tính loại trừ
C. Có tính cạnh tranh nhưng không có tính loại trừ
D. Không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ
-
Câu 12:
Một hàng hóa tư nhân là gì?
A. Có tính cạnh tranh nhưng không có tính loại trừ
B. Không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ
C. Không có tính cạnh tranh nhưng có tính loại trừ
D. Có cả tính cạnh tranh và tính loại trừ
-
Câu 13:
Lợi nhuận kế toán là gì?
A. Tổng doanh thu trừ đi cả chi phí ẩn và chi phí hiện
B. Tổng doanh thu trừ đi chi phí ẩn
C. Tổng doanh thu trừ đi chi phí hiện
D. Tổng doanh thu trừ đi chi phí cận biên
-
Câu 14:
A và B là hàng hóa bổ sung. Nếu giá của B tăng lên, trong khi giá của A không đổi:
A. Cầu của A tăng lên, cung của A không đổi
B. Cung và cầu của A đều tăng
C. Cung và cầu của A không đổi, chỉ lượng cung và lượng cầu thay đổi
D. Cầu của A giảm xuống, cung của A không đổi
-
Câu 15:
Giá (cân bằng) của sản phẩm điện tử lắp ráp trong nước sẽ giảm khi:
A. Chính phủ áp dụng các biện pháp tích cực để chống buôn lậu
B. Thuế nhập khẩu hàng điện tử tăng lên
C. Cho phép mọi đối tượng vay vốn đầu tư công nghệ cao
D. Thuế nhập khẩu linh kiện và phụ tùng tăng lên
-
Câu 16:
Giá cân bằng của một thị trường sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ tăng khi:
A. Cầu giảm nhiều cung giảm ít hay không đổi
B. Cầu giảm ít, cung tăng nhiều
C. Cầu tăng nhiều cung giảm ít hay không thay đổi
D. Cầu giảm ít, cung tăng nhiều và Cầu tăng ít, cung tăng nhiều
-
Câu 17:
Nếu giá cả giảm xuống bằng không (miễn phí), một người tiêu dùng đang tìm cách cực đại hóa lợi ích sẽ:
A. Tiếp tục tiêu dùng khi độ thỏa dụng còn lớn hơn không (dương)
B. Tiếp tục tiêu dùng khi độ thỏa dụng cận biên còn lớn hơn không (dương)
C. Tiêu dùng tất cả lượng hàng hóa trong tầm tay của họ
D. Xử sự theo đúng luật cầu
-
Câu 18:
Người tiêu dùng sẽ đạt được mức tiêu dùng có lợi nhất khi phân bố hết số ngân sách nhất định cho tất cả các loại hàng hóa sao cho:
A. Tổng độ thỏa dụng đối với mọi hàng hóa là bằng nhau
B. Độ thỏa dụng biên của đơn vị hàng hóa cuối cùng trên mỗi đồng ngân sách chi cho mỗi hàng hóa là bằng nhau
C. Độ thỏa dụng biên của đơn vị hàng hóa cuối cùng của mọi hàng hóa là bằng nhau
D. Tổng độ thỏa dụng trên mỗi đồng ngân sách chi cho các hàng hóa khác nhau là như nhau
-
Câu 19:
Nếu cầu là co giãn về giá thì:
A. Tổng doanh thu của người bán sẽ tăng nếu giảm giá
B. Tổng doanh thu của người bán đạt cực đại
C. Tổng doanh thu của người bán sẽ tăng nếu tăng giá
D. Lợi nhuận của người bán sẽ tăng khi giảm lượng bán
-
Câu 20:
Hệ số co giãn của cầu theo giá càng lớn:
A. Giá thị trường càng thấp
B. Càng có nhiều nguồn hàng hóa thay thế
C. Nguồn hàng bổ sung càng nhiều
D. Sản phẩm càng đặc biệt
-
Câu 21:
Nếu cung là hoàn toàn co giãn, cầu là hoàn toàn không co giãn, khi chính phủ đánh thuế:
A. Người tiêu dùng tự mình quyết định giá sẽ mua
B. Người bán lợi dụng tăng giá cao hơn mức thuế để thu lời
C. Người tiêu dùng và người sản xuất chia nhau thuế phải nộp
D. Người tiêu dùng sẽ chịu toàn bộ thuế
-
Câu 22:
Co giãn chéo của cầu theo giá cho biết:
A. Hai hàng hóa được bán ra bởi cùng một người
B. Hai hàng hóa là co giãn theo thu nhập
C. Hai hàng hóa là thay thế bổ sung cho nhau
D. Không có ý nào nêu trong bài là đúng
-
Câu 23:
Nếu giá cạnh tranh hoàn hảo hạ thấp hơn chi phí bình quân nhưng còn lớn hơn chi phí biến đổi bình quân (ATC>P>AVC) thì doanh nghiệp sẽ:
A. Bị lỗ một phần chi phí biến đổi, vì thế nên đóng cửa
B. Bị lỗ vốn một phần chi phí cố định, nhưng vẫn nên tiếp tục sản xuất
C. Vẫn có lãi, vì thế nên tiếp tục sản xuất
D. Bị lỗ một phần chi phí biến đổi, nhưng vẫn nên tiếp tục sản xuất
-
Câu 24:
Lợi nhuận kinh tế là gì?
A. Tổng doanh thu trừ đi chi phí ẩn và chi phí hiện
B. Tổng doanh thu trừ đi chi phí ẩn
C. Tổng doanh thu trừ đi chi phí hiện
D. Tổng doanh thu trừ đi chi phí cận biên
-
Câu 25:
Khi giá của hàng hóa biểu thị trên trục hoàng giảm, đường ngân sách:
A. Quay, và có độ dốc nhỏ hơn
B. Quay, và có độ dốc lớn hơn
C. Dịch chuyển song song ra ngoài so với đường ngân sách ban đầu
D. Không câu nào đúng