1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Hạn chế tiêu dùng bằng xếp hàng
A. Dẫn đến phân bổ tài nguyên không hiệu quả
B. Phân bổ tài nguyên cho những người trả nhiều tiền nhất
C. Lãng phí thời gian khi sử dụng để xếp hàng
D. A và C
-
Câu 2:
Chi phí cơ hội của việc giữ một khoản tiền là:
A. Lãi suất danh nghĩa
B. Lãi suất thực tế
C. Địa tô có thể kiếm được nếu dùng số tiền đó để mua nhà và cho thuê
D. Lợi nhuận có thể kiếm được nếu dùng số tiền để mua xe máy trước khi nhà nước tăng thuế nhập khẩu
-
Câu 3:
Lợi nhuận của hãng Honda tạo ra tại Việt Nam sẽ được tính vào:
A. GNP của Nhật
B. GDP của Việt Nam
C. Cả GDP của Việt Nam và GNP của Nhật
D. GDP chủ nhật
-
Câu 4:
Đối với hàng hóa bình thường (hàng hóa cao cấp), khi thu nhập tăng cầu sẽ:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Không câu nào đúng
-
Câu 5:
Một khoản thuế t USD/1 đơn vị đất đai được đánh vào chủ đất sẽ __________ số lượng đất được cung và sẽ __________ tiền thuê đất:
A. Giảm, giảm.
B. Giảm, không ảnh hưởng.
C. Không ảnh hưởng, giảm.
D. Không ảnh hưởng, không ảnh hưởng.
-
Câu 6:
Chênh lệch bù trừ vào lương được miêu tả tốt nhất như là:
A. Những khoản trợ cấp của Chính phủ cho các hộ nghèo để nâng cao tiêu chuẩn sống của họ.
B. Chênh lệch về lương do chênh lệch về vốn nhân lực.
C. Chênh lệch về lương do chênh lệch về điều kiện làm việc.
D. Chênh lệch về lương do chênh lệch về năng suất lao động.
-
Câu 7:
Đường cầu của doanh nghiệp trong ngành cạnh tranh độc quyền:
A. Là đường cầu của toàn bộ thị trường
B. Là đường cầu dốc xuống từ trái sang phải
C. Là đường cầu thẳng đứng song song trục giá
D. Là đường cầu nằm ngang song song trục sản lượng
-
Câu 8:
Lý do chủ yếu của vấn đề ” người ăn không” (free riders) nảy sinh là do:
A. Tính không loại trừ.
B. Tính loại trừ.
C. Tính không tranh giành.
D. Tính tranh giành.
-
Câu 9:
Khi giá tăng lượng cung tăng dọc theo đường cung thị trường vì:
A. Ở giá cao hơn nhiều hãng sẵn sàng gia nhập thị trường để sản xuất hàng hóa hơn
B. Mỗi hãng ở trong thị trường sẵn sàng sản xuất nhiều hơn
C. Đường cung thị trường là tổng của tất cả số lượng do cá nhân các hãng sản xuất ra ở mỗi mức giá
D. A và B
-
Câu 10:
Các hàng hóa gây ra ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực phải bị đánh thuế để cho giá phản ánh được nhiều hơn chi phí xã hội
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Đầu tư vào giáo dục là một ví dụ về vốn con người
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Hệ số co dãn theo thu nhập của hàng A là dương và hệ số co dãn chéo giữa hàng A và hàng B là âm. Vậy hàng hóa A là:
A. Hàng thông thường và là hàng thay thế cho hàng B.
B. Hàng thứ cấp và là hàng thay thế cho hàng B.
C. Hàng thông thường và là hàng bổ sung cho hàng B.
D. Hàng thứ cấp và là hàng bổ sung cho hàng B.
-
Câu 13:
Nếu giá của một hàng hóa tăng lên không làm ảnh hưởng đến tổng doanh thu trên thị trường thì cầu sẽ:
A. Co dãn theo giá
B. Không co dãn theo giá
C. Co dãn đơn vị theo giá
D. Tất cả những điều trên
-
Câu 14:
Khi các điều kiện khác không đổi, lãi suất thực tế của Mỹ cao hơn sẽ:
A. Làm giảm đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ vì cư dân Mỹ và người nước ngoài thích đầu tư vào Mỹ hơn
B. Làm giảm đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ vì cư dân Mỹ và người nước ngoài thích đầu tư ở nước ngoài hơn
C. Không điều nào ở trên
D. Làm tăng đầu tư nước ngoài ròng của Mỹ vì cư dân Mỹ và người nước ngoài thích đầu tư vào Mỹ hơn
-
Câu 15:
Điểm khác biệt căn bản giữa mô hình kinh tế hỗn hợp và mô hình kinh tế thị trường là:
A. Nhà nước tham gia quản lí kinh tế.
B. Nhà nước quản lí ngân sách.
C. Nhà nước quản lí các quỷ phúc lợi
D. Các câu trên đều sai.
-
Câu 16:
Sau một năm GDP thực tế từ 500.000 tỷ đồng tăng lên 600.000 tỷ đồng. Tốc độ luân chuyển bình quân của tiền không thay đổi. Để giữ giá ổn định thì phải tăng mức cung tiền:
A. 20%
B. 120%
C. Theo tốc độ tăng GDP danh nghĩa
D. 100.000 tỷ đồng
-
Câu 17:
Giá đĩa CD trên thị trường sẽ tăng lên nếu:
A. Cung tăng.
B. Tiến bộ kỹ thuật.
C. Nhập khẩu bị hạn chế.
D. Khách hàng chuyển sang hàng hóa thay thế là băng (tape).
-
Câu 18:
Nhu cầu đầu tư:
A. Chỉ phụ thuộc vào nhận định của nhà đầu tư về nhu cầu trong tương lai
B. Phụ thuộc vào kỳ vọng và lãi suất đi vay của nhà đầu tư
C. Phụ thuộc vào thu nhập của nền kinh tế
D. Phụ thuộc vào quy mô tiết kiệm của hộ gia đình và chính phủ
-
Câu 19:
Đối với một hàng hóa, nếu chủng loại hàng hóa thay thế càng nhiều và khả năng thay thế càng lớn:
A. Cầu càng co giãn
B. Cung càng co giãn
C. Cầu càng không co giãn
D. Cung càng ít co giãn
-
Câu 20:
Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, lợi nhuận dài hạn có xu hướng tiến tới 0 vì:
A. Sản phẩm không đồng nhất.
B. Quy mô tương đối nhỏ của các công ty.
C. Tự do gia nhập và rời khỏi ngành.
D. Luật chống độc quyền.
-
Câu 21:
Nếu một hãng cung cho toàn bộ thị trường thì cấu trúc thị trường là
A. Cạnh tranh hoàn hảo
B. Độc quyền tập đoàn
C. Độc quyền
D. Cạnh tranh độc quyền
-
Câu 22:
Câu nào trong các câu sau là sai? Giả định rằng đường cung dốc lên:
A. Nếu đường cung dịch chuyển sang trái và đường cầu giữ nguyên giá cân bằng sẽ tăng
B. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và đường cung tăng giá cân bằng sẽ tăng
C. Nếu đường cầu dịch chuyển sang trái và đường cung dịch chuyển sang phải giá cân bằng sẽ giảm
D. Nếu đường cầu dịch chuyển sang phải và đường cung dịch chuyển sang trái giá cân bằng sẽ tăng
-
Câu 23:
Hãng cung mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận khi:
A. Doanh thu cận biên bằng giá
B. Doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
C. Lợi nhuận kinh tế bằng không
D. Lợi nhuận kế toán bằng không
-
Câu 24:
Việc sản xuất ra hàng hóa Z tạo ra ngoại ứng tích cực. Một ngành cạnh tranh hoàn hảo sẽ sản xuất __________ hàng hóa này, một ngành độc quyền sẽ sản xuất __________ hàng hóa này.
A. Quá nhiều, quá nhiều.
B. Quá nhiều, quá ít.
C. Quá ít, quá nhiều.
D. Quá ít, quá ít.
-
Câu 25:
Ví dụ nào sau đây là về sự điều tiết mệnh lệnh và kiểm soát?
A. Trợ cấp cho việc sản xuất những hàng hóa có ảnh hưởng hướng ngoại tích cực
B. Đánh thuế những hàng hóa có ảnh hưởng hướng ngoại tiêu cực
C. Những quy định giới hạn mức ô nhiễm được phép
D. Xác định quyền tài sản cho những người bị thiệt hại từ ô nhiễm môi trường