1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một hàng hóa không phải là hàng hóa Giffen có cầu kém co dãn theo giá, khi giá của nó tăng lên sẽ dẫn đến:
A. Tăng lên trong số lượng được cầu về hàng hóa đó.
B. Giảm trong cầu.
C. Giảm trong tổng doanh thu.
D. Tăng trong tổng doanh thu.
-
Câu 2:
Đường cầu vừa dịch chuyển, điều nào dưới đây không phải là một sự giải thích hợp lý?
A. Giá của một hàng hóa khác đã tăng lên.
B. Giá của một hàng hóa khác đã giảm xuống.
C. Giá của hàng hóa này giảm xuống.
D. Thu nhập của xã hội đã giảm xuống.
-
Câu 3:
Để rút ra đường cầu thị trường từ các đường cầu cá nhân, người ta cần phải làm gì?
A. Cộng theo chiều ngang các đường cầu này.
B. Cộng theo chiều dọc các đường cầu này.
C. Khấu trừ đường cầu này khỏi đường cầu kia.
D. Cộng cả chiều ngang, chiều dọc các đường cầu này.
-
Câu 4:
Trượt dọc theo đường cầu từ trái sang phải chứng tỏ:
A. Cầu tăng lên
B. Số lượng được cầu tăng lên.
C. Số lượng được cung tăng lên.
D. Cung tăng lên.
-
Câu 5:
Nhu cầu về một hàng hóa tăng, bạn kì vọng:
A. Giá giảm và số lượng tăng.
B. Giá tăng và số lượng tăng.
C. Giá giảm và số lượng giảm.
D. Giá tăng và số lượng giảm.
-
Câu 6:
Các phương trình cung và cầu về một loại hàng hóa được cho như sau: QS = -4 + 5P và QD = 18 – 6P. Mức giá và sản lượng cân bằng sẽ là:
A. P = 2, Q = 6.
B. P = 3, Q = 6.
C. P = 14, Q = 66.
D. P = 22, Q = 106.
-
Câu 7:
Cung và cầu về áo mưa được cho như sau: Qs = -50 + 5P và Qd = 100 – 5P. Trời năm nay mưa nhiều khiến cho cầu tăng lên 30 đơn vị. Giá và số lượng cân bằng thị trường là:
A. P = 15, Q = 6.
B. P = 15, Q = 25.
C. P = 18, Q = 66.
D. P = 18, Q = 40.
-
Câu 8:
Nếu có một giá trần hiệu quả:
A. Số lượng được cầu vượt quá số lượng được cung.
B. Số lượng được cung vượt quá số lượng được cầu.
C. Cầu vượt cung.
D. Cung vượt cầu.
-
Câu 9:
Định nghĩa độ co dãn theo giá là:
A. Sự thay đổi trong số lượng trên sự thay đổi giá.
B. Phần tăm thay đổi trong số lượng trên phần trăm thay đổi trong giá.
C. Phần trăm thay đổi trong giá trên phần trăm thay đổi trong số lượng.
D. Sự thay đổi trong giá trên sự thay đổi trong số lượng.
-
Câu 10:
Trên một đường cầu tuyến tính, điểm B năm trên nửa phía trên và điểm A nằm trên nửa phía dưới của đường cầu. Điều nào sau đây là đúng:
A. Điểm B co dãn hơn điểm A.
B. Điểm A co dãn hơn điểm B.
C. Điểm A và B có độ co dãn bằng nhau.
D. Người ta không thể nói gì về độ co dãn khi chưa có thêm thông tin.
-
Câu 11:
Một sự tăng lên đáng kể trong số lượng với giá hầu như không thay đổi, được coi là kết quả của:
A. Cầu co dãn cao và cung dịch phải.
B. Cung rất kém co dãn và cầu dịch phải.
C. Cầu rất kém co dãn và cung dịch phải.
D. Cung co dãn cao và cầu dịch phải.
-
Câu 12:
Một sự suy giảm đáng kể trong giá với số lượng hầu như không thay đổi, được coi là kết quả của:
A. Cầu co dãn cao và cung dịch phải.
B. Cung rất kém co dãn và cầu dịch phải.
C. Cầu rất kém co dãn và cung dịch phải.
D. Cung co dãn cao và cầu dịch phải.
-
Câu 13:
Tổng độ thỏa dụng của chiếc bánh Pizza thứ nhất là 30 thì:
A. Tổng độ thỏa dụng lớn hơn độ thỏa dụng biên.
B. Tổng độ thỏa dụng nhỏ hơn độ thỏa dụng biên.
C. Tổng độ thỏa dụng bằng độ thỏa dụng biên.
D. Chưa có đủ thông tin để tính được độ thỏa dụng biên.
-
Câu 14:
Nguyên lý về sự lựa chọn hợp lý phát biểu rằng, bạn sẽ lựa chọn việc sử dụng thu nhập tăng thêm của mình để cho:
A. Tổng độ thỏa dụng trên mỗi đồng là lớn nhất.
B. Độ thỏa dụng biên trên mỗi đồng là nhỏ nhất.
C. Độ thỏa dụng trung bình trên mỗi đồng là lớn nhất.
D. Tổng độ thỏa dụng trên mỗi đồng là nhỏ nhất.
-
Câu 15:
Giá của A là 2 USD, của B là 2 USD. Độ thỏa dụng biên nhận được từ A là 40, và từ B là 60. Bạn phải:
A. Tiêu dùng hàng hóa A nhiều hơn và hàng hóa B ít hơn.
B. Tiêu dùng hàng hóa B nhiều hơn và hàng hóa A ít hơn.
C. Tiêu dùng một số lượng bằng nhau cả hai hàng hóa.
D. Nhận ra mình không đủ thông tin để giải đáp.
-
Câu 16:
Giá trị tuyệt đối của độ dốc của một đường bàng quan điển hình với rau ở trục tung và thịt ở trục hoành, được tính bằng:
A. Độ thỏa dụng biên của rau chia cho độ thỏa dụng biên của thịt.
B. Độ thỏa dụng biên của thịt chia cho độ thỏa dụng biên của rau.
C. Độ thỏa dụng biên của rau nhân với độ thỏa dụng biên của thịt.
D. Độ thỏa dụng biên của rau chia cho giá của nó.
-
Câu 17:
Trong ngắn hạn, một công ty sẽ:
A. Có nhiều lựa chọn hơn trong dài hạn.
B. Có ít lựa chọn hơn trong dài hạn.
C. Có cùng số lựa chọn như trong dài hạn.
D. Không có quan hệ giữa số lựa chọn trong dài và ngắn hạn
-
Câu 18:
Khi tất cả các đầu vào thay đổi theo cùng tỷ lệ, công ty nhận thấy rằng: khi nó tăng số công nhân lên 1, tổng sản lượng tăng lên 4. Vậy công ty có thể kết luận rằng:
A. Sản phẩm biên của công nhân là 4.
B. Sản phẩm trung bình của công nhân là 4.
C. Quy luật sản phẩm biên giảm dần đang phát huy tác dụng.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 19:
Tổng chi phí cố định của công ty là 100, tổng chi phí biến đổi là 200 và chi phí cố định bình quân là 20. Vậy tổng chi phí của công ty là:
A. 100
B. 200
C. 300
D. 320
-
Câu 20:
Một công ty đang sản xuất ở mức sản lượng là 24 và có tổng chi phí là 260. Chi phí biên của công ty là:
A. 10,83
B. 8,75
C. 260
D. Chưa thể xác định được.
-
Câu 21:
Khi chi phí biên ở điểm cực tiểu trong ngắn hạn thì ta có:
A. Sản phẩm biên của công nhân ở mức tối đa hóa.
B. Sản phẩm biên của công nhân đang tăng lên.
C. Sản phẩm biên của công nhân đang giảm xuống.
D. Sản phẩm trung bình của công nhân ở mức cực đại.
-
Câu 22:
Nếu MC đang giảm, khi đó đường ATC sẽ:
A. Dốc lên
B. Ở điểm thấp nhất.
C. Dốc xuống
D. Không nhất thiết phải có quan hệ.
-
Câu 23:
Nếu có tính kinh tế theo quy mô thì:
A. Phải có lợi suất biên giảm dần.
B. Phải có lợi suất biên tăng dần.
C. Không có mối quan hệ giữa lợi suất biên và hiệu quả kinh tế theo quy mô.
D. Phải có lợi suất biên không đổi.
-
Câu 24:
Một đường ATC dài hạn có hình chữ U để biểu thị:
A. Tính kinh tế theo quy mô.
B. Tính phi kinh tế theo quy mô.
C. Lợi suất biên giảm dần.
D. Lợi suất biên tăng dần.
-
Câu 25:
Kinh nghiệm có được do kinh qua công việc:
A. Làm cho đường AC dốc xuống.
B. Làm cho đường AC dốc lên.
C. Làm cho đường chi phí biên dốc xuống.
D. Tất cả đều sai.