1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một thị trường cạnh tranh sẽ trở lên độc quyền hơn khi:
A. Chính phủ thu hồi các quy định hạn chế thương mại
B. Có các hãng nước ngoài tham gia cạnh tranh
C. Nhu cầu thị trường giảm xuống
D. Quốc hội mới thông qua quy chế về bản quyền tác giả
-
Câu 2:
Trong cạnh tranh độc quyền là gì?
A. Đầu tư để tạo ra sản phẩm hoàn hảo để chiếm thị trường của các hãng khác
B. Các hãng tăng cường quảng cáo cho hàng hóa của mình
C. Các hãng đẩy mạnh câu kết để tăng giá
D. Sử dụng các hiệp hội thương mại để tuyên truyền cho hãng
-
Câu 3:
Các hãng cạnh tranh độc quyền sẽ thu hút lợi nhuận lớn hơn nếu:
A. Bán giá như nhau ở các thị trường khác nhau
B. Giảm giá bán xuống mức giá cạnh tranh hoàn hảo để tăng thị phần
C. Tiêu chuẩn hóa sản phẩm
D. Giảm lượng bán để tăng giá bán cao hơn mức giá độc quyền
-
Câu 4:
Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường:
A. Chỉ can thiệp vào những nơi cơ thể thị trường khiếm khuyết
B. Đánh thuế người sản xuất
C. Là tham gia trực tiếp như hộ gia đình và doanh nghiệp
D. Cung cấp và quản lý nguồn tài chính
-
Câu 5:
Các nhà kinh tế phân loại hàng hóa thứ cấp là hàng hóa có điều kiện nào sau đây:
A. Độ co giãn của cầu đối với thu nhập là 1,3
B. Độ co giãn chéo của cầu đối với giá hàng hóa liên quan là -0.7
C. Độ co giãn chéo của cầu đối với giá hàng hóa liên quan là 0,1
D. Độ co giãn của cầu đối với thu nhập là -0.5
-
Câu 6:
Sự thay đổi trong cung (khác sự thay đổi trong lượng cung) của hàng hóa nào đó gây ra bởi:
A. Thay đổi trong sở thích người tiêu dùng
B. Sự thay đổi về mức thuế môn bài (thuế đóng 1 lần)
C. Số lượng người mua tăng lên
D. Thay đổi công nghệ
-
Câu 7:
Độ co giãn của cầu rất quan trọng vì nó chỉ ra rằng:
A. Càng tăng giá, lợi nhuận sẽ càng tăng
B. Phản ứng của người tiêu dùng trước những thay đổi của thị trường
C. Giảm giá sẽ làm cho người tiêu dùng nhiều hơn
D. Càng tăng giá doanh thu sẽ càng tăng
-
Câu 8:
Người tiêu dùng được coi là có lợi nhất khi lựa chọn hai hàng hóa A và B sao cho:
A. Tỷ số ngân sách chi cho A trên giá của A(MA/PB) đúng bằng tỷ số ngân sách chi cho B trên giá của B (MB/PB)
B. Độ thỏa mãn từ A đúng bằng độ thỏa dụng B
C. Độ thỏa dụng đạt được từ việc tiêu dùng A trên số tiền chi tiêu cho A đúng bằng độ thỏa dụng bình quân trên mỗi đống ngân sách chi cho B
D. Một đồng chi tiêu cho đơn vị A hoặc B cuối cùng không thể hiện sự khác nhau về độ thỏa dụng tăng thêm
-
Câu 9:
Nếu một hàng hóa được coi là thứ cấp:
A. Nếu giá hoặc thu nhập thay đổi thì không ảnh hưởng đến việc tiêu dùng nó
B. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng thì họ sẽ mua hàng hóa đó ít đi
C. Người tiêu dùng sẽ tìm cách thay thế nó bằng hàng hóa có chất lượng cao hơn
D. Khi giá của nó giảm người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn
-
Câu 10:
Để tối ưu lợi ích từ một "giỏ" gồm hai hàng hóa xa xỉ và thiết yếu, người tiêu dùng sẽ thay đổi sự lựa chọn như thế nào khi giá của hàng xa xỉ tăng:
A. Phân bổ lại ngân sách cho hai hàng hóa theo tỷ lệ lợi ích thay đổi từ việc điều chỉnh chi tiêu giữa hai hàng hóa
B. Tăng chi tiêu cho hàng xa xỉ để đảm bảo cơ cấu giỏ hàng hóa không đổi
C. Phân bố lại ngân sách cho hai hàng hóa theo tỷ lệ giá cả mới giữa chúng
D. Phân bổ lại ngân sách cho hai hàng hóa theo tỷ lệ độ thỏa dụng đạt được từ các khối lượng hai hàng hóa được tiêu dùng
-
Câu 11:
Khi giá của hàng hóa A,B và C bằng nhau, người tiêu dùng sẽ tối đa lợi ích khi:
A. Chia đều ngân sách cho ba hàng hóa
B. Phân bổ ngân sách theo tỷ lệ độ thỏa dụng đạt được từ mỗi hàng hóa
C. Mua các hàng hóa đó với một lượng cần thiết để MU (MU là lợi ích cận biên) của chúng bằng nhau
D. Không yếu tố nào đúng
-
Câu 12:
Khi một ngành bán những sản phẩm khác nhau thì nếu một hãng tăng giá của mình:
A. Sẽ phải bỏ ngành
B. Sẽ mất một số chứ không phải toàn bộ khách hàng
C. Sẽ mất tất cả khách hàng
D. Lợi nhuận sẽ tăng
-
Câu 13:
Đặt các mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau gọi là:
A. Đặt giá chiếm thị phần
B. Độc quyền tự nhiên
C. Phân biệt giá
D. Khác biệt hóa sản phẩm
-
Câu 14:
Đường cung thị trường là P = 50 + 5Q. đường cầu thị trường là P = 100- 5Q, giá và lượng cân bằng là:
A. P=10, Q=5
B. P=50, Q=2
C. P=75, Q=2
D. Không câu nào đúng
-
Câu 15:
Yếu tố nào sau đây gây ra sự vận động dọc theo đường cung về vải của thị trường:
A. Người tiêu dùng trong nước thích vải nội địa hơn trước đây
B. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất vải
C. Chính phủ thực hiện chính sách mở cửa làm cho vải nhập khẩu vào thị trường trong nước tăng
D. Công nghệ dệt được cải tiến
-
Câu 16:
Nếu cầu không co giãn, muốn tăng tổng doanh thu thì phải:
A. Giảm giá để tăng lượng bán
B. Tăng giá để giảm lượng bán
C. Tăng giá nhưng giữ nguyên lượng bán
D. Tăng giá và tăng lượng bán
-
Câu 17:
Một hãng có đường tổng chi phí là TC = 100 + 2Q + Q2
A. Chi phí cố định của hãng là 100
B. Sẽ có AVCmin khi Q = 0
C. Sẽ có AVCmin khi Q = 6
D. A và B
-
Câu 18:
Hãng cạnh tranh hoàn hảo đạt lợi nhuận cực đại khi sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó:
A. P = MC
B. MCmin
C. ATCmin
D. Không câu nào đúng
-
Câu 19:
Đường cung của hãng cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn:
A. Là đường chi phí biến đổi trung bình
B. Là đường tổng chi phí trung bình
C. Là đường chi phí cận biên phần nằm trên AVCmin
D. Là đường chi phí cận biên phần nằm trên ATCmin
-
Câu 20:
Câu nào trong các câu sau là đúng:
A. Đường doanh thu cận biên của nhà độc quyền trùng với đường giá
B. Trong độc quyền không có đường cung
C. Đường cung của nhà độc quyền là đường chi phí cận biên phần nằm trên AVCmin
D. Không câu nào đúng
-
Câu 21:
Việc tạo ra sản phẩm nào trong các sản phẩm sau ít gặp phải thất bại của thị trường nhất?
A. Giáo dục
B. Quốc phòng
C. Bánh mỳ
D. Không câu nào đúng
-
Câu 22:
Tình huống nào trong các tình huống sau không phải là tình huống xảy ra thất bại của thị trường?
A. Khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ
B. Khi có các hàng hóa công cộng
C. Khi có sự câu kết để hạn chế sản lượng
D. Không câu nào đúng
-
Câu 23:
Khi điều tiết độc quyền tự nhiên, chính phủ theo đuổi mục tiêu sau:
A. Một trong ba mục tiêu A, B, C.
B. Hiệu quả sản xuất
C. Sự công bằng
D. Không câu nào đúng
-
Câu 24:
Đối với một số hàng hóa, độ co giãn của cầu đối với thu nhập là dương. Chúng ta gọi hàng hóa đó là:
A. Hàng hóa miễn phí
B. Hàng hóa xa xỉ
C. Hàng hóa thứ cấp
D. Hàng hóa thay thế
-
Câu 25:
Nếu do thời tiết xấu, năng xuất thấp, nhưng thu nhập do ban nông sản lại cao hơn, điều đó có nghĩa là:
A. Các nhân tố nêu trong bài đều không đúng
B. Cầu co giãn hơn cung
C. Cung không co giãn; cung dịch chuyển về bên trái sẽ làm tăng bổng doanh thu
D. Cung co giãn hoàn toàn