1400+ câu trắc nghiệm Kinh tế Vi mô
Chia sẻ 1400+ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế vi mô (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên khối ngành kinh tế có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức kinh tế vi mô như hành vi của các chủ thể kinh tế trong thị trường đối với việc ra quyết định phân bổ hiệu quả các nguồn lực... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một nhà độc quyền mua trên thị trường lao động sẽ thuê __________ lao động hơn và trả cho họ một mức tiền lương __________ hơn so với người chủ chấp nhận giá trên thị trường lao động.
A. Nhiều, cao
B. Ít, cao
C. Nhiều, thấp
D. Ít, thấp
-
Câu 2:
Công ty Y là một công ty độc quyền, công ty này đang bán ở mức giá 4 USD. Chi phí biên là 3 USD và độ co dãn theo giá của cầu là – 0,6. Chúng ta có thể kết luận rằng công ty đang:
A. Tối đa hóa lợi nhuận.
B. Phải tăng sản lượng.
C. Phải giảm sản lượng.
D. Phải giảm giá.
-
Câu 3:
Trung Nguyên là một công ty độc quyền, đang thuê lao động trên thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo. Quy tắc thuê lao động là sẽ thuê lao động đến mức mà ở đó tiền lương bằng với:
A. Doanh thu biên.
B. Doanh thu sản phẩm biên.
C. Sản phẩm biên.
D. Chi phí biên về lao động.
-
Câu 4:
Trong cạnh tranh độc quyền, các công ty đạt được quyền lực thị trường ở một mức độ nào đó nhờ:
A. Bành trướng thị phần lớn hơn.
B. Hợp nhất với các công ty khác thành một Carten.
C. Thiết lập các rào cản xuất ngành.
D. Phân biệt sản phẩm.
-
Câu 5:
Không giống như một công ty độc quyền, một công ty cạnh tranh độc quyền sẽ:
A. Không bao giờ đạt được chi phí trung bình tối thiểu trong dài hạn.
B. Có thể bán cho nhiều người mua.
C. Có một đường doanh thu biên dốc xuống.
D. Có thể kiếm được lợi nhuận kinh tế dương trong ngắn hạn nhưng không thể trong dài hạn.
-
Câu 6:
Nếu các độc quyền nhóm Câu kết, kết quả sẽ giống như một ngành:
A. Cạnh tranh độc quyền.
B. Cạnh tranh hoàn hảo.
C. Độc quyền.
D. Sử dụng việc lãnh đạo giá.
-
Câu 7:
Một cá nhân sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi:
A. Lợi ích biên bằng với chi phí biên của xã hội.
B. Lợi ích biên bằng với chi phí khắc phục tổn thất xã hội.
C. Chi phí biên xã hội bằng với chi phí biên cá nhân.
D. Lợi ích biên bằng với chi phí biên cá nhân.
-
Câu 8:
Chênh lệch bù trừ vào lương được miêu tả tốt nhất như là:
A. Những khoản trợ cấp của Chính phủ cho các hộ nghèo để nâng cao tiêu chuẩn sống của họ.
B. Chênh lệch về lương do chênh lệch về vốn nhân lực.
C. Chênh lệch về lương do chênh lệch về điều kiện làm việc.
D. Chênh lệch về lương do chênh lệch về năng suất lao động.
-
Câu 9:
Đối với một công ty cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu sản phẩm biên của lao động bằng với:
A. Sản phẩm biên nhân với giá thuê lao động.
B. Sản phẩm biên nhân với giá sản phẩm.
C. Mức thay đổi trong quỹ lương chia cho số lao động.
D. Mức thay đổi trong quỹ lương chia cho mức thay đổi lao động.
-
Câu 10:
Chi phí cơ hội xuôi theo đường giới hạn khả năng sản xuất lồi phải:
A. Dương và tăng dần.
B. Dương và giảm dần.
C. Âm và tăng dần.
D. Âm và giảm dần.
-
Câu 11:
Điều nào trong số các điều dưới đây ít phù hợp nhất với khái niệm hàng hóa công?
A. Điều trị thuốc men cho trẻ em thóa hóa cơ Delta.
B. Khu công viên quốc gia.
C. Lực lượng cảnh sát.
D. Lực lượng quốc phòng.
-
Câu 12:
Khi sản phẩm biên giảm xuống thì:
A. Chi phí trung bình tăng lên.
B. Chi phí biên tăng lên.
C. Chi phí biên giảm xuống.
D. Chi phí trung bình giảm xuống.
-
Câu 13:
Doanh thu biên được định nghĩa như là:
A. Sản lượng chia cho tổng doanh thu.
B. Mức thay đổi trong sản lượng chia cho tổng doanh thu.
C. Sản lượng chia cho mức thay đổi trong tổng doanh thu.
D. Mức thay đổi trong tổng doanh thu chia cho mức thay đổi trong sản lượng.
-
Câu 14:
Khoản thuế được thu cùng một lượng tiền từ mỗi người bất kể mức thu nhập của họ được gọi là:
A. Thuế lũy tiến.
B. Thuế tỷ lệ.
C. Thuế lũy thoái.
D. Bất bình đẳng theo chiều ngang.
-
Câu 15:
Thặng dư tiêu dùng có thể đo bằng phần diện tích nằm giữa đường cầu và:
A. Trục hoành (trục số lượng).
B. Đường cung.
C. Đường nằm ngang ở mức giá.
D. Đường thẳng đứng ở số lượng được cầu.
-
Câu 16:
Một đường ngân sách của người tiêu dùng (hai hoại hàng hóa) có độ dốc biểu thị:
A. Mức chênh lệch giá giữa hai hàng hóa.
B. Chi phí cơ hội của việc sử dụng thu nhập.
C. Giá tương đối giữa hai hàng hóa.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 17:
Chi phí biến đổi bình quân (AVC) bằng:
A. MC + AFC
B. TVC tính theo đơn vị lao động.
C. ATC + AFC
D. MC ở điểm cực tiểu của AVC
-
Câu 18:
Một mức giá trần được áp đặt cho thị trường có thể dãn đến:
A. Dư cung.
B. Dư cầu
C. Không có dư cầu cũng không có dư cung.
D. Thanh toán được chợ đen.
-
Câu 19:
Một sự tăng lên trong cầu có hàm ý rằng:
A. Người tiêu dùng thực sự mua nhiều hàng hóa hơn.
B. Người tiêu dùng mong muốn mua nhiều hàng hóa hơn ở mỗi mức giá.
C. Thị thiếu của người tiêu dùng nhất thiết là đã thay đổi.
D. Có một sự thay đổi trong hành vi cung ứng của những nhà sản xuất.
-
Câu 20:
Tính hợp lý về kinh tế có nghĩa là
A. Cung cấp một khuôn khổ từ đó tiếp cận các vần đề đặt ra.
B. Cung cấp các vấn đề đặt ra
C. Chỉ được sử dụng bởi các nhà kinh tế học.
D. Chỉ được áp dụng trong kinh doanh.
-
Câu 21:
Bạn mua cổ phiếu A với giá 10 USD, cổ phiếu B với giá 50 USD. Giá của mỗi cổ phiếu lúc này là 20 USD. Giả sử không có thuế, cổ phiếu nào bạn phải bán nếu bạn đang cần tiền?
A. Cổ phiếu
B. Cổ phiếu B.
C. Bạn không bận tâm.
D. Bản phải bán cả hai với số lượng bằng nhau.
-
Câu 22:
Trong khi ra quyết định kinh tế bạn phải xem xét:
A. Chi phí biên và lợi ích biên.
B. Chi phí biên và lợi ích trung bình.
C. Chi phí trung bình và lợi ích trung bình.
D. Tổng chi phí và tổng lợi ích (bao gồm cả chi phí và lợi ích quá khứ).
-
Câu 23:
“Trong những điều kiện cho trước nhất định, thị trường thực hiện những kết cục hiệu quả” là một:
A. Phát biểu thực chứng
B. Phát biểu chuẩn tắc.
C. Phát biểu kinh tế – xã hội.
D. Phát biểu chủ quan.
-
Câu 24:
Quy luật cầu phát biểu rằng:
A. Càng nhiều hàng hóa được cầu khi giá của nó càng cao hơn, các yếu tố khác không đổi.
B. Người ta luôn muốn có nhiều hơn.
C. Càng nhiều hàng hóa được cầu khi giá của nó càng thấp hơn, các yếu tố khác không đổi.
D. Bạn không thể nhận được những gì bạn muốn ở mức giá bạn đặt ra.
-
Câu 25:
Nếu thời tiết trở nên rất nóng, điều gì nó sẽ xảy ra?
A. Cung về mày điều hòa sẽ tăng.
B. Số lượng được cầu về mày điều hòa sẽ tăng.
C. Cầu về mày điều hòa sẽ tăng.
D. Chất lượng máy điều hòa đòi hỏi cao hơn.